callpc

Trinh nữ hoàng cung - Thành phần và Tác dụng sinh học

Nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của Trinh nữ hoàng cung

    Trinh nữ hoàng cung là bài thuốc quý được dân gian sử dụng nhiều để chữa bệnh phụ khoa rất hiệu quả, nhận được sự chú ý không nhỏ của khoa học hiện đại.

    Trinh nữ hoàng cung

    Trinh nữ hoàng cung còn có tên gọi khác là náng lá rộng, tỏi lơi lá rộng. Danh pháp khoa học là Crinum latifolium, thuộc họ thủy tiên Amaryllidaceae.

    Thời xưa, loại cây này được dùng cho tầng lớp quý tộc. Ngự y dùng lá cây trinh nữ hoàng cung để điều trị bệnh cho các thiếu nữ còn trinh tiết nên mới có tên gọi như thế này. Dân gian thường dùng lá trinh nữ hoàng cung để chữa các bệnh về u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt,…

    (Xem thêm: Tác dụng của cao Trinh nữ hoàng cung đối với bệnh u xơ tử cung và u xơ tuyến tiền liệt)

    Nghiên cứu về thành phần hóa học của Trinh nữ hoàng cung

    Năm 1984, nhà khoa học người Ấn Độ có tên là Ghosal đã phân lập và xác định từ hoa Trinh nữ hoàng cung có một glucoalcaloid tên là latisolin, sau khi thủy phân thu được aglycon có tên latisodin. Ngoài ra, khi cây đang ra hoa thì thân cây có chứa 2 alcaloid là pratosin, pratorimin và các thành phần khác như ambelin, pratonmin và lycorin. Năm 1986, Ghosal còn công bố kết quả tách từ Trinh nữ hoàng cung một số dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư như: Crinafolidine và crinafoline, các dẫn chất này đã được thử nghiệm trên tế bào ung thư và cho kết quả dương tính. Năm 1989, Ghosal tiếp tục có các thử nghiệm thành công, chiết được từ dịch ép cán hoa trinh nữ hoàng cung hai alkaloid là 2-epipancrassidin và 2-epilycorin.

    Các nhà khoa học Nhật Bản cũng nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung và có nhiều nghiên cứu thành công. Điển hình là việc tìm ra một số alkaloid khác như hamayne, crinam.

    Một nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm và cộng sự về Trinh nữ hoàng cung cũng đã tìm ra những alkaloid như: crimane-3a-ol, 9-octadecenanine, dihydro-oxo- demethoxyhaemanbthamine,……

    Tổng hợp các nghiên cứu chỉ ra rằng, cây Trinh nữ hoàng cung có chứa tới 32 loại alkaloid khác nhau, mặc dù vậy không phải loại nào cũng có tác dụng.

    Nghiên cứu về tác dụng sinh học của Trinh nữ hoàng cung

    Bên cạnh các nghiên cứu về mặt thành phần hóa học, các nghiên cứu về sinh học của cây cũng được thực hiện. Các nhà khoa học nhận định rằng tác dụng sinh học của các alkaloid trong cây thuộc họ Amaryllidaceae khá rộng, có những alkaloid có tác dụng chống ung bướu, chống nhiễm khuẩn và kích thích miễn dịch.

    Yui và cộng sự của mình đã chứng minh tác dụng của lycorine – một alkaloid có trong cây Trinh nữ hoàng cung, có tác dụng kích thích hoạt động và phát triển của tế bào lympho T trong ống nghiệm và cả trên sinh vật.

    Một nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm và nhóm cộng sự đã chứng minh rằng dịch chiết nóng từ lá của cây trinh nữ hoàng cung ở nước ta có khả năng kích thích sản sinh tế bào lympho T và kích thích sản sinh trực tiếp các tế bào CD3+T, CD4+T trong ống nghiệm.

    Các alkaloid từ cây Trinh nữ hoàng cung là crinafolidine và crinafolien đã được Ghosal nghiên cứu thử nghiệm về tác dụng chống ung thư và cho kết quả dương tính.

    (Xem thêm: Trinh nữ hoàng cung - Hy vọng mới cho người ung thư)

    Một nghiên cứu tại bệnh viện hữu nghị Việt-Xô trên 158 bệnh nhân u xơ tử cung và u xơ tuyến tiền liệt cho hiệu quả rất tốt.

    Mặc dù vậy, các nhà khoa học cũng khuyến cáo, các thành phần hoạt chất trong trinh nữ hoàng cung rất dễ bị biến đổi khi nuôi trồng, điều kiện khác nhau khí hậu, đất đai, từ đó cho hàm lượng dinh dưỡng nuôi cây khác nhau dẫn đến hàm lượng hoạt chất trong cây cũng không giống nhau. Vì vậy, không phải cây trinh nữ hoàng cung nào cũng cho hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Với những cây hàm lượng hoạt chất có tác dụng sinh học không cao sẽ không đạt hiệu quả điều trị nếu chỉ sử dụng liệu lượng như bình thường.

    Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp

    Nguyên liệu ngành Dược & Thực phẩm chức năng

    Có thể bạn quan tâm:

     
    Contact Me on Zalo