callpc

Thành phần hoạt chất làm nên tác dụng của Cao Diệp hạ châu

Thành phần hoạt chất làm nên tác dụng của Cao Diệp hạ châu

    Việt Nam là một trong những nước có tài nguyên cây thuốc phong phú và đa dạng. Hiện nay, xu hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược để điều trị các bệnh mạn tính, thời gian sử dụng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, tiểu đường, đặc biệt là bệnh viêm gan trở nên ngày càng phổ biến. Dân gian từ ngàn xưa đã sử dụng rất nhiều vị thuốc sẵn có để chữa các bệnh gan mật và bệnh viêm gan mạn có hiệu quả như: rau má, bông mã đề, nghệ, quả dành dành, actiso, cà gai leo, cây chàm tía... Trong số các vị thuốc hay được sử dụng để điều trị bệnh viêm gan thì Diệp hạ châu là một vị nổi bật. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về những hoạt chất làm nên tác dụng hỗ trợ điều trị viên gan của Diệp hạ châu.

    1. Tình hình mắc viêm gan trên thế giới và ở Việt Nam

    Trên thế giới có khoảng 2 tỉ người mắc viêm gan virus B, trong đó có khoảng 350 triệu người chuyển sang giai đoạn mạn tính, nó gây ra 500.000- 1,2 triệu ca tử vong mỗi năm.

    Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao (10-20%). Để điều trị viêm gan B, bên cạnh những thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa dược và công nghệ sinh học thì những thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ cũng được quan tâm. Nhiều loài cây được nghiên cứu và áp dụng trong điều trị viêm gan B, đáng phải kể đến các cây thuộc chi Phyllanthus (họ Thầu dầu- Euphorbiaceae) như Phyllanthus urinaria (Diệp hạ châu ngọt), Phyllanthus amarus (Diệp hạ châu đắng).

    >>> Xem thêm: Phòng bệnh gan hiệu quả nhờ Diệp hạ châu

    2. Thành phần hóa học trong Diệp hạ châu/Cao Diệp hạ châu

    Ở Việt Nam có 44 loài thuộc chi Phyllanthus, trong đó 2 loài được chú ý hơn cả là Diệp hạ châu ngọt (Phyllanthus urinaria) và Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus). Diệp hạ châu là tên chung của 2 loài này.

    Diệp hạ châu ngọt

    Diệp hạ châu ngọt (Phyllanthus urinaria L.)

    Diệp hạ châu đắng

    Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schum.et Thonn)

    Về hình dáng bên ngoài của 2 loại Diệp hạ châu căn bản là giống nhau, chỉ có màu sắc của thân cây Diệp hạ châu ngọt là có màu tím đỏ, chiều cao trung bình cây ngắn hơn: 10-12cm. Cả 2 loại đều có đặc điểm:

    • Cây thảo, sống hàng năm hay sống dai, cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm, thân nhẵn
    • Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm; cuống lá rất ngắn.
    • Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc; hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn; hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.
    • Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai; hạt hình 3 cạnh.
    • Mùa hoa: tháng 4 – 6; mùa quả: tháng 7 – 9

    Cách phân biệt 2 loại cây này:

    Đặc điểm

    Diệp hạ châu đắng

    Diệp hạ châu ngọt

    Thân

    Thân có màu xanh

    Thân có màu tím đỏ

    Quả

    Nhẵn

    Sần sùi, có nhiều nốt như mụn nhỏ li ti

    Cuống

    Có nhiều cuống ở phần gốc

    Cuống phân bố đều trên thân

     

    Cao toàn phần Diệp hạ châu được phân lập, nghiên cứu. kết quả phân tích các thành phần hóa học trong Cao Diệp hạ châu bao gồm:

    • Triterpen: Stigmasterol, daucosterol, Sigmasterol- 3- O- β- glucoside, β- sitosterol, β- amyrin, …
    • Acid hữu cơ: acid succinic, acid ferulic, acid dotriancontanic, acid hecxacosanoic, …
    • Tannin: acid elagic, acid galic, …
    • Flavonoid: Kaempferol, Quercetin, Rutin, …
    • Lignan: Phyllanthin, Hypophyllanthin, Niranthin, Nirtetralin, Phyltetralin, …

    Ngoài ra, trong Diệp hạ châu ngọt có thêm acid phenolic, coderacin

    Các nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng cho thấy các hoạt chất trong Cao Diệp hạ châu có rất nhiều tác dụng trên gan, thận, cụ thể:

    • Phyllanthin, Hypophylanthin và Polyphenol có khả năng kháng virus, ức chế DNA polymerase và sự phiên mã mRNA của virus viêm gan
    • Phyllanthin có tác dụng làm giãn cơ, đặc biệt là đối với cơ quan bài tiết, làm mòn sỏi ở đường tiết niệu (thận và bàng quang).
    • Acid gallic có tác dụng bảo vệ tế bào gan và chống oxy hóa.
    • Tác dụng giảm đau của Phyllanthus đã được các nhà khoa học Brazil cho là do acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid như beta sitosterol và stigmasterol.
    • Các acid phenolic, coderacin trong Diệp hạ châu ngọt còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả.

    Cao Diệp hạ châu được chiết xuất từ 100% dược liệu Diệp hạ châu đạt tiêu chuẩn chất lượng, chứa hoạt chất như phyllathin, hypophyllanthin với hàm lượng cao giúp tăng cường khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.

    >>> Xem thêm: Diệp hạ châu và những tác dụng dược lý

    3. Những lưu ý khi sử dụng Cao Diệp hạ châu

    Diệp hạ châu nói chung cũng như Cao Diệp hạ châu nói riêng là một vị thuốc quý, tác dụng hiệu quả trên những bệnh nhân mắc bệnh về gan. Nhưng sử dụng cao Diệp hạ châu như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu thì bệnh nhân nên tham khảo khuyến cáo của bác sĩ, cũng như khám xét thường xuyên để dùng cao diệp hạ châu được đúng phác đồ điều trị, tránh gây thêm những bệnh không đáng có.

    Người không có bệnh về gan cũng không nên dùng Cao Diệp hạ châu để phòng bệnh hay để tăng cường chức năng gan.

    Dù chưa có báo cáo gì về tác dụng bất lợi của Cao Diệp hạ châu nhưng cũng cần thận trọng, không sử dụng trong thời gian quá dài. Sử dụng Cao Diệp hạ châu cần kết hợp với chế độ ăn hạn chế đồ nóng, không sử dụng bia rượu, ăn ít mỡ, nhiều rau quả, tăng vận động để thuốc có tác dụng nhanh và tốt nhất.

     


    Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Nguyên là đơn vị cung cấp Cao Diệp hạ châu đắng với hàm lượng phyllanthin đạt tiêu chuẩn dược điển Việt nam 5. Quý công ty có nhu cầu xin mời liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN

    Hotline CSKH: 0947.805.345 | Email: info@thiennguyen.net.vn

    Thiên Nguyên – Đồng hành cùng Doanh nghiệp

    Nguyên liệu ngành Dược & TPCN

     
    Contact Me on Zalo