callpc

Diệp hạ châu và những tác dụng dược lý

Trong dân gian từ xa xưa đã sử dụng diệp hạ châu để chữa các bệnh thông thường, đặc biệt là các bệnh gan. Ngày nay, nhờ những tiến bộ vượt bậc, các nhà khoa học đã chứng minh được tác dụng dược lý của diệp hạ châu và đồng thời cũng mở ra hướng phát triển của các dạng thuốc cũng như thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ dược liệu.

    Các đề tài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra một số tác dụng dược lý của diệp hạ châu như sau:

    Điều trị viêm gan

    Tại Việt Nam, đã có khá nhiều nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của Diệp hạ châu được tiến hành. Nổi bật trong số đó là nghiên cứu của TS. Lê Võ Định Tường - Học Viện Quân Y  (1990 - 1996) đã thành công với chế phẩm Hepamarin có nguồn gốc từ  diệp hạ châu (tên khoa học là Phyllanthus amarus); nghiên cứu của bột Phyllanthin (2001) của TS. Trần Danh Việt, TS. Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược Liệu).

     >> Xem thêm: Phòng bệnh gan hiệu quả nhờ diệp hạ châu

     Tác dụng trên hệ thống miễn dịch

    Năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản  đã phát hiện ra tá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri theo cơ chế kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV. Năm 1996,  các  nhà khoa học Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb đã chiết xuất được hoạt chất có tác dụng này từ diệp hạ châu và đặt tên là “Nuruside”.

    diệp hạ châu

    Tác dụng giải độc, kháng viêm

    Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ từ xa xưa đã dùng Diệp hạ châu để trị các chứng lở loét, mụn nhọt, đinh râu, rắn cắn, giun. Ngoài ra ở Java, Ấn Độ, người dân còn dùng để chữa bệnh lậu. Theo kinh nghiệm dân gian của Malaysia, diệp hạ châu thường dùng để trị các chứng viêm da, viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, giang mai, ...

    Nghiên cứu tác dụng dược lý của diệp hạ châu tại Viện Dược liệu Việt Nam (1987 - 2000) cho thấy diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm. khi dùng liều 10 - 50g/kg.

    Điều trị các bệnh đường tiêu hóa

    Diệp hạ châu có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, kích thích trung tiện. Haiti, Java dùng diệp hạ châu để trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Ấn Độ dùng để trị các bệnh viêm gan, vàng da, táo bón, kiết lỵ, viêm đại tràng, thương hàn.

    Bệnh đường hô hấp

    Ấn Độ từ lâu đã sử dụng diệp hạ châu để trị ho, lao, viêm phế quản, hen phế quản,...

    Tác dụng giảm đau

    Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã phát hiện tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của một vài loài Phyllanthus, trong đó có diệp hạ châu - Phyllanthus niruri. Tác dụng giảm đau của diệp hạ châu mạnh gấp 4 lần hơn indomethacin và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác dụng này được chứng minh là do sự có mặt của acid gallic, hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) và ester ethyl có trong Diệp hạ châu.

    Tác dụng lợi tiểu

    Y học cổ truyền ở một số nước trên thế giơi từ xa xưa đã sử dụng diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Ở Việt Nam, lần đầu tiên diệp hạ châu được sử dụng trong điều trị xơ gan cổ trướng  tại Viện Đông y Hà Nội  vào năm 1967.  Nhờ vào nghiên cứu chống co thắt cơ vân và cơ trơn từ hoạt chất phyllan thoside trong diệp hạ châu của nhóm tác giả trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil,1984) các nhà khoa học đã giải thích  được hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật của dược liệu này.

     Điều trị tiểu đường

    Tác dụng giảm đường huyết của diệp hạ châu đã được kết luận vào năm 1995. Nồng độ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đã giảm đáng kể khi uống diệp hạ châu trong 10 ngày.

    Nhờ những nghiên cứu về tác dụng dược lý, hiện nay diệp hạ châu đã và đang được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày dưới các dạng bào chế đa dạng như trà túi lọc, cao lỏng, cao khô,…và đặc biệt các thực phẩm chức năng với thành phần chính là diệp hạ châu đang ngày càng được ưa chuộng ở thị trường trong nước.

    >> Xem thêm: Diệp hạ châu - Thành phần quan trọng trong các bài thuốc quý

      DMCA.com Protection Status