callpc

Sử dụng nhiều cà gai leo có tốt hay không?

Sử dụng nhiều cà gai leo có tốt hay không?

    Cà gai leo - vị thuốc được biết đến với nhiều tác dụng tốt,  đặc biệt trong hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng cao cà gai leo chứa các hoạt chất giúp làm giảm tiến triển trên bệnh nhân xơ gan, hỗ trợ điều trị viêm gan virus B, làm giảm nhanh các triệu chứng vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn, đau tức hạ sườn phải của các bệnh về gan… Bởi những tác dụng có lợi trên gan nên cà gai leo được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng hàng ngày. Vậy dùng cà gai leo mỗi ngày có thực sự tốt?

    Hình ảnh cây cà gai leo

    Hình ảnh cây Cà gai leo

    Cà gai leo (Solanum hainanense Hance. hoặc Solanum procumbens Lour.), họ Cà (Solanaceae) được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau : Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm, chè nam (Tày), b’rongoon (Ba Na)

    Đặc điểm nhận biết

    Cây mọc leo lên thân cây khác hoặc bò dưới mặt đất, cây được phân thành nhiều nhánh nhỏ, có thể dài tới tận 6m. Thân nhẵn, hóa gỗ, phân thành nhiều nhánh nhỏ. Lá mọc so le nhau, mặt trên có gai, mặt dưới có lông, có hình dáng thuôn dài hoặc bầu dục. Hoa màu trắng hoặc hơi tím, chụm lại với nhau từu 3 – 5 hoa, đài có lông, xẻ thành 4 thùy hình tam giác nhọn. Thông thường hoa cà gai leo nở vào tháng 4 – 6 hàng năm. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ mọng rất đẹp mắt, trơn nhẵn, cuống dài. Hạt hình dẹt màu vàng.

    Tiêu chuẩn định lượng cà gai leo

    Hàm lượng glycoalkaloid toàn phần trong dược liệu không được thấp hơn 0.1% tính theo Solasodin (C27H43NO2) tính trên dược liệu khô kiệt. (Theo Dược điển Việt Nam V)

    >>> Xem thêm: Phân biệt cây cà gai leo với các loại cây dễ nhầm lẫn

    Tác dụng dược lý của hoạt chất trong cà gai leo

    • Theo y học cổ truyền: cà gai leo có tính ấm, vị hơi the, đắng, hơi có độc. Công năng phát tán phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu. Chủ trị: Phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, ho khan, ho gà, dị ứng, xơ gan, viêm nhiễm quanh răng.

    >>>Xem thêm: Bài thuốc dân gian từ cà gai leo

    • Theo phương pháp phân tích hiện đại: Thành phần hóa học trong cao cà gai leo chứa các alkaloid, glycoalkaloid, saponin, flavonoid,… trong đó chiếm tỷ lệ lớn hơn cả là glycoalkaloid (solasodin).

    Công thức cấu tạo của solasodin

    Công thức cấu tạo của solasodin

    Các tác dụng dược lý của glycoalkaloid trong cao cà gai leo đã được chứng minh bằng các bằng chứng khoa học trong các công  trình nghiên cứu lớn:

    • Ức chế sự phát triển xơ gan, chống viêm, bảo vệ gan phục hồi chức năng gan, hỗ trợ điều trị viêm gan virus B, xơ gan.
    • Có tác dụng trên hệ miễn dịch, trên tế bào ung thư, trên gen gây ung thư của virus và gen ức chế ung thư p53 và Rb.

    Ngoài ra cà gai leo còn có tác dụng giải rượu rất tốt.

    >>> Xem thêm: Cà gai leo - Tác dụng với gan dưới góc nhìn khoa học

    Sử dụng cao cà gai leo nhiều có tốt không?

    Sử dụng cà gai leo nhiều có tốt không là thắc mắc của nhiều người. Theo kết quả của công trình nghiên cứu liên quan tới tác dụng của cao cà gai leo cho thấy không tìm ra bất kỳ tác dụng phụ nào  với sức khỏe vì vậy việc sử dụng nhiều không gây hại tới cơ thể.

    Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng cà gai leo. Sử dụng cà gai leo để chữa bệnh cần tuân thủ theo liều lượng nhất định, tránh gây ra tác dụng  không mong muốn. Khi sử dụng quá liều lượng khuyến cáo và trong thời gian dài dễ gây ngộ độc. Bởi vậy,  khi sử dụng cao cà gai leo để điều trị các bệnh về gan bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

    Cách sử dụng cà gai leo hiệu quả

    Đối với người bình thường sử dụng cà gai leo để bảo vệ sức khỏe và tăng cường chức năng gan thì nên dùng với liều lượng 20 – 30gram/1 ngày.

    Những người sử dụng cà gai leo trong điều trị các bệnh về gan có thể dùng khoảng 100g hàng ngày, có thể kết hợp với các vị thuốc khác phối hợp cùng như mật nhân, diệp hạ châu, giảo cổ lam…để nâng cao hiệu quả điều trị

    Các loại chế phẩm cà gai leo trên thị trường hiện nay

    Cà gai leo có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân viêm gan virus, xơ gan vì vậy có nhiều công ty dược phẩm đã phát triển dòng sản phẩm về cà gai leo, đáng phải kể đến đó là:

    Cao lỏng/đặc cà gai leo: Dược liệu  Cà gai leo sấy khô, sau khi rửa sạch được đưa vào dây chuyền nấu cao theo mô hình khép kín, đảm bảo sản phẩm cô đặc, giữ được dược tính mạnh. Cao dạng lỏng, hơi sền sệt, có mùi thơm đặc trưng, độ ẩm dưới 30%, có thể dùng trực tiếp hoặc pha với nước ấm

    Cao khô cà gai leo: Cà gai leo sau khi được nấu cô đặc (cao lỏng) được đưa đi phun sấy tạo thành cao khô dạng bột, mùi thơm đặc trưng. Cao khô cà gai leo có thể dùng uống trực tiếp hoặc sử dụng làm thành phần nguyên liệu trong các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.

    Ngoài ra cà gai leo còn có một số chế phẩm dùng trực tiếp khác như:

    Cà gai leo vi sao hoặc sao vàng: ngày dùng 20- 30g, sắc lấy nước uống

    Trà cà gai leo: Trà dạng túi lọc hoặc hòa tan, thành phần gồm cà gai leo được sấy khô, xay nhỏ, hãm lấy nước uống hàng ngày.

     


     

    Cà gai leo hiện được nhiều công ty, trang trại đầu tư trồng và ứng dụng rộng rãi, đặc biệt trong ngành thực phẩm chức năng. Với ưu thế sở hữu dây chuyền sản xuất cao khô/cao lỏng dược liệu hiện đại, đạt chuyển GMP, Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Nguyên tự hào là nhà phân phối các loại cao khô, cao lỏng Cà gai leo nguyên chất, đáp ứng được yêu cầu sản xuất của Quý khách hàng.

    Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

    Hotline CSKH: 0947 805 345 | Email: info@thiennguyen.net.vn

    Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp

     
    Contact Me on Zalo