Nguyên liệu chiết xuất cam thảo GutGard® giúp bảo vệ và làm giảm viêm loét dạ dày
Bệnh loét dạ dày (bao gồm cả loét dạ dày và loét tá tràng) đang chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng dân số nước ta, độ tuổi của loét dạ dày tá tràng ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng chủ yếu là do 2 nguyên nhân chính:
- Căng thẳng, chế độ ăn không hợp lý, hút thuốc và sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
- Bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).
Sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công (axit, pepsin và Helicobacter pylori) và các yếu tố bảo vệ (mucin, prostaglandin, bicarbonate, oxit nitric và các yếu tố tăng trưởng) sẽ tạo ra những vết loét trên bề mặt đường tiêu hóa và niêm mạc dạ dày.
Có 2 cách tiếp cận chính để điều trị loét dạ dày tá tràng là giảm sản xuất acid dịch vị và tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày. Cam thảo, rễ và thân rễ của Glycyrrhiza glabra có lịch sử tiêu thụ trong 6000 năm qua. Rễ có tác dụng long đờm, lợi tiểu, trị chứng khó tiêu, an thần hạ sốt, chống viêm, kháng khuẩn và giải lo âu. Gần đây chiết xuất cam thảo còn được chứng minh là có thể tiêu diệt được vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).
Chiết xuất cam thảo (Glycyrrhiza glabra) được coi là một vị thuốc tuyệt vời cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, nó đã được báo cáo lâm sàng và tiền lâm sàng về khả năng chống loét. Tuy nhiên, do tác dụng phụ của hợp chất axit glycyrrhetinic trong cam thảo (gây tăng huyết áp, giữ nước và hạ kali máu) nên Công ty Natural Remedies Pvt. Ltd, Bangalore đã phát triển nguyên liệu GutGard®, một chiết xuất từ rễ cây cam thảo chuẩn hóa với hoạt chất Glycyrrhizin được kiểm soát < 0.5% giúp hạn chế các tác dụng phụ của chiết xuất cam thảo gây ra.
Một thử nghiệm được thực hiện trên chuột để đánh giá hiệu quả chống loét dạ dày tá tràng của chiết xuất cam thảo GutGard® thông qua 2 chỉ số:
- Giảm tiết acid dịch vị thông qua tổng lượng acid trong dạ dày
- Bảo vệ dạ dày thông qua chỉ số vết loét.
Trong thí nghiệm, chiết xuất cam thảo GutGard® được sử dụng với liều 12.5mg/kg, 25mg/kg, 50mg/kg và được so sánh với đối chứng dương là Omeprazole với liều sử dụng 10mg/kg. Chuột được gây loét dạ dày bằng cách thắt môn vị, stress bằng khí lạnh hoặc dùng indomethacin 40mg/kg.
Ở thí nghiệm gây loét dạ dày bằng thắt môn vị, kết quả cho thấy:
Tổng lượng acid dịch vị ở nhóm có sử dụng chiết xuất cam thảo GutGard® giảm đáng kể (tùy theo liều lượng sử dụng) so với nhóm đối chứng âm. Lượng acid dịch vị tiết ra ở nhóm sử dụng chiết xuất cam thảo GutGard® (liều 50mg/kg) giảm đi 52% so với nhóm không sử dụng (nhóm đối chứng âm). Tác dụng ức chế tiết acid dịch vị tương đương 60% Omeprazole.
Thống kê cho thấy diện tích vết loét ở nhóm có sử dụng chiết xuất cam thảo GutGard® liều 50mg/kg còn bé hơn so với nhóm có sử dụng Omeprazole, tức là tác dụng bảo vệ dạ dày của chiết xuất cam thảo GutGard® ngang bằng thậm chí tốt hơn cả Omrprazole.
Ngoài ra các chỉ số khác như giảm thể tích các chất chứa trong dạ dày hoặc tăng nồng độ pH trong dạ dày cũng thể hiện các tín hiệu tích cực ở trên nhóm có sử dụng nguyên liệu GutGard® chiết xuất cam thảo, góp phần hạn chế các điều kiện gây ra loét dạ dày tá tràng.
Hình 1: Nguyên liệu chiết xuất cam thảo GutGard® chống loét dạ dày tá tràng thông qua thử nghiệm gây loét bằng thắt môn vị
Ở thí nghiệm gây loét dạ dày bằng stress khí lạnh và indomethacin, kết quả cho thấy:
Khả năng làm tăng nồng độ pH của dịch dạ dày ở nhóm có sử dụng chiết xuất cam thảo GutGard® tốt hơn so với không sử dụng. Trong khi Omeprazole làm tăng pH dịch dạ dày từ 2 lên 6.5 thì nhóm có sử dụng nguyên liệu GutGard®chiết xuất cam thảo làm tăng pH dịch dạ dày lên 3.67 ở liều 12.5mg/kg thể trọng trong thử nghiệm gây loét dạ dày bằng stress khí lạnh và liều 50mg/kg thể trọng gây loét dạ dày bằng Indomethacin, tác dụng tương đương 37% so với Omeprazole.
Diện tích vết loét bị gây ra ở nhóm gây loét dạ dày bằng stress khí lạnh, chiết xuất cam thảo GutGard® cũng giảm làm giảm diện tích vết loét so với nhóm không sử dụng (nhóm chứng âm). Trong khi nhóm chứng âm vết loét bị tăng từ 0.33 lên 29.67 thì nhóm dùng Omeprazole chỉ bị tăng từ 0.33 lên 0.67. Đối với chiết xuất cam thảo GutGard® tác dụng này thể hiện tốt nhất ở liều 50mg/kg. Ở liều này, diện tích vết loét chỉ tăng từ 0.33 lên 0.5 đánh giá tốt hơn cả Omeprazlone.
Tuy nhiên ở thử nghiệm gây loét dạ dày bằng Indomethacin thì nhóm chứng âm làm tăng diện tích vết loét từ 0.83 lên 71.5 trong khi Omeprazole chỉ làm tăng diện tích vết loét từ 0.83 lên 2.83. Đối với chiết xuất cam thảo GutGard®, tác dụng này thể hiện tốt nhất ở liều 25mg/kg thể trọng. Ở liều này, diện tích vết loét chỉ tăng từ 0.83 lên 15, thấp hơn nhiều so với nhóm chứng âm, tác dụng tương đương 82% Omeprazole.
Hình 2: Chiết xuất cam thảo GutGard® chống loét dạ dày tá tràng thông qua thử nghiệm gây loét dạ dày bằng stress khí lạnh |
Hình 3: Chiết xuất cam thảo GutGard®d chống loét dạ dày tá tràng thông qua thử nghiệm gây loét dạ dày bằng indomethacin |
Như vậy, các kết quả nghiên cứu trên đã chứng minh rằng: nguyên liệu GutGard® chiết xuất cam thảo có tác dụng chống lại loét dạ dày tá tràng gây ra bởi thắt môn vị, stress căng thẳng và thuốc chống viêm không steroide (NSAID). chiết xuất cam thảo GutGard® ở các mức liều 12,5, 25 và 50 mg/kg làm giảm đáng kể thể tích các chất chứa trong dạ dày, tổng độ axit, chỉ số loét và tăng pH dịch vị. Những kết quả điều trị trên mở ra một cơ hội điều trị mới cho những bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng bằng các chiết xuất đi từ dược liệu.
Tài liệu tham khảo:
- Anti-ulcer and antioxidant activity of GutGardTM
Nguyên liệu GutGard® chiết xuất cam thảo - Tiêu diệt vi khuẩn H.pylori, giảm viêm loét dạ dày, tá tràng, phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Nguyên, ứng dụng trong sản xuất Dược và Thực phẩm chức năng. Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website: https://thiennguyen.net.vn hoặc liên hệ hotline 0947.805.345 |