callpc

Cẩm nang về bệnh tiểu đường

Tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh tiểu đường.

    1. Tiểu đường là bệnh gì?

    Tiểu đường, hay đái tháo đường, là căn bệnh rối loạn chuyển hóa với biểu hiện đặc trưng là lượng đường trong máu luôn cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường là do tuyến tụy trong cơ thể giảm tiết insulin hoặc insulin bị giảm khả năng tác động gây ra tình trạng rối loạm nghiêm trong về chuyển hóa đường, mỡ, đạm và chất khoáng.

    những điều cần biết về bệnh tiểu đường

     

    2. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

    Khi đã mắc tiểu đường, cơ thể người bệnh sẽ không thể tự chuyển hóa được các chất bột đường từ thức ăn ăn hàng ngày thành năng lượng tiêu hoa. Tình trạng này diễn ra lâu dần sẽ khiến lượng đường bị tích tụ lại trong máu, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thần kinh, mắt, não....

    Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới IDF, thực trạng bệnh tiểu đường trên thế giới đang ngày càng gia tăng và đang dần được nâng mức cảnh bảo.

    • Mỗi năm có khoảng hơn 130 nghìn trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh tểu đường tuýp 1.
    • Tỉ lệ phụ nữ mang thai bị mắc tiểu đường thai kỳ là khoảng 17&, tương đương 21 triệu người.
    • Hơn 70% số bệnh nhân tiểu đường là người cao tuổi, tuy nhiên tình trạng trẻ hóa bệnh nhân mắc tiểu đường đang ngày càng gia tăng.
    • Trung bình cứ 6 giây trôi qua sẽ có 1 người tử vong vì các biến chứng nguy hiểm gây ra bởi bệnh tiểu đường.

    Xem thêm: Biến chứng tim mạch và suy thận từ bệnh tiểu đường

     

    3. Có những loại bệnh tiểu đường nào?

    Bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra ở phụ nữ mang thai cũng dễ gặp tình trạng rối loạn chuyển hóa dẫn tới tiểu đường thai kỳ.

    phân lọa bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường tuýp 1

    Tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở trẻ em và những người trẻ tuổi (thường là dưới 20 tuổi). Ở bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1, tế bào beta của tuyến tụy bị bất thường gây giảm hoặc không tiết insulin, dẫn tới lượng insulin trong máu bị thiếu hụt nghiêm trọng và không thể điều hòa lượng đường trong máu. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra đột ngột và tiến triển nhanh chóng. Tỉ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 chiẻm khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân mắc tiểu đường.

    Bệnh tiểu đường tuýp 2

    Khác với tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở các đối tượng người cao tuổi. Ở các bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2, lượng insulin do tuyến tụy tiết ra thường vẫn đạt chuẩn về số lượng, nhưng lại yếu về chất lượng do nó bị suy giảm khả năng điều hòa lượng đường trong máu. Tỉ lệ bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 là khoảng 90-95% tổng số người mắc bệnh, phổ biến nhất là ở lứa tuổi trên 40 và đang có xu hướng trẻ hóa dần.

    Bệnh tiểu đường thai kỳ

    Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ sản sinh ra các hormone như progesterone, estrogen.. tác động vào các thụ thể insulin, làm tăng đề kháng insulin. Trong trường hợp tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, cơ thể sẽ bị tích tụ đường trong máu, dẫn đến tiểu đường trong suốt thai kỳ. Thông thường, tiểu đường thai kỳ sẽ hết ngay sau khi sinh con, tuy nhiên sản phụ cần được can thiệp điều trị trong suốt quãng thời gian mang thai để tránh các rủi ro không mong muốn cho cả mẹ và thai nhi.

     

    4. Bệnh tiểu đường có chữa được không?

    Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã có nhiều phương pháp để phòng và điều trị bệnh tiểu đường. Kết hợp chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý cùng với việc thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh là những yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng bệnh.

    Với bệnh tiểu đường tuýp 1, do cơ thể không có khả năng tự sản xuất insulin nên bệnh nhân sẽ được chỉ bổ sung insulin định kỳ trong suốt quãng đời còn lại.

    Với bệnh tiểu đường tuýp 2, thông thường bệnh nhân sẽ được yêu cầu thay đổi chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục hàng ngày. Trong trường hợp không thuyên giảm lượng đường trong máu, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường để ổn định lượng đường trong máu.

    Để bệnh không tiến triển nặng và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, bên cạnh việc thường xuyên theo dõi lượng đường huyết, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống nhiều rau xanh, hạn chế các loại đồ ăn nhanh và có chỉ số đường huyết cao.

    Nguyên tắc cơ bản trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường là đảm bảo không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn nhằm duy trì được các hoạt động thể lực bình thường. Cân bằng tỉ lệ carbonhydrate, protein và chất béo, bỏ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt...

    Xem thêm: Liệu pháp bổ sung crom để hạ đường huyết an toàn và hiệu quả

     


     

    Nguyên liệu Crominex®3+  - tác dụng hiệp đồng với thuốc trị tiểu đường, giúp hạ đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tim mạch, phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Nguyên, ứng dụng trong sản xuất Dược và Thực phẩm chức năng.

    Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website: https://thiennguyen.net.vn hoặc liên hệ hotline 0947.805.345

      DMCA.com Protection Status