Xu hướng lựa chọn nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng trước thềm GMP
Các nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng chủ yếu đi từ các chế các hoạt chất chiết xuất, dược liệu và cao dược liệu và nguyên liệu công nghệ sinh học. Trong đó khoảng 70% được nhập khẩu từ nước ngoài, và phần lớn là nhập khẩu từ Trung Quốc. Việc không chủ động được nguồn nguyên liệu dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp, chất lượng nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng không được đảm bảo, và còn rất nhiều rủi ro khác kèm theo.
Thêm vào đó, lộ trình thẩm định Nhà máy đạt GMP về thực phẩm chức năng trước ngày 1/7/2019 theo yêu cầu của Bộ y tế khiến cho đầu vào của nguyên liệu sản xuất thực phẩm chứng năng càng cần phải được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn đầu ra của sản phẩm.
Đứng trước tình hình đó, lựa chọn nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng như thế nào cho phù hợp là một bài toán mà tất các các nhà sản xuất cần phải giải được.
Cập nhật một số xu hướng lựa chọn nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng hiện nay:
Người Việt dùng hàng Việt
Một số các nhà máy đã bắt đầu chuyển hướng sang nghiên cứu và sử dụng các nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng có nguồn gốc Việt Nam. Tận dụng thế mạnh rừng vàng biển bạc, các sản phẩm ra đời có xu hướng Việt hóa với nhiều thành phần đi từ:
- Dược liệu
- Cao dược liệu: Cao Trinh nữ hoàng cung, Cao Diệp Hạ Châu, Cao Mộc hoa trắng, Cao Atiso, Cao Cà gai leo, Cao Tơm Trơng, Cao Nhàu, Cao Sói rừng, Cao Hoàng Cầm…
Nhóm cao dược liệu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng
Các dịch vụ chiết xuất cao, điển hình như nhà máy chiết xuất Công nghệ cao IMC cũng dần được đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu cho ngành nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng với nhiều dạng như: cao lỏng, cao đặc, cao phun sấy, cao phun sương… Dung môi chiết xuất cũng ngày một đa dạng như: nước, cồn…
Gần đây Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Nguyên cũng đang phối hợp với Công ty cổ phần IMC dược liệu đầu tư nghiên cứu các loại cao dược liệu có nguồn gốc Việt Nam ở dạng chiết xuất chỉ đích (trong cao chỉ được ra thành phần hoạt chất chính và định lượng được nó theo tiêu chuẩn dược điển của Việt Nam và các nước khác) – điều mà ở Việt Nam hiện nay chưa làm được. Dự án hứa hẹn sẽ mở ra một cơ hội mới cho ngành nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và tạo cơ hội xuất khẩu ra nước ngoài.
Xu hướng thoát Trung
Hiện nay tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng quá lớn. Việc phụ thuộc quá nhiều vào một nước sẽ là nguy cơ vô cùng lớn về sự ổn định nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sản xuất dược và thực phẩm chức năng.
Bên cạnh đó, quá trình sử dụng cũng cho thấy nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ Trung Quốc giá thì rẻ nhưng chất lượng thì không ổn định và đôi khi không đạt được công dụng như đã công bố. Phía Trung Quốc dư thừa về nguồn cung nên nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng được Nhà nước Trung Quốc hỗ trợ rất nhiều chính sách để xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó có nước láng giềng Việt Nam.
“Thoát Trung” là một từ mà các nhà nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng gần đây hay nhắc đến. Các nhà máy sản xuất đang có dấu hiệu dịch chuyển và lựa chọn các nguyên liệu có nguồn gốc ngoài Trung Quốc:
- Nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng có nguồn gốc Châu Âu: Meriva®, Silybin phytosome, Quercetin phytosome, Valerian extract của Ý, Cao lá thường xuân của Pháp…, Fructose Oligosaccharide, Inulin của Hà Lan…
Nhóm nguyên liệu chiết xuất sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng
- Các nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng có nguồn gốc Châu Á nhưng không phải từ Trung Quốc: Fish collagen, Nano Collagen, Keo ong tan (Honey solupolis) của Hàn Quốc, Curcumin, Nano Curcumin, NanoCuma –S (Nano curcumin tan hoàn toàn trong nước), Boswelia, Coleus của Ấn Độ, Fish Collagen Nhật Bản,…
Sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc công nghệ sinh học.
Nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng có nguồn gốc công nghệ sinh học được coi là một xu thế mới trong thời kỳ công nghệ 4.0 của ngành nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng. Một công nghệ mới đã được Viện thực phẩm chức năng nghiên cứu thành công và Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Nguyên độc quyền phần phối. Đó là công nghệ phá vách tế bào của chùng lợi khuẩn Lactobacillus tạo thành các nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng như:
ImmunPath-IP®, ImmuneGamma®, IMCDeltaImmune®. Do ưu điểm bền với nhiệt độ cao, có thể bảo quản ở nhiệt độ thường nên các nguyên liệu trên khắc phục được những nhược điểm vốn có của chủng Lactobacillus là giảm mật độ con khuẩn trong quá trình sản xuất, bảo quản và lưu hành trên thị trường.
Nhóm nguyên liệu công nghệ sinh học sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng
Hiện nay, nguyên liệu ImmunPath-IP® đang là nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng của hơn 50 sản phẩm tại Việt Nam và đang chuẩn bị những bước tiến đầu tiên cho việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đó sẽ là một bước tiến mới và ghi danh một nguyên liệu công nghệ mới trong danh sách các nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng xuất khẩu thành công.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Nguyên là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các loại nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng trên toàn quốc. Bằng uy tín và kinh nghiệm của mình, Thiên Nguyên cam kết đem lại những sản phẩm nguyên liệu chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh và dịch vụ khách hàng chu đáo,
Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:
Hotline CSKH: 0947 805 345 | Email: info@thiennguyen.net.vn
Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp