Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Vậy vi khuẩn HP nguy hiểm như thế nào?
Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn sống chủ yếu ở dạ dày và có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý trong đường tiêu hóa. Và để hiểu rõ hơn về triệu chứng khi bị nhiễm HP cũng như các con đường lây nhiễm của vi khuẩn này thì bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây.
>> Xem thêm: Nguyên tắc điều trị loét dạ dày tá tràng
1. Tìm hiểu về vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn sống chủ yếu ở dạ dày
Helicobacter Pylori có tên viết tắt là vi khuẩn HP. Đây là một loại vi khuẩn thường tồn tại và phát triển ở trong dạ dày của con người.
Theo thống kê thì tỉ lệ người dương tính với vi khuẩn HP trên toàn thế giới vào khoảng 50%, tức là cứ 2 người thì có 1 người bị nhiễm vi khuẩn HP. Tỉ lệ này thường cao hơn ở một số nước đang phát triển và ở Việt Nam thì con số này là 70-80%.
Vậy vì sao vi khuẩn HP sống được trong dạ dày người? Theo các nhà khoa học, vi khuẩn HP có thể tồn tại trong dạ dày nhờ tiết ra một loại enzyme là Urease, giúp nó trung hòa độ acid trong dịch vị dạ dày.
2. Vi khuẩn HP có lây không? Vi khuẩn HP lây qua những đường nào?
Vi khuẩn HP có lây không thì câu trả lời cho câu hỏi này là CÓ. Đây là loại khuẩn có khả năng lây lan từ người bệnh sang người lành qua nhiều con đường khác nhau.
Dưới đây là 3 con đường lây lan chủ yếu của vi khuẩn này:
- Con đường lây nhiễm phân - miệng: Vi khuẩn HP có thể được đào thải một phần nào đó qua phân ra bên ngoài môi trường sống. Do đó những người lành có thói quen ăn uống đồ ăn mà chưa qua chế biến thì có thể bị nhiễm HP.
- Con đường lây nhiễm miệng - miệng: Đường lây miệng - miệng là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn Helicobacter Pylori. Vi khuẩn HP có thể truyền từ nọ sang người kia do người lành tiếp xúc giọt bắn hay dịch tiết ra từ đường tiêu hóa của người bị nhiễm bệnh. Chính vì vậy, khi trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người còn lại cũng nhiễm vi khuẩn HP là tương đối cao.
- Các con đường lây truyền khác: Ngoài 2 con đường chính đã trình bày ở trên thì vi khuẩn HP thể bị lây nhiễm do khám chung các dụng cụ y tế chưa được khử trùng sạch sẽ. Do đó, quá trình tiệt trùng sạch sẽ các dụng cụ y tế sau khi sử dụng là vô cùng quan trọng góp phần tránh lây truyền xoắn khuẩn HP.
3. Xét nghiệm HP dạ dày bằng cách nào?
Xét nghiệm vi khuẩn HP dạ dày bằng các cách nào?
Vi khuẩn HP có thể được chẩn đoán thông qua một số xét nghiệm sau:
- Test hơi thở để kiểm tra xem có ure trong hơi thở hay không. Phương pháp này được thực hiện bằng cách bạn sẽ nuốt bánh pudding, chất lỏng hay viên nang có chứa hóa chất. Và sau đó, bạn sẽ thở vào một bình chứa. Mẫu hơi thở của bạn sẽ được kiểm tra, nếu có phản ứng với hóa chất thì chứng tỏ bạn bị nhiễm vi khuẩn H. pylori.
- Xét nghiệm máu và xét nghiệm phân cũng có thể giúp chẩn đoán được nhiễm trùng.
- Nội soi là một phương pháp khi bác sĩ nghi ngờ bạn bị loét trong đường tiêu hóa. Các bác sĩ sẽ sử dụng ống soi để khám xem bên trong dạ dày của bạn. Ống nội soi là một ống mềm, linh hoạt và được gắn với một camera nhỏ, nhẹ ở đầu. Sau đó ống nội soi sẽ được đưa xuống từ cổ họng vào dạ dày của bạn. Cuối cùng bác sĩ đem mẫu mô dạ dày của bạn lấy ra được và mang kiểm tra xem bạn có bị nhiễm vi khuẩn H. pylori hay không.
>> Xem thêm: Các phương pháp xét nghiệm HP
4. Dương tính với vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Dương tính với vi khuẩn H. pylori có thể gây ra một số biến chứng bao gồm:
- Viêm loét dạ dày - tá tràng: Các tổ chức viêm do vi khuẩn HP có thể làm hỏng lớp màng bảo vệ của dạ dày và ruột non. Đây chính là nguyên nhân khiến cho axit trong dạ dày tạo ra vết loét trong đường tiêu hóa gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
- Ung thư dạ dày: Theo nghiên cứu nhiễm H. pylori là một yếu tố nguy cơ cao đối với ung thư dạ dày.
Trên đây là một số thông tin xoay quanh vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành do đó mỗi người nên chủ động phòng để tránh nhiễm vi khuẩn này.
>> Xem thêm: Chữa đau dạ dày bằng các nguyên liệu thiên nhiên
GutGard® chiết xuất từ rễ cam thảo, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori, giảm viêm loét dạ dày tá tràng.
Khác với các loại chiết xuất cam thảo thông thường, GutGard® được chuẩn hóa và kiểm soát hàm lượng Glycyrrhizin để ngăn ngừa các tác dụng phụ.
GutGard® có nguồn gốc tự nhiên, đã được thử nghiệm lâm sàng, đạt các chứng nhận và bằng sáng chế quốc tế.
Nguyên liệu GutGard® - Chiết xuất rễ cam thảo được ứng dụng trong các loại TPCN giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng.
Thông tin chi tiết về nguyên liệu GutGard®, vui lòng liên hệ:
Hotline CSKH: 094 780 5345 | Email: info@thiennguyen.net.vn
Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp