callpc

Nguyên tắc điều trị loét dạ dày tá tràng chuẩn của Bộ Y Tế

Nguyên tắc điều trị loét dạ dày tá tràng chuẩn của Bộ Y Tế

    Nguyên tắc điều trị loét dạ dày tá tràng chủ đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu hiện nay. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin về nguyên tắc điều trị loét dạ dày tá tràng. Mời bạn cùng theo dõi.

     

    Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Hiện nay, trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra 3 cơ chế gây bệnh loét dạ dày tá tràng đó chính là:

    • Do nồng độ axit trong dịch vị tăng lên cũng như do sự gia tăng bất thường của enzyme pepsinogen làm cho lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị thương tổn.
    • Do chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị bào mòn làm cho axit trong dịch vị quay trở lại tấn công trực tiếp lên niêm mạc dạ dày.
    • Chất độc từ vi khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP) tiết ra tạo nên vết loét trong dạ dày.

    Từ các cơ chế kể trên mà các bác sĩ chuyên khoa đã xây dựng lên 4 nguyên tắc để điều trị viêm loét dạ dày.

    >> Xem thêm: Cơ chế bệnh sinh loét dạ dày tá tràng

    Nguyên tắc điều trị loét dạ dày tá tràng

    Nguyên tắc điều trị loét dạ dày tá tràng là gì?

    Nguyên tắc 1: Giảm axit và pepsin

    Giảm axit và giảm pepsin là nguyên tắc điều trị loét dạ dày tá tràng đầu tiên mà các bác sĩ chuyên khoa đưa ra trong quá trình điều trị loét dạ dày tá tràng. Trong nguyên tắc này, các thuốc trung hòa lượng axit hay ức chế việc tiết thêm axit dạ dày sẽ xuất hiện trong đơn thuốc của người bệnh.

    Các biệt dược thường được sử dụng đó là: Alusi, Almagel, Maalox, Gastropulgit, Phosphalugel,... Tuy nhiên những thuốc này thường được chỉ định dùng trong thời gian điều trị ban đầu.

    Mục đích của việc điều trị các thuốc trên là nhằm giảm tức thời các triệu chứng của bệnh. Từ đó, giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi các cơn đau vô cùng khó chịu. Tuy nhiên nếu như sử dụng trong thời gian dài thì sẽ dễ gây ra hiện tượng kiềm hóa dạ dày còn nguy hiểm hơn rất nhiều.

    Nguyên tắc 2: Tăng cường bảo vệ niêm mạc

    Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đó là làm tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày của bệnh nhân. Trong nguyên tắc này một số thuốc được chỉ định có thể kể đến như: Cytotec, Sucralfat, Misoprostol,...

    Các thuốc trên có tác dụng giúp kích thích để dạ dày sản sinh ra lớp chất nhầy để bao bọc lấy các ổ viêm loét. Khi đó, các ổ viêm loét sẽ có thời gian để phục hồi thay vì phải chịu sự tấn công từ axit HCl cũng như enzym pepsin.

    Tuy nhiên các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, đau bụng,... Chính vì vậy, trước khi sử dụng các thuốc này bệnh nhân cần thiết phải tham khảo ý kiến của bác sĩ và phải luôn uống theo sự chỉ định của bác sĩ.

    Nguyên tắc điều trị loét dạ dày tá tràng

    Bệnh nhân nên tuân thủ sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc

    Nguyên tắc 3: Tiêu diệt vi khuẩn HP

    Đối với những người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng do bị nhiễm độc của vi khuẩn HP thì phải tiêu diệt được vi khuẩn này. Hiện nay, tại các bệnh viện ở nước ta đều đã xây dựng được phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP. Thông thường thì nhóm thuốc được chỉ định để tiêu diệt vi khuẩn HP bao gồm đó là: muối bismuth, thuốc có chứa imidazol và 1 số loại thuốc kháng sinh.

    Điều lưu ý khi áp dụng nguyên tắc này là bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo lời khuyên bác sĩ, cần phải uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian ngay cả khi cảm thấy dường như bệnh đã khỏi.

    Nguyên tắc 4: Điều trị hỗ trợ

    Điều trị hỗ trợ là nguyên tắc điều trị loét dạ dày tá tràng được nhắc đến trong bài viết này. Việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng muốn khỏi hoàn toàn thì không chỉ phụ thuộc vào thuốc mà còn liên quan đến yếu tố tâm lý cũng như chế độ ăn uống.

    Việc luôn giữ được tâm trạng thoải mái sẽ hỗ trợ rất hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Thêm vào đó, người bệnh biết rõ bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì và không ăn gì thì sẽ giúp cho quá trình hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn.

    >> Xem thêm: 5 triệu chứng thường gặp khi mắc viêm loét dạ dày tá tràng

     

    Trên đây là thông tin về 4 nguyên tắc điều trị loét dạ dày tá tràng. Việc bệnh nhân tuân thủ được các nguyên tắc kể trên sẽ giúp bác sĩ và bệnh nhân thống nhất được phác đồ chữa trị từ đó hiệu quả điều trị sẽ tăng cao hơn.

     


     

    GutGard® chiết xuất từ rễ cam thảo, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori, giảm viêm loét dạ dày tá tràng.

    Khác với các loại chiết xuất cam thảo thông thường, GutGard® được chuẩn hóa và kiểm soát hàm lượng Glycyrrhizin để ngăn ngừa các tác dụng phụ.

    GutGard® có nguồn gốc tự nhiên, đã được thử nghiệm lâm sàng, đạt các chứng nhận và bằng sáng chế quốc tế.

    Nguyên liệu GutGard® - Chiết xuất rễ cam thảo được ứng dụng trong các loại TPCN giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng.

    Thông tin chi tiết về nguyên liệu GutGard®, vui lòng liên hệ:

    Hotline CSKH: 094 780 5345 | Email: info@thiennguyen.net.vn

    Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp

      DMCA.com Protection Status