callpc

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường có nguy hiểm không?

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường có nguy hiểm không?

    1. Hạ đường huyết là gì?

    Hạ đường huyết là tình trạng nồng độ đường glucose trong máu bị giảm xuống dưới mức bình thường, thông thường là ở mức < 70 mg/dl hoặc < 3.9 nnmol/l.

    Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường có nguy hiểm không?

    Hiện tượng này thường gặp ở các bệnh nhân mắc tiểu đường khi sử dụng quá liều các loại thuốc điều trị đái tháo được hoặc do chế độ ăn kiêng khem quá mức cần thiết. Ở người khỏe mạnh bình thường ít xảy ra hạ đường huyết do cơ thể có khả năng kiểm soát độ ổn định của nồng độ đường trong máu. Tuy nhiên với những người không bị tiểu đường, hạ đường huyết cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều vến đề về sức khỏe khác.

     

    2. Nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường

    Như đã nói ở trên, với người bị bệnh tiểu đường, nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết có thể do sử dụng thuốc hoặc chế độ ăn uống không hợp lý, cụ thể có 4 nguyên nhân phổ biến, đó là:

    - Do sử dụng các thuốc điều trị tiểu đường quá lượng cần thiết: Các loại thuốc như Insulin, Glimepiride, Gliclazide... có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Do đó nếu sử dụng quá liều sẽ dễ dẫn tới bị hạ đường huyết quá mức, gây hại tới cơ thể.

    - Do chế độ ăn uống: Người bệnh tiểu đường luôn phải tuân thủ theo 1 chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt để tránh nạp vào cơ thể quá nhiều đường. Tuy nhiên nếu kiêng khem quá kĩ, bỏ bữa hoặc ăn uống trễ sẽ khiến cho lượng đường và tinh bột không đủ để cơ thể sử dụng và thực hiện các hoạt động sinh học cơ bản.

    - Do tập thể thao hoặc hoạt động thể lực quá sức khiến lượng đường trong máu bị tiêu thụ quá mức, dẫn tới hạ đường huyết.

    - Do sử dụng quá nhiều rượu bia kết hợp cùng việc ăn uống ít.

     

    3. Triệu chứng hạ đường huyết ở người mắc tiểu đường

    Triệu chứng hạ đường huyết ở người mắc tiểu đường

    Một số triệu chứng thường gặp khi bị hạ đường huyết là:

    - Cơ thể mệt mỏi, hồi hộp, tim đập nhanh

    - Tay chân run rẩy, không có sức

    - Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng đầu óc

    - Da tái, người vã mồ hôi

    - Trường hợp nặng: mê man, mất ý thức, co giật, tử vong

     

    4. Hạ đường huyết có nguy hiểm không?

    Thông thường, nếu tình trạng hạ đường huyết chỉ mới chớm xảy ra, sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra đủ lâu, có thể khiến cơ thể co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong.

    Các triệu chứng của hạ đường huyết có thể xảy ra kể cả khi người bệnh đang ngủ nên sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu người bệnh không kịp nhận ra được các triệu chứng kịp thời.

    Ngoài ra, người bị hạ đường huyết nhiều lần sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn so với những người bệnh không bị hiện tượng này.

     

    5. Cần làm gì khi người tiểu đường bị hạ đường huyết?

    Nếu đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường và gặp các triệu chứng hạ đường huyết, người bệnh cần đi kiểm tra lượng đường trong máu của mình ngay lập tức. Trong trường hợp nồng độ đường huyết ở mức thấp, có thể bổ sung 1 cốc nước đường hoặc sữa có đường và tiếp tục kiểm tra lại sau 15-30 phút. Tiếp tục bổ sung thêm đường tới khi lượng đường tăng lên mức bình thường. Sau đó hãy thông báo ngay cho bác sĩ đang điều trị về tình trạng này để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và đưa ra những điều chỉnh phù hợp trong phác đồ điều trị.

    Trong trường hợp người bệnh bị hạ đường huyết dẫn tới ngất xỉu mất ý thức, cần ngay lập tức đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. Lưu ý tránh việc cho người đang ngất ăn hay uống bất kỳ thứ gì để tránh người bệnh bị sặc gây tắc nghẽn đường thở.

     

    6. Cách phòng ngừa hạ đường huyết ở người bệnh tiểu đường

    Để phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết xảy ra, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Nếu có bất cứ sự thay đổi nào về thuốc, chế độ ăn hay lịch hoạt động thể dục, người bệnh cần thông báo và tham khảo ý kiến từ bác sĩ điều trị.

    Luôn luôn ăn đúng bữa, đúng giờ, không bỏ bữa.

    Uống đúng thuốc, đúng lượng, đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ.

    Thường xuyên kiểm tra đường huyết để theo dõi và phục vụ cho công tác điều trị bệnh.

    Hãy nhớ rằng, không phải chỉ tăng đường huyết mới nguy hiểm, hạ đường huyết còn có những tác hại khôn lường hơn nhiều. Do đó, hãy để tâm đến nó và có cho mình một chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt phù hợp, điều độ.

     


     

    Nguyên liệu Crominex®3+  - tác dụng hiệp đồng với thuốc trị tiểu đường, giúp hạ đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tim mạch, phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Nguyên, ứng dụng trong sản xuất Dược và Thực phẩm chức năng.

    Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website: https://thiennguyen.net.vn hoặc liên hệ hotline 0947.805.345

     

     
    Contact Me on Zalo