Thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay
Sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi dẫn đến tình hình sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng. Tình trạng đã được cảnh báo từ lâu khi việc người dân lạm dụng thuốc kháng sinh để dùng trong chăn nuôi gây nhiều tác hại lớn cho chính nền sản xuất nông nghiệp và sức khỏe của con người.
1. Tình hình chung việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay
Theo thống kê, có 75% kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi nước ta được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên chúng không được quản lý chặt chẽ trong tiêu thụ. Do đó, nhiều loại kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng vẫn được nhập khẩu và buôn bán tự do.
Sử dụng kháng sinh tràn lan gây hệ lụy cho sức khỏe cộng đồng
Ở nước ta, vấn đề sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh ở các trang trại gia cầm và lợn rất nhiều. Việt Nam hiện là một trong ba nước trong khu vực được dự đoán có tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh ở động vật nuôi tăng cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2030.
>> Xem thêm: Chông gai loại bỏ kháng sinh trong chăn nuôi
2. Hiện tượng lạm dụng kháng sinh
Ở Việt Nam, thực tế việc sử dụng quá liều hoặc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi còn tệ hơn do thực thi pháp luật và giám sát sử dụng kháng sinh còn hạn chế. Nhiều trang trại trộn thẳng kháng sinh vào thức ăn để kích thích vật nuôi tăng trưởng nhanh, giảm tiêu hao thức ăn, sản phẩm bắt mắt, tăng lợi nhuận mà không quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng. Salbutamol, Clenbuterol, Ractopamin sẽ giúp vật nuôi mau lớn, phát triển cơ, làm màu thịt đỏ tươi hơn nhưng tiềm ẩn tác hại khó lường với sức khỏe con người. Kết quả khảo sát của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) vào năm 2017 tình trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở Vĩnh Phúc, Thái Nguyên diễn ra thường xuyên 1-3 lần/tháng
Gần đây nhất là tại hội nghị triển khai kế hoạch hành động quốc gia về quản lý kháng sinh và phòng chống kháng sinh trong chăn nuôi, do Bộ NN-PTNT phối hợp với các tổ chức FAO, USAID tổ chức, các chuyên gia nhấn mạnh việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi tại Việt Nam
3. Nhận thức về việc sử dụng kháng sinh của người chăn nuôi
Theo khảo sát của Viện Sức khỏe môi trường và phát triển bền vững, khoảng 50% số hộ cho biết họ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ lời khuyên cán bộ, bác sỹ thú y, người bán thuốc thú y; số còn lại sử dụng thuốc kháng sinh dựa trên kinh nghiệm. Các loại kháng sinh được nhiều cơ sở chăn nuôi sử dụng là: Amoxicillin, Tylosin, Tetracyclin, Lincomycin, Gentamycin, Tylosine, Enrofloxacin, Neomycin.
Cần nâng cao hiểu biết về cách dùng kháng sinh trong chăn nuôi
Việc lạm dụng kháng sinh cho người để sử dụng trong vật nuôi, nuôi trồng thủy hải sản đang rất phổ biến khi người dân cho rằng sử dụng kháng sinh y tế chữa bệnh cho động vật nuôi sẽ hiệu quả hơn.
4. Mục đích của việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Kháng sinh được dùng trong chăn nuôi với nhiều mục đích như kích thích vật nuôi tăng trưởng nhanh, giảm thấp tiêu hao thức ăn hay giúp vật nuôi có bề ngoài bắt mắt, tăng lợi nhuận. Ở nhiều trang trại thuốc kháng sinh được sử dụng với một lượng lớn để trộn thẳng vào thức ăn mà không cần quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng.
Một số loại kháng sinh trong chăn nuôi có thể giúp vật nuôi mau lớn, chuyển hóa làm tiêu mỡ, tăng khối lượng cơ, làm màu thịt đỏ tươi hơn. Ngoài ra kháng sinh còn được bổ sung trực tiếp vào thức ăn, nước uống để phòng ngừa bệnh thường gặp như các bệnh đường ruột, hô hấp…
5. Hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Việc bổ trợ thường xuyên một lượng kháng sinh trong chăn nuôi với liều thấp vào thức ăn, nước uống giúp diệt vi khuẩn có hại, làm giảm chi phí thức ăn, tăng khả năng hấp thụ, giúp vật nuôi tăng trưởng đã từng được cho là giải pháp tốt, nhưng hiện nay nhiều nước trên thế giới đã hạn chế, kiểm soát hoặc cấm sử dụng vì những tác động tiêu cực của nó.
Vòng tuần hoàn khi lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Sử dụng nhiều kháng sinh trong chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng đến vật nuôi mà còn gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng như xảy ra phản ứng quá mẫn cảm đối với người nhạy cảm kháng sinh, gây dị ứng sau khi tiêu thụ thịt tồn dư kháng sinh và một số bệnh khác như ung thư, luyến ái,..
>> Xem thêm: Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ảnh hưởng như thế nào?
Việc tích cực loại bỏ kháng sinh trong chăn nuôi sẽ là một công việc khó khăn. Tuy nhiên quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi, quan tâm đến sức khỏe chung của cộng đồng lại là một điều quan trong hơn cả. Vì vậy ngay từ bây giờ hãy đặt mục tiêu để sử dụng kháng sinh một cách hợp lý.
Thiên Nguyên
Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào từ lợi khuẩn được chuyển giao từ Mỹ.
Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.
Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây.
Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN
Hotline CSKH: 094 780 5345 ! Email: info@thiennguyen.net.vn
Immunevets® - Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi