callpc

Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ảnh hưởng như thế nào?

Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi một cách bừa bãi và không có kiểm soát có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiệm trọng.

    Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đang chuyển dần sang phương thức chăn nuôi công nghiệp. Xu hướng này đã và đang gây ô nhiễm môi trường, làm diễn biến dịch bệnh trên đàn vật nuôi ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Do đó, kháng sinh được xem là loại thuốc thú y không thể thiếu trong phương thức chăn nuôi này. Tuy nhiên, nhiều cơ sở đã sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi một cách tràn lan gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.

     

    Kháng sinh là gì?

    Kháng sinh là thuốc tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, làm giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn. Bao gồm: kháng sinh phổ rộng (có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn) và kháng sinh phổ hẹp (tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định).

    Kháng sinh trong chăn nuôi

    Kháng sinh trong chăn nuôi

     

    Mục đích sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

    Kháng sinh sử dụng với 3 mục đích:

    • Trị bệnh.
    • Phòng bệnh.
    • Kích thích tăng trưởng.

    Bổ sung kháng sinh liều thấp vào thức ăn, nước uống giúp diệt vi khuẩn có hại, giảm chi phí thức ăn, tăng khả năng hấp thụ, giúp vật nuôi tăng trưởng đã từng được cho là giải pháp tốt, nhưng hiện nay nhiều nước trên thế giới đã hạn chế hoặc cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vì những tác động tiêu cực của nó.

     

    Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

    Theo thống kê, có 75% kháng sinh trong chăn nuôi được nhập khẩu từ Trung Quốc và không được quản lý chặt chẽ trên thị trường trong đó có cả kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng. Tình trạng kháng kháng sinh đang được xem là vấn đề quan ngại hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam thuộc “một trong những nước có tỷ kệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới”.

    Tỷ lệ sử dụng các loại kháng sinh trong chăn nuôi

    Tỷ lệ sử dụng các loại kháng sinh trong chăn nuôi

    Xem thêm: Thực trạng việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi

     

    Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gây ảnh hưởng như thế nào?

    1. Gây lãng phí

    • Nhiều bệnh do virus gây ra thì không cần điều trị bằng kháng sinh, dùng kháng sinh trong trường hợp này không có tác dụng, vừa làm cơ thể vật nuôi sản sinh ra các vi khuẩn kháng thuốc vừa gây lãng phí.
    • Chỉ sử dụng kháng sinh điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nếu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi bừa bãi thì vật nuôi sẽ dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn hơn.

    2. Tăng khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn

    • Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi sẽ phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật đường ruột gây rối loạn tiêu hóa.
    • Mối nguy hiểm chính của sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tràn lan là làm tăng khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn, từ đó làm giảm tác dụng của thuốc gây hậu quả to lớn cho toàn xã hội.
    • Hàng năm có khoảng 000 người tại Mỹ và châu Âu chết do kháng kháng sinh. Tại Thái Lan có đến 100 người chết do kháng kháng sinh mỗi ngày.

    3. Gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người 

    • Tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi mà còn đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng chúng. Mỗi loại sẽ có các ảnh hưởng khác nhau như dị ứng đối với người nhạy cảm kháng sinh; đồng tính luyến ái nếu thực phẩm chứa các kháng sinh tăng trọng như Tetracyclin hoặc gây ung thư, các bệnh nghiêm trọng khác. Điển hình có Cloramphenicol là loại kháng sinh cấm sử dụng do gây thiếu máu suy tủy, ở những cá thể đặc ứng do di truyền có thể dẫn đến tử vong.
    • Tác hại của kháng sinh trong chăn nuôi là rất lớn, người tiêu dùng không thể nhận biết thực phẩm tồn dư kháng sinh bằng mắt thường. Điều này có thể gây ra những bệnh mới nổi. Tại Mỹ đã xuất hiện siêu vi khuẩn kháng mọi kháng sinh. Người đại diện WHO tại Việt Nam - Bác sĩ Lokky Wai đưa ra khuyến cáo: "Khi thuốc kháng sinh không còn tác dụng thì chỉ một vết cắt nhỏ cũng có thể gây tử vong".
    • Năm 2018, Việt Nam đã dừng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản với mục đích sinh trưởng; chỉ cho phép sử dụng trong sản xuất con giống. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ dừng hẳn sử dụng kháng sinh trongchăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

    Tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi

    Tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi

    Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đã và đang diễn ra hết sức phức tạp và gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh cơ quan chức năng còn cần sự chung tay của mỗi cán bộ y tế, mỗi người dân, người chăn nuôi và toàn thể cộng đồng.

    Xem thêm: Chông gai loại bỏ kháng sinh trong chăn nuôi

    Thiên Nguyên

    Bài viết liên quan:

     


    Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào được chuyển giao từ Mỹ.

    Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.

    Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây.

    Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN

    Hotline CSKH: 094 780 5345 ! Email: info@thiennguyen.net.vn

    Immunevets® - Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi

     
    Contact Me on Zalo