callpc

Chông gai loại bỏ kháng sinh trong chăn nuôi

Chông gai loại bỏ kháng sinh trong chăn nuôi

    Vừa qua, tại Hội thảo thống nhất một số nội dung của Nghị định hướng dẫn Luật Chăn nuôi, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết đã có lộ trình dần bỏ thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và sẽ kết thúc vào năm 2025.

     

    Công tác loại bỏ kháng sinh bắt đầu ngay từ năm 2020?

    Năm 2019, ngoài việc tổn thất do ASF, ngành chăn nuôi đều có sự tăng trưởng ấn tượng. Ngoài sản lượng thịt heo giảm trên 16,8%, hầu hết các loại vật nuôi đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2018, trong đó thịt trâu tăng 3,1%; thịt bò tăng 4,2%; thịt gia cầm tăng 16,5%; trứng tăng 13,7%

    Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới, hội nhập sâu vào thị trường thế giới, Cục Chăn nuôi cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa việc loại bỏ kháng sinh trong chăn nuôi. Ông Nguyễn Xuân Dương cho biết có lộ trình dần bỏ thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và sẽ kết thúc vào năm 2025. Theo lộ trình này, ngay trong năm 2020, Việt Nam sẽ kết thúc việc sử dụng nhóm kháng sinh cực kỳ quan trọng (theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới và ngành y tế Việt Nam) và liên tục các năm sau đó sẽ chấm dứt sử dụng các nhóm kháng sinh khác trong ngành chăn nuôi.

     

    Các chuyên gia sinh học ủng hộ

    Theo các chuyên gia, việc phân loại các nhóm kháng sinh theo mức độ quan trọng là không dễ dàng và ngoài ra việc sử dụng kháng sinh trong phòng chống dịch bệnh vẫn là một công tác quan trọng trong ngành chăn nuôi.

    Tuy vậy, cũng rất nhiều ý kiến ủng hộ việc cấm sử dụng kháng sinh vì “Thực tế cũng có rất nhiều quy trình chăn nuôi hiện nay không sử dụng kháng sinh và rất thành công”, ông Nam, một chuyên gia về công nghệ sinh học tại TP Hồ Chí Minh cho biết. “Nếu các mô hình này được nhân rộng thì việc không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi nói chung sẽ dần trở nên phổ biến”.

     loại bỏ kháng sinh trong chăn nuôi

    Chuyên gia này còn cho rằng “kháng sinh chẳng khác gì kẻ thù của công nghệ sinh học”, vì các quy trình sử dụng vi sinh trong nông nghiệp thậm chí còn phải “tránh xa kháng sinh, do sợ sử dụng kháng sinh sẽ tiêu diệt hết các vi sinh vật có lợi trong các quy trình công nghệ xanh”.

    Chuyên gia Võ Đông Đức tại TP Hồ Chí Minh cũng cho biết: “Ngành nông nghiệp Việt Nam vốn quen với việc có dịch thì dùng kháng sinh để điều trị. Nhưng trong xu thế toàn cầu hóa dịch bệnh lây lan rất nhanh, nên chủ trương của ngành y tế thế giới là thay vì chữa trị khuyến khích việc tiêu hủy mầm bệnh. Sản xuất kháng sinh ngày càng đắt đỏ, tình trạng kháng thuốc ngày càng nhiều, nên kháng sinh được ưu tiên dùng cho con người nhiều hơn là cho ngành chăn nuôi và Việt Nam cũng đang phát triển theo xu thế ấy”.

    Tại một số quốc gia lân cận như Thái Lan, khi dịch bệnh xảy ra, các chuyên gia Thái Lan cho biết: “Việc chăn nuôi sẽ được ngừng lại cho tới khi vệ sinh xong vùng nuôi, dập dịch thành công, việc chăn nuôi mới được tái lập (thay vì vừa chữa bệnh dịch vừa chăn nuôi tại vùng vẫn có dịch)”. Đây cũng là xu hướng chung của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, xuất khẩu nhiều sản phẩm chăn nuôi.

     

    Loại bỏ kháng sinh trong chăn nuôi là xu thế tất yếu

    Việt Nam có khoảng 100 công ty chuyên nhập khẩu kháng sinh phục vụ ngành chăn nuôi với khoảng 6.000 loại thuốc thú y (có nhiều thời điểm, 90% nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc). Chuyên viên của một công ty sản xuất thuốc kháng sinh cho biết: “Thuốc kháng sinh có một thị trường lớn tại Việt Nam, riêng công ty chúng tôi, từ doanh số chỉ trăm tỷ mỗi năm, chỉ trong vài năm đã đạt doanh số hàng nghìn tỷ đồng, mà trong đó lượng sản phẩm kháng sinh tiêu thụ trong ngành chăn nuôi chiếm vị trí rất quan trọng”. Tuy nhiên, công ty này cũng có những phương án chuyển sang sản xuất các sản phẩm sinh học thay thế nếu như thị trường thuốc kháng sinh thú y suy giảm.

     

    Hội nhập

    Hội nghị đánh giá 5 năm thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc 2013 - 2020” do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức mới đây, cho thấy khảo sát của Cục Thú y tại 208 trang trại chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Tiền Giang, lượng kháng sinh sử dụng trên đầu gia cầm cao gấp 6 lần so ở một số nước châu Âu.

    Thực tế thì từ năm 2001, Liên minh sử dụng kháng sinh có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra các nguyên tắc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, trong đó nhấn mạnh nguyên tắc: “Các thuốc kháng sinh sẽ chỉ được dùng trong nông nghiệp với mục đích là chữa bệnh cho động vật. Kháng sinh sử dụng để kích thích tăng trưởng và sử dụng không vào mục đích điều trị cần được loại bỏ”.

    Như vậy, phần lớn nông dân sử dụng kháng sinh là để phòng bệnh chứ không phải chữa bệnh vật nuôi, do đó có thể xảy ra tình trạng sử dụng một số lượng khá nhiều và thường xuyên (cách phổ biến là trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi). Dẫn tới lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, cho dù dịch bệnh không xảy ra thì kháng sinh vẫn được sử dụng để phòng bệnh vật nuôi mỗi ngày.

    Việc tích cực loại bỏ kháng sinh ra khỏi ngành chăn nuôi sẽ là một công việc khó khăn, nhưng nhận được sự ủng hộ cao của cả người chăn nuôi lẫn người sử dụng sản phẩm chăn nuôi. Hy vọng rằng việc loại bỏ dần kháng sinh trong ngành chăn nuôi sẽ sớm được thực hiện ngay từ năm 2020.  

     

    Theo: Người chăn nuôi

     

    Tư vấn các sản phẩm thay thế các loại kháng sinh trong chăn nuôi:

    • Berberin 97% - chiết xuất từ cây hoàng đằng, hoàn toàn từ thiên nhiên và tuyệt đối an toàn, không tồn dư trong vật nuôi, giúp tăng cường sức đề kháng, điều trị và phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa cho các loại gia súc, gia cầm, và thủy hải sản.
    • Garlic extract – chiết xuất tỏi (bột tỏi) với hàm lượng allicin 1%, có tính kháng sinh, có khả năng phòng chống nhiều loại vi khuẩn, nấm, virus,… phòng trị các bệnh cúm, đường ruột, điều trị vết thương,… tăng tính ngon miệng, giải độc, ức chế nấm mốc, côn trùng, tẩy uế môi trường, nâng cao chất lượng thịt.
    • Cao khô mộc hoa trắng – 100% từ thiên nhiên, chữa bệnh viêm đường tiêu hóa và bệnh lỵ amip, bảo vệ an toàn hệ vi khuẩn trong đường ruột
     
    Contact Me on Zalo