callpc

Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút thịt

Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút thịt

    Chuồng nuôi là yếu tố quan trọng đối với mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm nói chung và chim cút thịt nói riêng. Chuồng nuôi khoa học không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi mà còn phòng được một số dịch bệnh ở chim cút. Mặt khác nó còn góp phần giảm thiểu mùi hôi trong chăn nuôi. Để xây dựng được chuồng nuôi đạt chuẩn, trong bài viết này Thiên Nguyên xin chia sẻ cùng bạn đọc kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút thịt đơn giản mà cho hiệu quả cao.

    Mô hình chuồng nuôi chim cút thịt

    Mô hình chuồng nuôi chim cút thịt

     

    Tiểu khí hậu chuồng nuôi chim cút thịt

    Chuồng nuôi chim cút tiêu chuẩn phải đáp ứng được các nhu cầu sinh lý của chim cũng như đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường. Khi xây dựng chuồng nuôi chim cút cần phải đáp ứng các thỏa mãn các tiêu chí sau:

    Nhiệt độ thích hợp, ổn định

    • Chim cút sẽ bị rối loạn trao đổi chất, giảm tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt nếu nhiệt độ của chuồng nuôi quá nóng hoặc quá lạnh. Cần duy trì ở mức độ ổn định tùy theo từng giai đoạn.

    Thoáng khí

    • Chuồng nuôi chim cút cần có độ thoáng mát cao, thông gió tốt để lưu thông không khí do đó cần tạo một luồng gió đưa khí sạch vào bên trong và đẩy khí độc ra ngoài đáp ứng được nhu cầu oxy và hạn chế tích tụ các loại khí độc hại sinh ra từ chất thải của chim như NH3, H2S, ...
    • Chuồng nuôi phải cao ráo, tránh ẩm thấp tránh gây bệnh cho chim.

    Không gian yên tĩnh

    • Chim cút có nguồn gốc là chim hoang dã nên có bản tính khá nhút nhát. Do thính giác và thị giác nhạy bén nên dễ bị kích động bởi tiếng ồn dẫn đến stress. Vậy nên chuồng nuôi chim cút cần đặt ở nơi yên tĩnh, ít người lạ và động vật qua lại, càng ít bị xáo trộn càng tốt.

    Vệ sinh sạch sẽ

    • Chuồng nuôi chim cút cần thiết kế để dễ dọn rửa chuồng, máng ăn máng uống, dễ dàng thu gom xử lý các chất thải để không gây ô nhiễm môi trường.
    • Nếu chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ làm cho chim cút bị lây nhiễm một số bệnh gia cầm.

    Tránh các động vật gây hại

    • Do kích thước khá nhỏ nên chim cút dễ bị chuột, mèo tấn công gây tổn thương. Vì vậy chuồng nuôi chim cút cần có rào chắn bảo vệ cẩn thận, chắc chắn, có thể làm bằng các vật liệu khác nhau tùy điều kiện để ngăn chặn sự phá hại bởi mèo và chuột.

    >> Xem thêm: Cách nuôi chim cút thịt

     

    Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút đạt chuẩn

    Chuồng nuôi chim cút thịt

    • Kích thước: 1×0.5x2m; mật độ 20 – 25 con/chuồng.
    • Vật liệu: Tùy điều kiện cụ thể, có thể dùng lồng kẽm, hoặc nẹp gỗ, hoặc lưới.
    • Cấu tạo chuồng nuôi chim cút:
    • Chọn lưới mắt nhỏ để chim dễ di chuyển và chống chuột. Có thể thiết kế thành nhiều tầng để tiết kiệm diện tích và tăng số lượng đàn. Nếu chuồng nuôi chim cút trên nền đất phải có quây lưới thép 1x1m xung quanh để chống chuột.
    • Nóc lồng làm bằng vật liệu mềm để khi chim cút giật mình nhảy lên cao thì không bị tổn thương phần đầu.
    • Lồng không cao quá 18cm, chân lồng cao 50cm để hạn chế các loài gây hại cũng như tạo độ thông thoáng cho chuồng nuôi.
    • Có tính linh động: lồng được lắp ghép nên có thể dễ dàng tháo lắp và di chuyển khi cần thiết.
    • Phần mái che có thể làm từ nhiều loại vật liệu nhưng khuyến khích nhất là ngói hoặc tôn lạnh để sử dụng lâu dài và tránh nóng che mưa hiệu quả.

    Sơ đồ chuồng nuôi chim cút thịt

    Sơ đồ chuồng nuôi chim cút thịt

     

    Làm đệm lót sinh học cho chuồng nuôi chim cút

    • Sử dụng đệm lót sinh học vừa giúp người chăn nuôi tiết kiệm thời gian trong việc dọn chuồng vừa giúp việc xử lý chất thải triệt để hơn. Các vi sinh trong đệm lót sẽ phân giải mạnh và đồng hoá tốt các thành phần có trong chất thải động vật để chuyển hoá thành các chất vô hại, kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật có hại có trong nền chuồng nuôi chim cút.

     

    Trang thiết bị trong chuồng nuôi chim cút thịt

    • Máng ăn: kích thước 5x50x2cm có lưới che trên mặt để tránh hao hụt do rơi vãi thức ăn. Máng ăn được đặt bên trong lồng úm, gắn phía ngoài lồng khi chim đã lớn.
    • Máng uống: kích thước 5x50x4cm, được đặt xen kẽ với máng ăn.
    • Thiết bị sưởi: dùng để úm chim non. Cấu tạo gồm bộ phận phát nhiệt (có thể bằng bóng điện, đèn hồng ngoại, bằng khí đốt, bằng dầu, bằng than) và chụp hình nón đường kính 80-130cm (còn gọi là chụp sưởi). Khi bố trí các thiết bị sưởi trong chuồng nuôi chim cút cần dựa vào công suất của nguồn nhiệt và số lượng chim đang nuôi.
    • Hệ thống rèm che: dùng để che phần chuồng nuôi chim cút không xây tường mà chỉ được ngăn bằng lưới thép. Có tác dụng giữ nhiệt, bảo vệ đàn khi có thay đổi về thời tiết như gió, bão, mưa lớn… Rèm che có thể làm bằng bạt, vải nhựa, bạt nilon, bao tải…

    Vị trí treo máng ăn ở chuồng nuôi chim cút

    Vị trí treo máng ăn ở chuồng nuôi chim cút

     

    Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút thịt đạt chuẩn. Hy vọng bài viết sẽ giúp người chăn nuôi gặt hái được nhiều thành công trong mô hình nuôi chim cút thịt.

    >> Xem thêm: Hướng đi hiệu quả từ mô hình nuôi chim cút đẻ trứng.

     

    Thiên Nguyên


     

    Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào  từ lợi khuẩn được chuyển giao từ Mỹ.

    Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.

    Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây.

    Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN

    Hotline CSKH: 094 780 5345 ! Email: info@thiennguyen.net.vn

    Immunevets® - Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi

      DMCA.com Protection Status