Nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của diệp hạ châu trong điều trị các bệnh về gan
Theo nghiên cứu của WHO, Việt Nam là một trong các nước mắc các bệnh về gan cao nhất, trong đó viêm gan chiếm tới 20% dân số. Chính vì thế, nhu cầu sử dụng các chế phẩm để điều trị các bệnh về gan tăng lên đáng kể, trong đó các chế phẩm có nguồn gốc từ dược liệu được ưu tiên hàng đầu và đáng chú ý đó là diệp hạ châu.
Theo Y học cổ truyền, diệp hạ châu có vị hơi đắng, hơi ngọt, tính mát, quy kinh can đởm, có tác dụng sát trùng, tiêu độc, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thông sữa, lợi tiểu.
1. Nghiên cứu về tác dụng bảo vệ gan
Cao diệp hạ châu có tác dụng bảo vệ gan trên chuột cống trắng được gây độc bằng carbon tetraclorid. Trong mô hình gây xơ gan thực nghiệm trên chuột cống trắng, diệp hạ châu có tác dụng làm giảm lượng colagen trong máu và làm giảm mức độ xơ gan ở động vật so với nhóm đối chứng. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng lợi tiểu, chống oxy hóa và có mức độ an toàn cao trong thử nghiệm về độc tính. Thực nghiệm đã chứng minh các liguan phyllanthin và hypophyllanthin trong diệp hạ châu có tác dụng bảo vệ tế bào gan chuột cống trắng chống lại tác nhân gây độc gan là carbon tetraclorid và galactosamin.
Nghiên cứu mới nhất của Viện Dược liệu về tác dụng dược lý của bột phyllanthin cho thấy: diệp hạ châu đắng có tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây nhiễm độc bằng CCL4 khi cho thỏ uống cao khô diệp hạ châu với liều 0,65 g/1kg/ngày kéo dài trong 18 ngày. Nghiên cứu cũng khẳng định cao khô của cây diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp tốt khi cho thuốc bằng đường tiêm và đường uống, tuy nhiên đường tiêm có tác dụng mạnh hơn đường uống.
Diệp hạ châu ức chế enzyme DNA polymerase virus viêm gan B (HBV) và virus viêm gan khác. Trong thời gian nghiên cứu lâm sàng sơ bộ, điều trị với liều hàng ngày 200 mg cao toàn cây diệp hạ châu (bỏ rễ) trong 30 ngày trên 37 bệnh nhân viêm gan B. Kết quả cho thấy, 22/37 (59%) bệnh nhân được điều trị đã mất kháng nguyên bề mặt HBV trong khi chỉ 1/23 (4%) bệnh nhân trong nhóm đối chứng có hiện tượng này. Một số đối tượng được theo dõi 9 tháng không có trường hợp nào kháng nguyên bề mặt xuất hiện trở lại. Về độc tính, không thấy có hoặc chỉ có ít tác dụng độc.
2. Nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp
Toàn cây diệp hạ châu có tác dụng gây hạ đường máu, hạ áp và lợi tiểu ở người. Ngoài ra, cây cũng có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm. Ba hoạt chất từ diệp hạ châu đắng có tác dụng ức chế aldos reductase là acid elargic, brefolin carboxylat và ethylbrevifolin; acid elargic có tác dụng mạnh nhất, ức chế mạnh hơn 6 lần so với quereitrin là chất thiên nhiên ức chế aldos reductase đã biết.
3. Nghiên cứu về tác dụng chống xơ gan và antioxidant
Khi sử dụng bột phyllanthin với liều lượng tương ứng 10g dược liệu/kg/ngày uống liên tục 8 tuần có tác dụng bảo vệ gan tốt trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm 12 tuần. Về tác dụng chống antioxydant, thuốc đã làm giảm peroxy hóa có ý nghĩa < 0,01 và hoạt tính chống oxy hóa của thuốc là 29,76%. Với liều tính theo dược liệu khô 20 g/kg chuột cho thấy tác dụng lợi tiểu khá rõ rệt. Đồng thời cũng khẳng định cao diệp hạ châu có tính độc rất thấp, có độ an toàn cao khi sủ dụng để điều trị cho người.
4. Nghiên cứu về tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm
Tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm là do thành phần acid phenolic và flavonoid trong diệp hạ châu.
Hoạt chất coderacin phân lập được từ cây do khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn.
5. Nghiên cứu về tác dụng hỗ trợ chống ung thư
Theo Huang ST và cộng sự, sự chết tế bào theo chương trình hiện được biết đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định nội mô tế bào và chống gây ung thư. Nghiên cứu này đã chứng minh được rằng cao chiết nước của cây diệp hạ châu có thể gây ra sự chết tế bào theo chương trình của các tế bào ung thư người có nhiều nguồn gốc khác nhau thể hiện qua những thay đổi về hình thái học và sự phân đoạn ADN.
Tuy nhiên, diệp hạ châu không thể hiện tác dụng độc trên các tế bào người bình thường gồm có các tế bào nội mô và tế bào gan dưới cùng điều kiện. Điều này gợi ý rằng cao nước diệp hạ châu có thể có tác dụng trong điều trị nhiều loại tế bào ung thư ở người mà không có tác dụng phụ độc trên các tế bào bình thường.
Hiện nay, do tính an toàn và hiêu quả mà rất nhiều chế phẩm trên thị trường với thành phần chủ yếu là diệp hạ châu ngày càng phổ biến, từ nguyên liệu đến bán thành phẩm như cao lỏng, cao khô diệp hạ châu và đặc biệt là các dạng thực phẩm chức năng rất tiện dụng.
Thiên Nguyên
Nguyên liệu ngành Dược, TPCN và TACN
Có thể bạn quan tâm: