callpc

Diệp hạ châu - Thành phần quan trọng trong những bài thuốc quý

Cây Diệp hạ châu, trong dân gian còn gọi là diệp hạ châu đắng cây chó đẻ, một số cùng còn có các tên gọi đặc biệt khác như diệp hòe thái hay lão nha châu. Cây có nhiều hạt tròn xếp thành hàng ở mặt dưới lá nên gọi là diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc). Tư xa xưa, diệp hạ châu đã được sử dụng phổ biến trong Đông y vì đây là một trong những vị thuốc quý do có nhiều tác dụng chữa bệnh.

    Theo nghiên cứu của Đông y, Diệp hạ châu vị ngọt đắng, tính mát, thuộc nhóm thanh can lương huyết, giải độc.. Với thành phần chính là Phyllanthin, Hypophyllanthin và Triacontanal, diệp hạ châu có tác dụng bảo vệ tế bào gan, khôi phục và tăng cường chức năng gan. Do đó mà từ lâu đời, nhân dân ta đã sử dụng cây thuốc này để chữa các bệnh thường gặp như các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, viêm da, viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, giang mai, rắn cắn…

     Diệp hạ châu


    Cây Diệp hạ châu

    Dưới đây là những bài thuốc quý từ Diệp hạ châu đã được sử dụng lâu đời trong dân gian:

     Chữa viêm gan B:

    Cây chó đẻ 30 gam, nhân trần 12 gam, hạ khô thảo 12 gam, sài hồ 12 gam, chi tử 8 gam, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.

    Chữa xơ gan cổ trướng thể nặng:

    Lấy 100 gam diệp hạ châu đem sao khô rồi sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150 gam đường, đun sôi cho tan đường, uống nhiều lần trong ngày (thuốc rất đắng), sử dụng liên tục trong 30 – 40 ngày. Bên cạnh đó, khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối và tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ). 

    Chữa suy gan:

    Thường dùng cho suy gan do sán lá, lỵ amip, ứ mật, nhiễm độc, sốt rét. Lấy 20 gam diệp hạ châu khô, 20 gam cam thảo đất sao khô. Sắc lấy nước uống hằng ngày. 

    Chữa viêm gan, vàng da

    Dùng trong trường hợp viêm gan, vàng da. Ngoài ra, bài thuốc này còn áp dụng trong các trường hợp đau mắt đỏ, viêm thận đái đỏ, viêm ruột tiêu chảy. Dùng cây chó đẻ 40 gam, mã đề 20 gam, dành dành 12 gam để sắc uống. 

    Lợi tiểu:

    Theo Đông y, diệp hạ châu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát nên có tác dụng lợi tiểu, mát gan, tiêu độc, sát khuẩn, thông huyết, điều kinh, hạ nhiệt…. Do đó, diệp hạ châu thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh về gan, bệnh về đường tiết niệu, đường ruột, hay các bệnh ngoài da. 

    Trị ăn không ngon, đau bụng, nước tiểu màu sẫm, sốt

    Diệp hạ châu 1 gam, nhọ nồi 2 gam, xuyên tâm liên 1 gam. Tất cả đem phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột thuốc lấy nước và uống hết một lúc. Uống 3 lần 1 ngày. 

    Chữa sốt rét:

    Diệp hạ châu 8 gam, thảo quả, dây hà thủ ô, dây gắm, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn mỗi vị 10 gam, hạt cau, ô mai, dây cóc mỗi vị 4 gam đem sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml, chia uống ngày 2 lần, trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10 gam. 

    Chữa nhọt độc sưng đau

    Dùng một nắm diệp hạ châu với một ít muối giã nhỏ, cho nước sôi vào, vắt lấy nước cốt uống, bã còn lại đem đắp chỗ đau (theo Bách gia trân tàng). 

    Chữa bị thương, vết đứt chảy máu

    Dùng diệp hạ châu với vôi giã nhỏ sau đó đắp vào vết thương (theo Bách gia trân tàng). 

    Chữa bị thương ứ máu

    Dùng lá, cành diệp hạ châu và mần tưới, mỗi thứ một nắm sau đó giã nhỏ, chế nước đồng tiện vào, vắt lấy nước uống, bã để đắp. Có thể hoà thêm bột đại hoàng 8  12 gam để tăng tác dụng (theo Hoạt nhân toát yếu). 

    Chữa tưa lưỡi ở trẻ em

    Giã cây tươi vắt lấy nước cốt rồi bôi vào lưỡi trẻ (theo Dược liệu Việt Nam). 

    Sản hậu ứ huyết

    Dùng diệp hạ châu khô 6 – 12, sắc lấy nước uống hằng ngày (theo Dược liệu Việt Nam). 

    Hiện nay, khi các bệnh về gan ngày càng nhiều, việc sử dụng diệp hạ châu trong các bài thuốc càng trở nên phổ biến hơn. Trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các chế phẩm từ diệp hạ châu với nhiều hình thức: trà túi lọc, cao mềm, cao lỏng, cao khô… và đặc biệt là các loại thực phẩm chức năng với cao diệp hạ châu là thành phần chính.

      DMCA.com Protection Status