callpc

Chế độ chăm sóc cho người bị viêm dạ dày tá tràng như thế nào là tốt nhất?

Chế độ chăm sóc cho người bị viêm dạ dày tá tràng như thế nào là tốt nhất?

    Chế độ chăm sóc cho người bị viêm dạ dày tá tràng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị bệnh của người bệnh. Chính vì vậy trong quá trình chăm sóc cho bệnh nhân thì việc nắm rõ viêm dạ dày tá tràng nên kiêng ăn gì và viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì là vô cùng quan trọng. Và bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn vấn đề trên.

    >> Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì?

     

    1. Bệnh nhân viêm dạ dày tá tràng nên kiêng ăn gì?

    Bệnh loét dạ dày hành tá tràng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa của người bệnh. Do đó, để bệnh nhanh được cải thiện thì người bệnh nên tránh ăn những loại thực phẩm dưới đây:

    1.1. Các loại thực phẩm kích thích làm tăng tiết dịch vị

    Người bệnh viêm dạ dày tá tràng nên kiêng ăn đồ ăn cay nóng

    Người bệnh viêm dạ dày tá tràng nên kiêng ăn đồ ăn cay nóng

    Những loại thực phẩm kích thích làm tăng tiết axit dịch vị trong dạ dày sẽ khiến cho vết viêm loét khó lành hơn. Do đó, đây là loại thực phẩm mà người bệnh cần hạn chế sử dụng trong bữa ăn.

    Các thực phẩm đó phải kể đến như:

    • Rượu, bia, cà phê,...
    • Nước ngọt có ga
    • Thực phẩm quá chua, cay như: dấm, chanh, ớt, tiêu,…
    • Các món thịt tẩm ướp nhiều gia vị như: thịt nướng, món chiên xào, sốt, thịt muối, thịt quay…
    • Đồ ăn giàu chất béo hay đạm

    1.2. Viêm dạ dày tá tràng nên kiêng ăn gì? - Thực phẩm rắn, nhiều xơ

    Khi thực phẩm quá rắn hay chứa nhiều xơ di chuyển xuống đến dạ dày thì sẽ cọ xát vào thành niêm mạc dạ dày, gây tổn thương niêm mạc. Chính vì vậy đây cũng là nhóm thực phẩm mà bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng sử dụng.

    Cụ thể là người bệnh cần hạn chế ăn các thực phẩm như:

    • Đồ ăn cứng: xương băm, sụn, chân gà, tôm, cua, cá rán giòn…
    • Các loại rau già có quá nhiều xơ
    • Các loại kẹo rắn

    1.3. Đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng

    Trong chế độ chăm sóc cho người bị viêm dạ dày tá tràng thì cần phải kiêng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Nguyên nhân là do đồ ăn còn nóng khi đưa vào cơ thể vào sẽ có thể làm sung huyết niêm mạc dạ dày. Ngược lại, đồ ăn quá lạnh cũng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày. Từ đó làm trầm trọng thêm các triệu chứng như ợ hơi, trào ngược, đau thượng vị khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

    Chính vì lý do đó, người bệnh không nên ăn các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh như các món chiên nướng, hay các món kem và sinh tố có đá lạnh.

     

    2. Người bệnh viêm dạ dày tá tràng nên ăn gì?

    2.1. Các loại rau xanh giàu vitamin

    Trong chế độ chăm sóc cho người bị viêm dạ dày tá tràng thì đặc biệt nên bổ sung nhiều rau xanh giàu vitamin. Bởi vì trong rau xanh đặc biệt là các loại rau màu xanh đậm thì có hàm lượng lớn vitamin phải kể đến như vitamin A, vitamin C, vitamin K, axit folic, sắt và canxi đặc biệt chất xơ. Lượng chất xơ vừa phải trong rau xanh có thể giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày. Đồng thời, sẽ giúp làm dịu đi các triệu chứng như đầy hơi, ợ chua, đau thượng vị và đồng thời ngăn ngừa vết loét.

    Bổ sung nhiều rau xanh sẽ giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày

    Bổ sung nhiều rau xanh sẽ giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày

    Một số thực phẩm đó là:

    • Các loại rau cải như: rau bắp cải, rau chân vịt,...
    • Hoa quả như: táo, lê
    • Bột yến mạch
    • Khoai lang

    >> Xem thêm: Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?

    2.2. Nhóm thực phẩm trung hòa axit dịch vị trong dạ dày

    Nếu dịch vị dạ dày có nồng độ axit quá cao thì làm cho tình trạng loét dạ dày tá tràng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm giàu tính kiềm để có thể giúp cân bằng được lượng axit như các loại sữa bò, sữa hộp, phomat…

    Các thực phẩm có tính kiềm có thể kể đến như:

    • Rau lá xanh đâm như rau chân vịt, bông cải xanh,..
    • Đậu xanh
    • Rau húng quế
    • Tỏi
    • Quả bơ
    • Măng tây

    2.3. Nhóm thực phẩm giàu probiotics

    Các loại thực phẩm giàu probiotics như sữa chua, dưa cải bắp, canh miso, kim chi, kombucha và tempeh rất giàu các vi khuẩn có lợi probiotic. Các loại thực phẩm này có công dụng giúp làm lành các vết loét bằng cách chống lại vi khuẩn HP trong dạ dày.

    2.4. Thực phẩm có công dụng thấm hút dịch vị dạ dày

    Khi trong dịch vị có quá nhiều axit sẽ gây ra tình trạng đau vùng thượng vị và làm tổn thương các vết loét. Vì vậy người bệnh nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có tính thấm hút dịch vị dạ dày.

    Một số thực phẩm dễ thấm hút dịch vị dạ dày phải kể đến như:

    • Bánh mì
    • Bỏng ngô mềm
    • Bỏng gạo

    Trên đây là những thông tin về chế độ chăm sóc cho người bị viêm dạ dày tá tràng. Hy vọng bạn đọc biết cách chăm sóc cho người bệnh để bệnh có thể hồi phục nhất.

     


     

    GutGard® chiết xuất từ rễ cam thảo, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori, giảm viêm loét dạ dày tá tràng.

    Khác với các loại chiết xuất cam thảo thông thường, GutGard® được chuẩn hóa và kiểm soát hàm lượng Glycyrrhizin để ngăn ngừa các tác dụng phụ.

    GutGard® có nguồn gốc tự nhiên, đã được thử nghiệm lâm sàng, đạt các chứng nhận và bằng sáng chế quốc tế.

    Nguyên liệu GutGard® - Chiết xuất rễ cam thảo được ứng dụng trong các loại TPCN giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng.

    Thông tin chi tiết về nguyên liệu GutGard®, vui lòng liên hệ:

    Hotline CSKH: 094 780 5345 | Email: info@thiennguyen.net.vn

    Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp

     
    Contact Me on Zalo