Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào cho hiệu quả?
Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào là một vấn đề được rất nhiều người tìm hiểu hiện nay. Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất cũng như tránh biến chứng có thể xảy ra.
>> Xem thêm: Nguyên tắc điều trị loét dạ dày tá tràng
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?
Viêm loét dạ dày tá tràng dù đã điều trị khỏi tuy nhiên vẫn có thể tái phát và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, để hạn chế tái phát thì nên điều trị theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Giảm axit và pepsin bằng các thuốc ức chế hoặc trung hòa acid dịch vị.
- Nguyên tắc 2: Tăng cường bảo vệ niêm mạc bằng các thuốc tạo màng che phủ kích thích sự tái sinh của tế bào niêm mạc.
- Nguyên tắc 3: Tiêu diệt vi khuẩn HP bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh
- Nguyên tắc 4: Điều trị hỗ trợ thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập để giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Theo các chuyên gia, hiệu quả cũng như thời gian điều trị viêm loét dạ dày tá tràng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự tuân thủ các nguyên tắc điều trị ở trên. Chính vì vậy, bệnh nhân nên tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Mục tiêu hàng đầu trong việc chữa viêm loét dạ dày đó là làm giảm cảm giác khó chịu, làm lành ổ loét. Đồng thời giúp hạn chế tình trạng tái phát và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy.
Sử dụng thuốc Tây
Thuốc Tây luôn được sử dụng ưu tiên trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của bác sĩ. Thuốc Tây có tác dụng giúp kiểm soát cơn đau của bệnh nhân trong thời gian ngắn nhất đồng thời bảo vệ ổ viêm loét cũng như hỗ trợ phòng ngừa biến chứng.
Dưới đây là một số loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, bao gồm:
- Nhóm thuốc kháng axit bao gồm: Phosphalugel, Maalox,…
- Thuốc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày bao gồm: Ulcar, Sucralfat, Ducas,…
- Nhóm thuốc ức chế bài tiết axit: bao gồm có thuốc ức chế gastrin (ví dụ Somatostatin), thuốc ức chế thụ thể histamin H2 (gồm Ranitidin, Cimetidin, Nizatidin, Famotidin) và các thuốc ức chế bơm proton (gồm Omeprazole, Rabeprazole, Lansoprazole,…).
- Thuốc kháng sinh trong trường hợp HP dương tính
Sử dụng thuốc Nam
Điều trị viêm dạ dày tá tràng bằng thuốc Nam có hiệu quả không?
Cách chữa viêm dạ dày tá tràng bằng thuốc Nam chỉ được thực hiện sau khi triệu chứng của bệnh đã được kiểm soát. Phương pháp điều trị này chủ yếu giúp hỗ trợ làm liền vết loét và giúp phục hồi các mô tổn thương ở niêm mạc dạ dày.
Một số loại thuốc Nam thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, bao gồm:
- Củ nghệ vàng: Nghệ là vị thuốc Nam từ xa xưa đã được sử dụng rất nhiều trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Hoạt chất curcumin trong củ nghệ đã được chứng minh là có hiệu quả kháng sinh, ức chế sự phát triển của virus, kháng viêm và chống oxy hóa. Do đó, bổ sung nghệ vào chế độ ăn thông qua việc dùng trà nghệ, sữa nghệ, nghệ mật ong,… có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ làm liền vết loét ở niêm mạc ruột non cũng như dạ dày.
- Chè dây: Chè dây được biết đến là một loại thảo dược có công dụng kháng khuẩn mạnh. Chè dây giúp ức chế bài tiết axit tự nhiên do đó thảo dược này được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chè dây còn có chứa hàm lượng flavonoid cao từ đó giúp phục hồi và tái tạo các mô niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
- Lô hội: Theo nghiên cứu, nhựa từ cây lô hội có tác dụng giúp ức chế sản xuất HCl và men pepsin. Do đó, sử dụng lô hội trong điều trị loét dạ dày tá tràng có thể hỗ trợ ức chế sự phát triển của vi khuẩn, trung hòa axit, giúp phục hồi vết loét và nhuận tràng. Bên cạnh đó, uống nước lô hội sau bữa ăn còn giúp làm giảm cảm giác nóng rát, buồn nôn và khó chịu.
>> Xem thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì?
Thuốc Nam tương đối và ít gây ra tác dụng phụ như thuốc Tây. Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc Nam thì chỉ có tác dụng giúp hỗ trợ làm liền vết loét và làm giảm nhẹ mức độ của các triệu chứng. Chính vì lý do đó, việc điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Nam chỉ được thực hiện khi bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn ổn định và đang phục hồi.
Trên đây là những thông tin về cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn sẽ biết cách phối hợp các phương pháp để điều trị bệnh của mình cho hiệu quả nhất nhé.
GutGard® chiết xuất từ rễ cam thảo, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori, giảm viêm loét dạ dày tá tràng.
Khác với các loại chiết xuất cam thảo thông thường, GutGard® được chuẩn hóa và kiểm soát hàm lượng Glycyrrhizin để ngăn ngừa các tác dụng phụ.
GutGard® có nguồn gốc tự nhiên, đã được thử nghiệm lâm sàng, đạt các chứng nhận và bằng sáng chế quốc tế.
Nguyên liệu GutGard® - Chiết xuất rễ cam thảo được ứng dụng trong các loại TPCN giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng.
Thông tin chi tiết về nguyên liệu GutGard®, vui lòng liên hệ:
Hotline CSKH: 094 780 5345 | Email: info@thiennguyen.net.vn
Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp