[Mách bạn] Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng ung thuốc gì là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay ngày càng phong phú. Và dưới đây là các nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay.
>> Xem thêm: Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?
1. Thuốc trung hòa axit dạ dày
Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì thì đầu tiên trong danh sách phải kể đến đó là thuốc trung hòa axit dạ dày. Nhóm thuốc này có tác dụng làm tăng độ pH dịch vị ở trong dạ dày. Khi nồng độ axit giảm thì sẽ ngăn chặn và làm chậm quá trình bào mòn niêm mạc dạ dày. Nhờ đó người bệnh sẽ giảm được những triệu chứng của bệnh vô cùng hiệu quả.
Một số thuốc trung hòa axit dạ dày thường được sử dụng đó là: Maalox, Phosphalugel, Polisilane gel, Gastevin, Barudon,...
Thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
2. Nhóm thuốc tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Nhóm thuốc tạo màng bọc có tác dụng giúp ngăn chặn được quá trình tấn công của axit dạ dày cũng như các tác nhân khác nữa.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc này nếu thấy bạn cơ thể có biểu hiện lạ thì nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý và điều trị phù hợp nhất.
Các thuốc thuộc nhóm này phải kể đến như: Bismuth, Sucralfat, Prostaglandin,..
3. Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì? - Thuốc kháng histamin H2
Thuốc kháng histamin H2 có tác dụng ngăn chặn histamin gắn vào các thụ thể H2 kích thích axit. Tùy vào từng loại thuốc khác nhau sẽ có những cách dùng cụ thể như sau:
- Cimetidine: Liều dùng 400mg/lần, người bệnh có thể uống từ 3 – 4 lần/ngày vào bữa ăn hay trước khi ngủ.
- Ranitidin: Có liều dùng 150 – 200 mg/lần, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
- Famotidin: Có liều dùng 20mg – 40mg, ngày có thể uống 2 lần tùy theo chỉ định của bác sĩ
4. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Nhóm thuốc tiếp theo phải kể đến trong danh sách viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì thì phải kể đến đó là thuốc ức chế bơm proton. Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm khả năng bài tiết dịch axit dạ dày. Từ đó giúp phục hồi ổ loét ở dạ dày, do đó nhóm thuốc này thường được phối hợp với thuốc kháng khuẩn trong điều trị vi khuẩn Hp.
Một số loại thuốc thường được sử dụng trong nhóm này là: Rabeprazole, Pantoprazole, Omeprazole,...
>> Xem thêm: Chế độ chăm sóc cho người bị viêm dạ dày tá tràng?
5. Kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Thuốc kháng khuẩn HP cũng là nhóm thuốc được sử dụng vô cùng phổ biến
Theo thống kê của Bộ Y tế thì khoảng 90% người mắc bệnh về dạ dày thì thường dương tính với vi khuẩn Hp. Do đó, thuốc kháng khuẩn HP cũng là nhóm thuốc được sử dụng vô cùng phổ biến đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng.
Và dưới đây là một số tên thuốc trị khuẩn HP vô cùng phổ biến hiện nay:
- Tetracyclin: Liều sử dụng tùy thuộc vào từng mức độ của bệnh khác nhau thường sẽ dao động từ 1 – 2g/ngày và mỗi ngày chỉ uống từ 1 – 2 lần.
- Metronidazole/Tinidazole: Liều dùng của thuốc này tối đa cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng khoảng 1g/ngày. Tuy nhiên đối với người bệnh nặng hơn thì có thể điều chỉnh theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Amoxicillin: Sử dụng tương tự như thuốc Tetracyclin, liều dùng từ 1 – 2g/ngày.
- Clarithromycin: Liều dùng của thuốc này tùy vào từng thể bệnh khác nhau và thường dao động từ 500 – 1000mg/ngày theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, người bệnh trước khi sử dụng hay ngừng sử dụng thuốc thì đều cần nên hỏi ý kiến của bác sĩ chỉ định vì việc dùng thuốc không đúng cách có thể ảnh hưởng hiệu quả điều trị hay khiến người bệnh bị nhờn thuốc. Bên cạnh đó, nếu như lạm dụng nhóm thuốc kháng sinh này còn có thể khiến lợi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt.
6. Viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì? - Nhóm thuốc bổ trợ
Thông thường khi đưa ra phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng các bác sĩ cũng sẽ có thể kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để phù hợp với tình trạng bệnh và triệu chứng của từng người bệnh.
- Nhóm thuốc an thần: Librax, Tranxene và Valium… sẽ sử dụng kết hợp với thuốc chống co thắt như Spasmaverin, Nospa…
- Một số loại vitamin: Vitamin B1 và B6, vitamin C, vitamin A và vitamin U… có công dụng giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả hơn.
Trên đây là các thông tin về chủ đề viêm loét dạ dày tá tràng uống thuốc gì mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về cách sử dụng thuốc để điều trị bệnh đạt được hiệu quả cao nhất.
GutGard® chiết xuất từ rễ cam thảo, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori, giảm viêm loét dạ dày tá tràng.
Khác với các loại chiết xuất cam thảo thông thường, GutGard® được chuẩn hóa và kiểm soát hàm lượng Glycyrrhizin để ngăn ngừa các tác dụng phụ.
GutGard® có nguồn gốc tự nhiên, đã được thử nghiệm lâm sàng, đạt các chứng nhận và bằng sáng chế quốc tế.
Nguyên liệu GutGard® - Chiết xuất rễ cam thảo được ứng dụng trong các loại TPCN giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng.
Thông tin chi tiết về nguyên liệu GutGard®, vui lòng liên hệ:
Hotline CSKH: 094 780 5345 | Email: info@thiennguyen.net.vn
Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp