callpc

5 Nguyên nhân làm giảm sản xuất Collagen trong cơ thể

5 Nguyên nhân làm giảm sản xuất Collagen trong cơ thể

    Tổ chức mô liên kết được cấu tạo bởi các tế bào và hệ thống ma trận ngoại bào (EMC - extracellular matrix). ECM bao gồm hai thành phần, proteoglycan và protein dạng sợi có vai trò như lớp vôi vữa liên kết các tế bào trong cơ thể chúng ta lại với nhau. Collagen, elastin, fibronectin và laminins là tất cả các protein dạng sợi tạo nên các liên kết trong ECM. Các proteoglycans có tác dụng lấp đầy các khoảng không ở giữa chúng.

    5 Nguyên nhân làm giảm sản xuất Collagen trong cơ thể 1
    Collagen có bản chất là một trong nhiều protein tham gia vào cấu trúc mô liên kết. Nó là Protein phong phú nhất trong mô động vật, chiếm hơn 30% tổng khối lượng Protein ở động vật có vú. Bổ sung collagen được cho là giúp cải thiện các triệu chứng viêm khớp và sức khỏe khớp và làm tăng sự phát triển của tóc.

    Collagen có mặt ở rất nhiều cơ quan trên cơ thể, có nhiều chức năng mà có thể chúng ta còn chưa biết. Có khoảng 28 loại protein Collagen khác nhau được tìm thấy trong cơ thể động vật có vú. Hơn 80% Collagen là loại tuyp I, II hoặc III, được tìm thấy chủ yếu ở da, xương, gân, sụn, phổi, ruột và hệ thống mạch máu. Collagen loại IV cũng rất phổ biến, vì nó là một thành phần chính của ECM được sản xuất bởi các tế bào da.

    Nguyên nhân làm giảm sản xuất Collagen trong cơ thể

    1.       Loạn di truyền

    Bệnh xương giòn – xương thủy tinh là bệnh di truyền liên quan đến tổng hợp collagen và không thể điều trị được. Bệnh được xác định khi mất một trong 2 gen,  làm giảm lượng Collagen tuyp I trong cơ thể, gây ra các triệu chứng đặc trưng như xương dễ vỡ, tăng nguy cơ gãy xương.  Đây là căn bệnh gây đau đớn nếu ở tình trạng nhẹ, các rối loạn nặng có thể dẫn đến tử vong.

    Hội chứng Ehlers-Danlos (EDS) là do thiếu hụt collagen hoặc cấu trúc collagen bị lỗi. Đây là hội chứng có liên quan đến yếu tố di truyền theo gen, những đột biến này ảnh hưởng đến các phân tử Collagen cần thiết trong da, gân và hệ mạch máu. Những triệu chứng do giảm tổng hợp Collagen ở những đối tượng này thường có đặc điểm da đàn hồi cao, da mỏng manh, khớp mềm, dễ bầm tím gây đau mạn tính, bệnh nhân có thể tăng nguy cơ vỡ mạch máu.

    2.      Bức xạ tia cực tím

    Bức xạ tia cực tím kích hoạt các yếu tố tăng trưởng tế bào và các thụ thể cytokine và giảm sản xuất Collagen tuyp I dưới da khi tiếp xúc. Chính vì vậy nếu da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân gây ra các chứng bệnh về da như các vết thâm nám, lão hóa da

    5 Nguyên nhân làm giảm sản xuất Collagen trong cơ thể 2

    3.      Hút thuốc lá

    Hút thuốc lá không những gây nhiều bệnh tật cho cơ thể mà khói thuốc còn gây ra tình trạng giảm sản xuất collagen trong cơ thể. Người hút thuốc sản xuất ít hơn 18% collagen tuyp I và 22% collagen tuyp III trong da hơn người không hút thuốc.

    Khói thuốc lá làm tăng lượng Protein ngoại bào (metalloproteinases), do đó làm giảm các phân tử Protein trong quá trình sản xuất collagen của cơ thể.

    Bằng cách giảm sản xuất collagen, hút thuốc làm tăng nguy cơ lão hóa da và làm giảm khả năng tự chữa vết thương của cơ thể.

    4.      Thiếu ngủ và căng thẳng mệt mỏi

    Thiếu ngủ gây stress và tăng nồng độ cortisol. Cortisol làm giảm sản xuất collagen thông qua giảm chức năng xoắn của các chuỗi pedtid cấu tạo nên các sợi Collagen. Điều này dẫn đến tình trạng không ổn định của các sợi collagen dẫn đến nguy cơ dễ bị đứt, phá hủy. Như vậy tình trạng thiếu ngủ, căng thẳng kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe chung cũng như tác động xấu đến da như da tăng lão hóa da, giảm khả năng chữa lành các vết thương do các sợi collagen dễ bị phá hủy.

    5.      Bệnh nhân tiểu đường

    Mức đường máu ở những bệnh nhân tiểu đường thường xuyên ở mức cao,  là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng cơ thể tự tổng hợp Collagen. Đường máu cao ức chế enzym liên quan đến quá trình sinh tổng hợp collagen trong cơ thể đồng thời làm giảm độ dẻo dai của các sợi Collagen. Các phân tử đường trong máu nếu vượt quá mức an toàn lâu ngày có thể ức chế các thụ thể trên các sợi collagen. Khi các thụ thể bị ức chế có thể thay đổi các tín hiệu tế bào liên quan đến quá trình tái tổng hợp các sợi collagen.

    Ngoài các nguyên nhân bệnh lý thì còn một nguyên nhân khác, đó là cứ sau 30 tuổi, lượng collagen trong cơ thể sau mỗi năm sẽ giảm đi 1%, đó cũng chính là nguyên nhân mà khi chúng ta càng già thì các chức năng của cơ thể mà có liên quan đến collagen đều giảm như: da sẽ giảm độ căng mịn theo thời gian, xương sẽ giảm độ dẻo dai, khớp sẽ giảm độ trơn chu, tóc sẽ giảm mượt. Đó là những biểu hiện mà tự chúng ta có thể cảm nhận được. Bên cạnh đó việc giảm collagen hàng năm trong cơ thể còn có một số chức năng mà chúng ta không thể cảm nhận được như các hệ mạch máu sẽ giảm độ đàn hồi, các cơ quan như ruột, phổi…. cũng có sự tham gia của collagen và cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

    Vì vậy bổ sung collagen sau tuổi 30 là một việc vô cùng cần thiết để các cơ quan trong cơ thể chiến đấu lại với thời gian.

    ⇒ Xem thêm: 6 tác dụng của Collagen thủy phân đối với cơ thể

    Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp

    Nguyên liệu ngành Dược & TPCN

     
    Contact Me on Zalo