callpc

Top 10 tác dụng của Chiết xuất gừng (Ginger extract)

Top 10 tác dụng của Chiết xuất gừng (Ginger extract)

    1. Chống viêm, chống oxy hóa

    Trong chiết xuất gừng ginger extract có chứa gingerol - đây là hợp chất mang hoạt tính sinh học chính trong củ gừng, đem lại phần lớn các đặc tính y học của gừng.

    Theo nghiên cứu, gingerol có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó giúp làm giảm stress oxy hóa - kết quả của việc dư thừa gốc tự do trong cơ thể.

    chiết xuất gừng ginger extract

    2. Giảm nôn, nghén

    Chiết xuất gừng có thể làm giảm tình trạng buồn nôn và nôn cho những người trải qua một số loại phẫu thuật. Nó cũng có thể làm giảm các cơn buồn nôn liên quan đến hóa trị, tuy nhên cần có các nghiên cứu kỹ hơn trên người.

    Gừng đặc biệt hiệu quả với trạng thái buồn nôn do thai nghén. Theo đánh giá của 12 nghiên cứu trên tổng số 1.278 phụ nữ mang thai, sử dụng 1,1-1,5g gừng giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng buồn nôn.

    Tuy nhiên, phụ nữ mang thai gần chuyển dạ hoặc bị dọa sảy nên tránh dùng gừng. Gừng được chống chỉ định với các bệnh nhân có tiền sử chảy máu âm đạo và rối loạn đông máu.

    3. Giảm cân

    Nhiều người cứu được thực hiện trên cả người và động vật đã cho thấy gừng có tác dụng giúp giảm cân.

    Một đánh giá năm 2019 kết luận rằng việc bổ sung gừng giúp làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, tỷ lệ eo-hông và tỷ lệ hông ở những người thừa cân béo phì.

    Một nghiên cứu năm 2016 trên 80 phụ nữ béo phì cũng cho thấy gừng làm giảm chỉ số BMI và mức insulin trong máu (Mức insulin trong máu cao có liên quan đến béo phì).

    Tác dụng giảm cân của gừng thể hiện rõ rệt hơn trên các nghiên cứu ở động vật. Chuột được uống nước gừng và chiết xuất gừng liên tục có trọng lượng cơ thể giảm, ngay cả trong trường hợp chúng được cho ăn chế độ nhiều chất béo.

    Khả năng giảm cân này của gừng có thể có liên quan đến một số cơ chế nhất định, chẳng hạn như làm gia tăng lượng calo bị đốt cháy hoặc giảm viêm.

    4. Chữa viêm xương khớp

    Viêm xương khớp là một căn bệnh khá phổ biến. Nó liên quan đến sự thoái hóa của các khớp trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng đau và cứng khớp.

    gừng chữa viêm xương khớp

    Có một số nghiên cứu cho thấy gừng có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp.

    Nghiên cứu năm 2011 cho thấy sự kết hợp của gừng, quế và dầu mè bôi tại chỗ có thể giúp giảm đau và cứng khớp ở những người bị viêm khớp gối.

    Một đánh giá khác được thực hiện trên những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp gối. Những người tham gia nghiên cứu dùng 0,5-1g gừng mỗi ngày trong thời gian 3-12 tuần. Kết quả cho thấy tình trạng viêm khớp được giảm đáng kể. Bên cạnh đó, chỉ quan sát thấy các tác dụng phụ nhẹ, ví dụ như mùi vị của gừng hay chứng khó chịu ở dạ dày.

    5. Tốt cho những người bị tiểu đường tuýp 2

    Gừng được chứng minh là có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch khác ở những người bị tiểu đường tuýp 2.

    Nghiên cứu được thực hiện năm 2015 trên 41 người tham gia mắc tiểu đường tuýp 2. Những người tham gia nghiên cứu được cho dùng 2g gừng mỗi ngày. Kết quả cho thấy lượng đường trong máu lúc đói giảm xuống 12%, nồng độ HbA1c cũng giảm 10 (sau thời gian 12 tuần).

    Ngoài ra người ta còn ghi nhận thấy sự giảm 28% tỷ lệ Apolipoprotein B / Apolipoprotein A-I và giảm 23% malondialdehyde (MDA) - khi những yếu tố này tăng cao là nguy cơ chính gây ra bệnh tim.

    Tuy nhiên đây mới chỉ là một nghiên cứu khá nhỏ. Kết quả thu về vô cùng ấn tượng những cũng cần có các nghiên cứu lớn hơn trước để khẳng định chắc chắn về tác dụng này.

    6. Giảm các triệu chứng khó tiêu

    Chứng khó tiêu mãn tính có biểu hiện điển hình là các cơn đau tái phát và sự khó chịu ở phần trên của dạ dày. Nguyên nhân chính dẫn đến chứng khó tiêu được cho là do sự làm trống dạ dày một cách chậm trễ. Và gừng đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày.

    Năm 2011, người ta đã thực hiện một thí nghiệm nhỏ trên những người mắc chứng khó tiêu chức năng, khó tiêu không rõ nguyên nhân. Một nửa được cho uống viên gừng, một nửa dùng giả dược. Một giờ sau, tất cả đều được cho ăn súp. Kết quả, những người uống gừng mất 12,3 phút để làm trống dạ dày; trong khi đó ở những người dùng giả dược phải mất đến 16,1 phút.

    Năm 2008, một nghiên cứu cũng đã được thực hiện trên những người không bị khó tiêu. 24 người khỏe mạnh được cho uống viên gừng và giả dược. Tất cả họ được cho ăn súp vào một giờ sau đó. Kết quả, thời gian để dạ dày trống rỗng với những người dùng gừng là 13,1 phút và với những người dùng giả dược là 26,7 phút.

    7. Giảm đau bụng kinh

    Gừng giúp giảm đau, bao gồm cả đau bụng kinh, đặc biệt hiệu quả khi dùng vào đầu kỳ kinh.

    giảm đau bụng kinh bằng chiết xuất gừng

    Trong một nghiên cứu năm 2009, 150 phụ nữ được hướng dẫn dùng gừng hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong 3 ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt. Những người tham gia nghiên cứu được chia làm 3 nhóm: một nhóm dùng bột gừng (250mg), một nhóm dùng axit mefenamic (250mg) và một nhóm dùng ibuprofen (400mg). Kết quả cho thấy gừng có tác dụng giảm đau hiệu quả như hai loại NSAID.

    8. Giảm cholesterol

    Nhiều nghiên cứu trên cả người và động vật đã cho thấy, chiết xuất gừng có thể làm giảm đáng kể mức cholesterol LDL (có hại), cholesterol toàn phần và chất béo trung tính trong máu.

    Nghiên cứu năm 2018 trên 60 người bị tăng lipid máu được sử dụng 5g bột gừng mỗi ngày cho thấy sau 3 tháng, nồng độ cholesterol xấu (LDL) của họ giảm tới 17,4%. Đây là một con số rất ấn tượng, tuy nhiên đi đôi với đó là liều lượng gừng sử dụng rất cao, cao hơn 5-10 lần so với các nghiên cứu về gừng đối với bệnh viêm khớp.

    Một nghiên cứu khác được thực hiện trên chuột bị suy giáp và tiểu đường. Kết quả, chiết xuất gừng làm giảm cholesterol LDL ở mức tương tự như thuốc hạ cholesterol atorvastatin.

    Các đối tượng từ tất cả các nghiên cứu trên cũng bị giảm cholesterol toàn phần và chất béo trung tính trong máu của chúng.

    9. Ngăn ngừa ung thư

    Gừng đã được nghiên cứu như một phương thuốc thay thế cho một số loại ung thư. Các đặc tính chống ung thư này là nhờ gingerol - hoạt chất chính có trong củ gừng.

    Một nghiên cứu kéo dài 28 ngày trên những bệnh nhân có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng được sử dụng 2g chiết xuất gừng mỗi ngày đã cho thấy sự giảm đáng kể của các phân tử truyền tín hiệu gây viêm trong ruột kết.

    Tuy nhiên một nghiên cứu khác trên những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng lại không cho kết quả tương tự.

    Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác nói rằng chiết xuất gừng có thể có hiệu quả chống lại các bệnh ung thư khác như tuyến tụy, ung thư gan, ung thư vú và ung thư buồng trứng. Tuy nhiên vẫn cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa.

    10. Tăng cường chức năng não bộ, phòng ngừa bệnh alzheimer

    Stress oxy hóa và chứng viêm mãn tính làm đẩy nhanh quá trình lão hóa. Đây được cho là một trong nhiều nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer và sự suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.

    Các chất chống oxy hóa và các hợp chất có hoạt tính sinh học trong gừng được chứng minh là có thể ức chế các phản ứng viêm xảy ra trong não.

    nguyên liệu chiết xuất củ gừng

    Ngoài ra có một số bằng chứng cho thấy gừng có thể giúp tăng cường chức năng não trực tiếp. Trong một nghiên cứu vào năm 2012, những người phụ nữ trung niên khỏe mạnh được dùng chiết xuất gừng hàng ngày đã được cải thiện thời gian phản ứng và trí nhớ làm việc.

    Nhiều nghiên cứu khác trên động vật cũng chứng minh gừng có tác dụng bảo vệ và chống lại sự suy giảm chức năng não liên quan đến tuổi tác.

     


    Nguyên liệu Chiết xuất gừng – Ginger extract

    • Mô tả: Dạng bột màu nâu sáng
    • Bộ phận sử dụng: Thân rễ
    • Hoạt chất: Gingerol > 3%
    • Quy cách: Thùng 25kg
    • Xuất xứ: Ấn Độ
    • Hạn sử dụng: 2 năm

    Thiên Nguyên cung cấp các loại nguyên liệu cho ngành Dược & TPCN. Chi tiết liên hệ:

    Hotline CSKH: 094.780.5345 | Email: info@thiennguyen.net.vn

    Thiên Nguyên – Đồng hành cùng Doanh nghiệp

     

    Nguồn tham khảo:

    https://www.healthline.com/nutrition/11-proven-benefits-of-ginger

     

    Tài liệu nghiên cứu:

    1. Mashhadi NS và cộng sự (2013). Anti-oxidative and anti-inflammatory effects of ginger in health and physical activity: review of current evidence. PMCID: PMC3665023
    2. Anh NH và cộng sự (2020). Ginger on Human Health: A Comprehensive Systematic Review of 109 Randomized Controlled Trials. DOI: 3390/nu12010157
    3. Viljoen E và cộng sự (2014). A systematic review and meta-analysis of the effect and safety of ginger in the treatment of pregnancy-associated nausea and vomiting. DOI: 1186/1475-2891-13-20
    4. Lindblad AJ và cộng sự (2016). Ginger for nausea and vomiting of pregnancy. PMCID: PMC4755634
    5. Maharlouei N và cộng sự (2019). The effects of ginger intake on weight loss and metabolic profiles among overweight and obese subjects: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. DOI: 1080/10408398.2018.1427044
    6. Ebrahimzadeh Attari V và cộng sự (2015). Changes of serum adipocytokines and body weight following Zingiber officinale supplementation in obese women: a RCT. DOI: 1007/s00394-015-1027-6
    7. Sayed S và cộng sự (2020). Ginger Water Reduces Body Weight Gain and Improves Energy Expenditure in Rats. DOI: 3390/foods9010038
    8. Wang J và cộng sự (2019). Beneficial effects of ginger on prevention of obesity through modulation of gut microbiota in mice. DOI: 1007/s00394-019-01938-1
    9. Kim S và cộng sự (2018). Ginger Extract Ameliorates Obesity and Inflammation via Regulating MicroRNA-21/132 Expression and AMPK Activation in White Adipose Tissue. DOI: 3390/nu10111567
    10. Bartels EM và cộng sự (2014). Efficacy and safety of ginger in osteoarthritis patients: a meta-analysis of randomized placebo-controlled trials. DOI: 1016/j.joca.2014.09.024
    11. Khandouzi N và cộng sự (2015). The Effects of Ginger on Fasting Blood Sugar, Hemoglobin A1c, Apolipoprotein B, Apolipoprotein A-I and Malondialdehyde in Type 2 Diabetic Patients. PMCID: PMC4277626
    12. Hu ML và cộng sự (2011). Effect of ginger on gastric motility and symptoms of functional dyspepsia. DOI: 3748/wjg.v17.i1.105
    13. Wu KL và cộng sự (2008). Effects of ginger on gastric emptying and motility in healthy humans. DOI: 1097/MEG.0b013e3282f4b224
    14. Ozgoli G và cộng sự (2009). Comparison of effects of ginger, mefenamic acid, and ibuprofen on pain in women with primary dysmenorrhea. DOI: 1089/acm.2008.0311
    15. Murad S và cộng sự (2018). Effects of Ginger on LDL-C, Total Cholesterol and Body Weight. DOI: 4172/2471-2663.1000140
    16. Al-Noory AS và cộng sự (2013). Antihyperlipidemic effects of ginger extracts in alloxan-induced diabetes and propylthiouracil-induced hypothyroidism in (rats). DOI: 4103/0974-8490.112419
    17. Zick SM và cộng sự (2011). Phase II Study of the Effects of Ginger Root Extract on Eicosanoids in Colon Mucosa in People at Normal Risk for Colorectal Cancer. DOI: 1158/1940-6207.CAPR-11-0224
    18. Zick SM và cộng sự (2014). Pilot clinical study of the effects of ginger root extract on eicosanoids in colonic mucosa of subjects at increased risk for colorectal cancer. DOI: 1002/mc.22163
    19. Akimoto M và cộng sự (2015). Anticancer Effect of Ginger Extract against Pancreatic Cancer Cells Mainly through Reactive Oxygen Species-Mediated Autotic Cell Death. DOI: 1371/journal.pone.0126605
    20. Prasad S và cộng sự (2015). Ginger and Its Constituents: Role in Prevention and Treatment of Gastrointestinal Cancer. DOI: 1155/2015/142979
    21. Martin AC và cộng sự (2017). [10]-gingerol induces apoptosis and inhibits metastatic dissemination of triple negative breast cancer in vivo. DOI: 18632/oncotarget.20139
    22. Pashaei-Asl R và cộng sự (2017). The Inhibitory Effect of Ginger Extract on Ovarian Cancer Cell Line; Application of Systems Biology. DOI: 15171/apb.2017.029
    23. Azam F và cộng sự (2014). Ginger components as new leads for the design and development of novel multi-targeted anti-Alzheimer’s drugs: a computational investigation. DOI: 10.2147/DDDT.S67778
    24. Saenghong N và cộng sự (2011). Zingiber officinale Improves Cognitive Function of the Middle-Aged Healthy Women. DOI: 10.1155/2012/383062
     
    Contact Me on Zalo