Tỏi chive – Giúp tăng cường sinh dục và nhiều tác dụng khác
Tỏi chive là gì?
Tỏi chive (Allium tubesorum) là một loại thực vật thuộc họ hành sống quanh năm, có gốc ngắn, không có thân, từ gốc tỏa ra các lá phẳng, dài khoảng 20-30cm. Tỏi chive thường ra hoa từ tháng tám đến tháng mười với khoảng 20 đến 40 hoa nhỏ màu trắng tạo thành một tán. Hạt trưởng thành và được thu hoạch trong suốt mùa thu.
Tỏi chive được cho là xuất xứ từ miền Tây Trung Quốc. Nó không phù hợp với khí hậu quá nóng hoặc lạnh và được tìm thấy nhiều ở vùng Tây Á, Ấn Độ, Đông Nam Á, Nam Á và Siberia.
Tỏi chive trong thực phẩm
Tỏi chive được biết đến là một loại thực phẩm khá phổ biến ở Trung Quốc và Nhật Bản. Nó còn được gọi với một cái tên rất thân mật là “nira”, với nghĩa “thơm ngon” trong tiếng Nhật. Không chỉ bởi mùi vị, tỏi chive còn được ghi chép trong tài liệu của nhà nông học người Nhật Antei Miyazaki với tác dụng tăng cường sức khỏe nhờ các thành phần dinh dưỡng và khả năng làm ấm cơ thể hiệu quả.
Tỏi chive rất giàu carotene, vitamins (các vitamin nhóm B, vitamin C và E) và các hợp chất chứa nhóm sulfuric như allyl sulfide – chất thường thấy trong các cây họ hành tỏi, là thành phần chính tạo nên mùi vị đặc trưng của họ này. Allyl sulfide còn có khả năng kháng khuẩn, tăng cường hấp thu vitamin B1 và thúc đẩy quá trình hồi phục cơ thể sau căng thẳng.
Một cách cụ thể hơn, các nhà khoa học đã nghiên cứu phân lập được các thành phần hoạt chất chính trong chiết xuất tỏi chive, từ đó đưa ra được các thí nghiệm chứng minh tác dụng của nó.
Các thành phần hoạt chất đặc biệt trong tỏi chive
Tỏi chive chứa hai thành phần chính là S-allyl-L-cysteine và S-1-propenyl-L-cystein. Các chất khác cũng được phân lập là các saponin và ceramide. Các chất này có có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh, kích thích ham muốn và ngăn ngừa ung thư. Trong đó, hạt tỏi chive là bộ phận chứa nhiều S-allyl-L-cystein nhất trong cây, thậm chí cao hơn 2 lần tỷ lệ chất này tìm thấy trong lá.
Các công dụng chính của chiết xuất hạt tỏi chive
Trong các tài liệu y học Trung Quốc cổ xưa, từ thời nhà Minh, nhà Hán, tỏi chive được ghi chép là mang lại hiệu quả trong điều trị mộng tinh, tiểu máu; làm ấm lưng và khớp, hỗ trợ điều trị chứng đau lưng, sưng đau khớp. Bên cạnh đó, các tài liệu này còn lưu lại thông tin về khả năng cái thiện chức năng gan và tuyến thượng thận giúp ngăn ngừa chứng tiểu nhiều, đái dầm và xuất hiện khí hư trắng ở phụ nữ.
Trong các tài liệu mới đây, allyl sulfide – thành phần chính của chiết xuất tỏi chive – còn được báo cáo với khả năng ngăn ngừa ung thư da, phổi, gan, ruột già và ức chế cục máu đông.
Hãy cùng chúng tôi thống kê và kiểm chứng lại các tác dụng này của tỏi chive bằng các thí nghiệm khoa học:
1. Tác dụng kích thích ham muốn
- Thí nghiệm cho thấy: chiết xuất hạt tỏi chive có tác dụng rõ rệt trong việc làm tăng tần xuất ghép đôi ở chuột. Bên cạnh đó, người ta đã thu thập mẫu máu để xác định nồng độ testosterone – hormone sinh dục của chuột đực. Kết quả là nồng độ này ở chuột được sử dụng chiết xuất hạt tỏi chive cao hơn hẳn so với các nhóm chứng, thậm chí cao hơn tác dụng của chiết xuất maca – chất hỗ trợ sinh dục điển hình.
- Từ đó có thể thấy chiết xuất hạt tỏi chive thực sự có tác dụng kích thích sản xuất hormone sinh dục và tăng cường ham muốn.
2. Chống mệt mỏi
- Tác dụng làm cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh: chuột thí nghiệm trước tiên bị ức chế thần kinh bằng reserpine – một thuốc ức chế thần kinh qua cơ chế làm giảm các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine (DA), norepinephrine (NE) và serotonin (5-HT). Sau khi được tiêm chiết xuất tỏi chive, chuột thử được xác định có nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh phục hồi đáng kể.
- Tác dụng trong tăng cường sản sinh năng lượng ở tế bào cơ L6: Người ta đã sử dụng phương pháp khuếch đại gen (PCR) để chứng minh thành công khả năng tăng cường biểu hiện gen của chiết xuất tỏi chive trên các chất liên quan đến quá trình sản sinh năng lượng như CPT, ACOX, AMPK, GP và CK. Đó chính là cơ chế làm tăng năng lượng và ngăn ngừa mệt mỏi của loài thảo dược này.
3. Chống lão hóa
- Ức chế quá trình oxy hóa lipid ở gan: Người ta thường đánh giá quá trình oxy hóa chất béo ở gan thông qua chỉ số nồng độ MDA – sản phẩm chính của quá trình này. Chiết xuất tỏi chive được chứng minh có khả năng làm giảm tỷ lệ MDA đáng kể, do đó nó được kết luận có khả năng ức chế lão hóa. Khả năng này thậm chí còn tốt hơn nhóm sử dụng chiết xuất sâm (Panax ginseng) với cùng liều.
4. Tăng cường miễn dịch
- Tác dụng trên khả năng thực bào: Người ta tiêm vào tĩnh mạch chuột một lượng mực in (chất lạ), sau khi chuột được cho sử dụng chiết xuất tỏi chive với các mức liều khác nhau, người ta kiểm tra tỷ lệ thải loại chất lạ ra khỏi tuần hoàn, khối lượng cơ quan miễn dịch (lách và thymus – cơ quan nuôi dưỡng tế bào miễn dịch T).
Kết quả thu được là các chỉ số này đều tăng ở nhóm sử dụng chiết xuất tỏi chive. Điều đó đã chứng minh người sử dụng chiết xuất tỏi chive có khả năng miễn dịch được tăng cường hiệu quả.
5. Làm trắng da
- Tác dụng này được thí nghiệm trên tế bào ung thư hắc tố B16 – nguồn sản sinh hắc tố da melanin mất kiểm soát ở bệnh ung thư da. Chiết xuất tỏi chive được chứng minh có tác dụng phụ thuộc liều trong ức chế sản xuất melanin của khối u này. Khoảng nồng độ tác dụng của chiết xuất tỏi chive dao động từ 0.1 – 100 µg/mL, một mức liều được đánh giá là có ý nghĩa trong lâm sàng. Do đó, chiết xuất tỏi chive được công nhận là có khả năng bảo vệ da khỏi các mảng chàm không mong muốn.
Những nỗ lực của các nhà khoa học trong việc chứng minh các chức năng đặc biệt của tỏi chive hy vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa xu hướng sử dụng loại thảo dược quen thuộc mà hiệu quả này.
Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp
Nguyên liệu ngành Dược & TPCN