callpc

Thoát nghèo nhờ nuôi chim cút

Thoát nghèo nhờ nuôi chim cút và nhân rộng mô hình nuôi chim cút ở nhiều hộ nông dân giúp cải tạo việc làm và cải thiện kinh tế gia đình

    Trong nhiều năm trở lại đây, cùng với sự phát triển chăn nuôi các ngành, nghề chăn nuôi chim cút được xem là một trong những ngành nghề đem lại mức thu nhập ổn định trong khu vực. Với các mô hình chăn nuôi truyền thống, người dân huyện Triệu Sơn – Thanh Hóa từng bước phát triển và dần thoát nghèo.

    Năm 2007 bà con nông dân ở khu vực Triệu Sơn bắt đầu nuôi chim cút. Ban đầu, cả huyện chỉ có 70-80 hộ nuôi với số lượng ít, khoảng 80-120 con/hộ; qua vài ba năm, thấy việc nuôi cút mang lại lợi nhuận cao, phát triển thuận lợi, đầu ra, giá sản phẩm ổn định, người dân bắt đầu nhân rộng mô hình.

    Theo thống kê của cục Chăn nuôi huyện, năm 2019 toàn huyện có 63 hộ trong số 313 hộ nuôi chim cút với tổng đàn lên tới gần 1500 nghìn con, tăng gần 5700 nghìn con so với năm 2016.

    Đến với trang trại nuôi chim cút của chị Nguyễn Thị Hòa, thôn 5, xã Thọ Tân. Chị cho biết từ 130 m2 chuồng trại ban đầu vào năm 2013, bắt đầu chăn nuôi với mức vốn là 167 triệu đồng, cho đến hiện nay diện tích nuôi chim cút của gia đình đã tăng lên gấp ba lần, với ba thế hệ chim: chim cút hậu bị, chim cút con và chim cút đẻ. Từ 2016 đến nay, mỗi năm, trừ chi phí, chị thu lãi khoảng 270 triệu đồng. Với số tiền lãi trên, gia đình chị Hòa đã đầu tư thêm máy trộn cám, lò ấp trứng cút lộn, máy bơm,.. từ đó đến nay kinh tế gia đình dần cải thiện và khá giả lên nhiều.

    Đi lên từ nghề nuôi chim cút

    Đi lên từ nghề nuôi chim cút

    Đi từ một huyện nghèo của toàn tỉnh, nuôi chim cút tính đến năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên 30,1 triệu đồng/người/năm, gấp hơn hơn hai lần so với 3 năm trước.

    Hiệu quả kinh tế - xã hội mà nghề nuôi chim cút mang lại cho người dân Triệu Sơn bước đầu đã được khẳng định. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh về số hộ nuôi chim cút ở Triệu Sơn được đánh giá là chưa bền vững bởi quy mô còn nhỏ lẻ, không đồng bộ và thiếu quy hoạch tập trung. Người dân vừa làm, vừa học tập kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, nên nguy cơ rủi ro là rất lớn.

    Theo thông tin của một số hộ gia đình nuôi chim cút. Nhờ đầu tư vào nuôi chim cút, đam mê và hi vọng nghề sẽ đem lại thu nhập cao,đàn chim cút lớn nhanh, mắn đẻ, mỗi ngày thu vài trăm nghìn đồng từ bán trứng. Ðang thuận buồm xuôi gió, thì vào năm 2002 - 2003 xảy ra dịch cúm H5N1, đàn chim cút buộc phải tiêu hủy. Bao nhiêu công sức, tiền của bỏ ra bị chôn vùi dưới hố vôi. Lại không được hỗ trợ của nhà nước nên đầu tư của gia đình mắt trắng. Tuy nhiên, dịch đi xa được sự động viên, khích lệ của Đảng bộ huyện, tỉnh các hộ gia đình lại bắt tay lại vào việc chăn nuôi chim cút và kết quả như mong đợi.

    Bên cạnh đó, địa phương chưa hình thành được chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, vì thế người dân phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhiều hộ gia đình thiếu cập nhật thông tin về kinh tế, khoa học - công nghệ, thị trường. Một số hộ bị thương lái ép giá, chưa chủ động được thị trường. Việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi chim cút còn hạn chế. Ít hộ có điều kiện tiếp cận kỹ thuật công nghệ mới mà phần lớn là chăn nuôi theo kinh nghiệm. Hầu hết các hộ chưa chú trọng nuôi chim cút theo hướng an toàn sinh học, mới chỉ tập trung cho chăn nuôi truyền thống, chưa chuẩn kỹ thuật, quy trình VietGAP; chưa tạo ra được thương hiệu chim cút trong vùng cũng như quảng bá rộng rãi để người tiêu dùng biết đến, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm...

    Trang trại nuôi chi cút còn nhiều thủ công

    Nghề chăn nuôi chim cút còn thủ công, truyền thống, chưa chuẩn kỹ thuật, chưa chú trọng an toàn sinh học

    Để phát triển bền vững nghề nuôi chim cút, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện hỗ trợ các hộ nuôi tiếp tục phát triển về số lượng và chất lượng; phát triển mạng lưới thu mua, bán lẻ, hình thành chợ đầu mối để bao tiêu đầu ra; chú trọng đầu tư nuôi chim cút theo hướng sạch, an toàn sinh học, chuẩn kỹ thuật, quy trình VietGAP; xây dựng thương hiệu, quảng bá giới thiệu sản phẩm chim cút Triệu Sơn đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh; có chính sách hỗ trợ, giúp người nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng quy mô, diện tích chăn nuôi; thường xuyên mở các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ để bà con nông dân được tiếp thu kiến thức mới, từ đó áp dụng vào phát triển nuôi chim cút theo mô hình tập trung, xa khu dân cư nhằm khắc phục, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường.

    Xác định mô hình nuôi chim cút đem lại thu nhập ổn định cho người dân, địa phương tiếp tục nhân rộng, đồng thời phối hợp các ngành chức năng thường xuyên tổ chức dạy nghề, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho nông dân. Bên cạnh đó, thương xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi thực hiện đúng quy định vệ sinh chuồng trại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và thực hiện nghiêm việc tiêm phòng dịch bệnh.

    Xem thêm: Nuôi chim cút - Làm chơi ăn thật

    Thiên Nguyên

     


    Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên trong ngành chăn nuôi được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào từ lợi khuẩn được chuyển giao từ Mỹ.

    Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.

    Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây.

    Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN

    Hotline CSKH: 094 780 5345 ! Email: info@thiennguyen.net.vn

    Immunevets® - Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi

     


    Đừng quên tham gia cộng đồng chia sẻ kiến thức nuôi chim cút sạch không dùng kháng sinh:

     
    Contact Me on Zalo