callpc

Nuôi chim cút - Làm chơi ăn thật kiếm hơn 20 triệu đồng mỗi tháng

Nuôi chim cút - Làm chơi ăn thật kiếm hơn 20 triệu đồng mỗi tháng

    Khoảng 10 năm trở lại đây, nghề nuôi chim cút bắt đầu nở rộ, các phong trào nuôi chim cút phát triển nhanh nhờ sự ưa chuộng của thị trường dành cho cả trứng và thịt chim cút.

    Thật không ngoa khi nói rằng, trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi chim cút là ngành nghề có nhiều ưu việt nhất: thời gian thu hoạch nhanh, hiệu quả chăn nuôi cao, vật nuôi dễ nuôi lại ít bệnh tật, yêu cầu chuồng trại đơn giản, chi phí đầu tư ban đầu ít tốn kém. Nhờ đó nghề nuôi chim cút được nhiều người nông dân quan tâm. Đến nay, các hộ chăn nuôi chim cút đã cung cấp cho thị trường một số lượng thực phẩm đáng kể.

     

    Nuôi chim cút – Làm chơi ăn thật

    Chúng tôi có dịp gặp gỡ hộ chăn nuôi của bà Lưu Thị Ngàn tại xóm 4 Bắc, Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội. Hiện bà Ngàn đang là chủ của một trang trại 10.000 con chim cút

    trang trại chim cút của bà Ngàn

    Trang trại chim cút của bà Ngàn

    Theo chia sẻ, trước gia đình bà cũng có nuôi gà, nuôi vịt nhưng không thấy hiệu quả. Sau bà tìm hiểu về mô hình nuôi chim cút và xây dựng chuồng trại đầu tư nuôi, thấy chim cút cũng dễ nuôi lại đẻ trứng mắn.

    "So với mô hình chăn nuôi khác, mô hình nuôi chim cút ổn định hơn rất nhiều, vốn đầu tư không nhiều, nguồn vốn quay vòng nhanh, khoảng 2 năm là tôi thu hồi được vốn, khỏe hơn nuôi gà nuôi vịt nhiều", bà Ngàn chia sẻ thêm.

    Thông thường, chu kỳ chăn nuôi của bà Ngàn bắt đầu khi đàn chim cút được 20 ngày tuổi. Nuôi hậu bị trong khoảng 15 ngày là có thể thu hoạch trứng. Tỉ lệ trứng thu được khoảng 80%, trung bình mỗi ngày bà thu hoạch khoảng 8.000 quả trứng với giá bán trung bình từ 3.600-4.000 đồng/chục, trừ chi phí bà bỏ túi mỗi ngày 700.000 đồng. Tính ra mỗi tháng thu nhập trên dưới 20 triệu đồng.

    Theo bà Ngàn, nuôi chim cút rất khỏe, mỗi ngày chỉ cần dành khoảng 2-3 tiếng để cho cút ăn, nhặt trứng và vệ sinh chuồng trại. "Về cách chăm sóc, chim cút ít bệnh nhưng lại rất nhạy cảm với thời tiết, do đó cần theo dõi thường xuyên để sớm phát hiện những biểu hiện bất thường của chim và bổ sung chất dinh dưỡng khi cần thiết. Đặc biệt, yêu cầu chuồng trại nuôi chim cút phải sạch sẽ, thoáng mát, được sát trùng dịch bệnh để ngăn ngừa mầm bệnh. Chim cút mỗi ngày cho ăn khoảng 2-3 bữa. Đối với nuôi cút lấy trứng, do cút đẻ liên tục nên khoảng 6 tháng là phải thay giống mới để giữ được sản lượng trứng", bà Ngàn chia sẻ về kinh nghiệm nuôi chim cút.

     

    Những khó khăn thường gặp trong quá trình chăn nuôi chim cút

    Theo bà Ngàn, chim cút dễ nuôi nhưng cần thường xuyên kiểm tra theo dõi để nhanh chóng phát hiện và xử lý những biểu hiện bất thường, tránh gây ra dịch bệnh khiến chim chết hàng loạt. Các bệnh thường gặp nhất trong quá trình chăn nuôi là hen, thương hàn, cầu trùng, trứng trắng, mổ lông.

    Xem thêm: Bệnh cầu trùng trên chim cút - Nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả

    những khó khăn khi chăn nuôi chim cút

    Bà Ngàn chia sẻ về những khó khăn khi chăn nuôi chim cút

    Mỗi khi đàn chim cút bị bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc, bà còn phải bồi bổ thêm bằng các loại men tiêu hóa và các loại thuốc bổ để đàn chim sớm hồi phục lại năng suất đẻ. Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng đến thu nhập hàng tháng của gia đình.

     

    Xu hướng ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi

    Cuối năm 2019, bà Ngàn được người nhà giới thiệu một loại sản phẩm sinh học để tăng đề kháng cho chim cút nhằm nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Lúc ban đầu bà cũng hết sức quan ngại vì chưa từng nghe đến "thực phẩm chức năng" cho chim cút bao giờ, tuy nhiên bà vẫn quyết định dùng thử trên đàn một vạn con chim cút đang nuôi lúc bấy giờ.

    Kết quả sau 2 tháng sử dụng khiến bà rất bất ngờ. Đàn chim cút khỏe mạnh, không bị bệnh, tỉ lệ chết róc chết tỉa gần như bằng 0%. Không chỉ vậy, năng suất trứng còn tăng thêm, tỉ lệ trứng thu hoạch đạt 95%, thời gian thải loại đàn cũng được kéo dài đáng kể.

    Thực tế, xu hướng ứng dụng công nghệ sinh học đang góp phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành nuôi chim cút nói riêng và của ngành chăn nuôi nói chung. Nó tác động đến nhiều khía cạnh của ngành chăn nuôi như:

    • Di truyền: nghiên cứu xác định gen để kiểm soát chất lượng và số lượng, cải thiện giống, tăng năng suất chăn nuôi
    • Sinh sản: nghiên cứu bổ sung những kỹ thuật mới nhằm nâng cao tỉ lệ thụ thai, nghiên cứu kỹ thuật cấy truyền phôi để cải thiện chất lượng giống gốc, giống cha mẹ...
    • Thức ăn chăn nuôi: nghiên cứu phân lập các vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa, sản xuất các chế phẩm probiotic, các loại enzyme , các loại hormone có lợi cho sự phát triển của vật nuôi
    • Thú y: nghiên cứu các kỹ thuật mới và hiện đại để chẩn đoán nhanh và chính xác các kháng nguyên, kháng thể, các bệnh trên vật nuôi...

    Với ngành chăn nuôi chim cút, công nghệ sinh học mới được manh nha ứng dụng, tuy chưa được rộng rãi nhưng nó hứa hẹn sẽ đem lại nhiều sự phát triển về cả hiệu quả chăn nuôi lẫn hiệu quả kinh tế cho người chăn nôi.

     


    Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào được chuyển giao từ Mỹ.

    Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.

    Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây.

    Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN

    Hotline CSKH: 094 780 5345 ! Email: info@thiennguyen.net.vn

    Immunevets® - Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi

      DMCA.com Protection Status