callpc

Liệu pháp bổ trợ sử dụng Curcumin dạng sinh khả dụng cao nhằm ức chế viêm hệ thống và cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân có khối u rắn

Liệu pháp bổ trợ sử dụng Curcumin dạng sinh khả dụng cao nhằm ức chế viêm hệ thống và cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân có khối u rắn

    Viêm mãn tính được biết đến như một tác nhân chính gây ra một số loại ung thư. Viêm làm thúc đẩy sự tiến triển của khối u bằng cách ảnh hưởng tới sự tồn tại, tăng sinh, xâm lấn, hình thành hệ thống mạch mới, di căn của tế bào ung thư và sự đề kháng với hóa trị liệu và xạ trị. Trong hầu hết các cơ quan, ung thư thường là kết quả của một bệnh viêm, ví dụ: ung thư biểu mô tế bào gan sau viêm gan, ung thư đại trực tràng sau viêm loét đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt sau viêm tuyến tiền liệt. Mối liên hệ giữa viêm và ung thư thông qua hoạt động của cytokines và các chất trung gian hóa học khác. Trong đó, con đường NF-κB có vai trò quan trọng nhất trong việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển khối u. Đo lường phản ứng viêm hệ thống cũng giúp dự đoán sự sống sót của nhiều bệnh ung thư và giới hạn phản ứng của bệnh nhân đối với liệu pháp chống ung thư. Chính vì vậy, các tác nhân chống viêm đang ngày càng được quan tâm trong điều trị ung thư. Các tác nhân được nghiên cứu rộng rãi nhất hiện nay gồm có corticoids, cyclooxygenase (COX-II), thuốc kháng viêm không steroid và các chất chống viêm có nguồn gốc thiên nhiên. Curcuminoids - một polyphenol có nguồn gốc từ củ nghệ - là tác nhân chống Oxy hóa được quan tâm rất nhiều hiện nay. Nhiều công trình nghiên cứu tiền lâm sàng chứng minh tác dụng chống oxy hóa của Curcuminoids đã được công bố, tuy nhiên số lượng các thử nghiệm lâm sàng còn rất ít và thu được kết quả khiêm tốn dù đã dùng ở liều lượng cao. Nguyên nhân chính là do sinh khả dụng của Curcuminoids rất thấp, hạn chế đáp ứng điều trị với các phytochemicals. Cùng với thử nghiệm lâm sàng “nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa của Curcumin dạng sinh khả dụng cao trên bệnh nhân có khối u rắn” được đăng trên tạp chí Journal of function foods 6 (2014) (615-622 (dẫn link)), nhóm tác giả đến từ Đại học Khoa học Y tế Baqiyatallah, Tehran, Iran và Đại học Y khoa Mashhad, Mashhad, Iran đã tiến hành một thử nghiệm nghiệm lâm sàng mù đôi có đối chứng khác nhằm đánh giá tác dụng chống viêm và cải thiện chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân có khối u rắn của Curcumin. Thử nghiệm này được đăng tải trên Wiley Online Library.

    CurcuminHình 1: Hình ảnh của Curcumin dạng nguyên liệu

    Thiết kế của nghiên cứu về Curcumin là một thử nghiệm lâm sàng mù đôi có đối chứng placebo, được tiến hành tại Phòng Khám Ung Thư của Bệnh Viện Baqiyatallah, Tehran, Iran. Đối tượng tham gia bao gồm cả nam và nữa giới ở độ tuổi từ 25-65 và có khối u rắn, trừ các đối tượng mẫn cảm với chế phẩm có nguồn gốc thảo dược, không dùng thuốc trong hơn 2 tuần, không dung nạp hóa trị liệu, xuất hiện các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng trong quá trình điều trị với Curcumin và làm bệnh trầm trọng thêm vượt quá mức kiểm soát. Các đối tượng được chọn ngẫu nhiên vào 2 nhóm. Nhóm 1 (n=47) sử dụng Curcuminoids (180mg/ngày), nhóm 2 (n=49) sử dụng giả dược trong khoảng thời gian 8 tuần. Tất cả bệnh nhân vẫn tiếp tục duy trì hóa trị liệu tiêu chuẩn trong thời gian thử nghiệm. Bệnh nhân được thăm khám, hỏi về sự tuân thủ điều trị và phân phát thuốc chứa Curcumin 2 tuần 1 lần. Curcuminoids được sử dụng là Meriva®- Curcumin phytosome dạng phức hợp Curcumin với lecithin bằng công nghệ phytosome, đã được chứng minh sinh khả dụng cao gấp nhiều lần Curcumin đơn độc.

    ⇒ Bạn có biết  Meriva® là gì?

    Chỉ tiêu đánh giá của nghiên cứu bao gồm các thông số sinh hóa máu liên quan tới quá trình viêm và điểm số chất lượng cuộc sống (QoL). Mẫu máu dùng để phân tích sinh hóa là mẫu máu khi đói, được lấy ở thời điểm đầu và khi kết thúc thử nghiệm, ly tâm ở 750g trong 10 phút, thu huyết thanh và bảo quản ở -80°C. Các thông số sinh hóa được quan tâm gồm có: IL-6, IL-8, calcitonin gene-related peptide (CGRP), TNF-α, monocyte chemotactic protein-1 (MCP-1), transforming growth factor-β (TGFβ), chất P and protein phản ứng siêu nhạy C (hs-CRP). Chất lượng cuộc sống được đánh giá bằng thang điểm của Đại học Washinton phiên bản 4 (2006) với điểm số từ 0 đến 100 cho mỗi mục. Điểm tổng hợp là trung bình của 12 mục. Phân tích kết quả thống kê được thực hiện bằng phần mềm SPSS phiên bản 11.5, T-test (trong trường hợp phân phối bình thường dữ liệu) hoặc Mann-Whitney U-test (trong trường hợp phân phối dữ liệu không bình thường).

    Kết quả: Có 40 đối tượng ở mỗi nhóm hoàn thành nghiên cứu, 7 người thuộc nhóm Meriva® (Curcumin phytosome)và 9 người thuộc nhóm Placebo đã từ bỏ thử nghiệm. Sự khác biệt giữa tỷ lệ người từ bỏ ở 2 nhóm không đáng kể (p>0,05). Có sự tương đồng về các đặc điểm cơ bản của đối tượng bao gồm tuổi, cân nặng, giới tính, thói quen hút thuốc và lịch sự xạ trị ở 2 nhóm (p>0.05) (Bảng 1). Kết quả điều trị với Curcumin phytosome an toàn và dung nạp tốt. Tám đối tượng có phản ứng phụ nhẹ dạ dày-ruột do sử dụng curcuminoids. Không có sự từ bỏ nào là do phản ứng bất lợi. Các dạng ung thư chủ yếu ở cả 2 nhóm Curcumin phytosome và placebo là đại trực tràng, vú và dạ dày. Phác đồ hóa trị liệu thường được sử dụng cho các loại ung thư này là docetaxel-cisplatin-5-FU (ung thư dạ dày và ung thư vú), topotecan-cyclophosphamide-etoposide (ung thư vú), cyclophosphamidemethotrexate-5-FU (ung thư vú) và 5-FU (ung thư đại trực tràng).

     

    Meriva® - Curcumin phytosome

    Placebo

    p

    n

    40

    40

     

    Tuổi

    59.58±14.63

    58.33±16.10

    0.724

    Nữ (%)

    32.5%

    42.5%

    0.609

    Cân nặng (kg)

    68.89±12.73

    67.38±13.85

    0.630

    Hút thuốc (%)

    13.5%

    15.4%

    0.817

    Xạ trị (%)

    12.1%

    22.2%

    0.269

    Loại ung thư:

     

     

     

          Đại trực tràng

    22.8%

    30.0%

    0.808

          Dạ dày

    22.8%

    16.7%

     

          Vú

    14.2%

    20.0%

     

          Khác

    40.2%

    33.3%

     

    Bảng 1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu của nhóm sử dụng Curcumin phytosome so với nhóm chứng

    Về kết quả xét nghiệm hóa sinh: Đã có sự giảm đáng kể nồng độ TNF-α (p <0,001 ở nhóm Curcumin phytosome và p = 0,039 ở nhóm placebo), TGFβ (p <0,001 ở cả hai nhóm), IL-6 (p <0,001 ở cả hai nhóm), IL-8 (p = 0,001 trong nhóm Curcumin phytosome và p <0,001 trong nhóm placebo), hs-CRP (p <0,001 trong nhóm Meriva® và p = 0,039 ở nhóm placebo), CGRP (p <0,001 ở cả hai nhóm) và MCP-1 (p <0,001 ở nhóm Curcumin phytosome và p = 0,031 trong nhóm giả placebo) ở cả hai nhóm nghiên cứu. Chất P trong huyết thanh là chỉ giảm trong nhóm Curcumin phytosome (p <0,001) trong khi vẫn không thay đổi về mặt thống kê ở nhóm placebo (p> 0,05). Về chất lượng cuộc sống: đã có sự tăng lên đáng kể về điểm số QoL ở cả 2 nhóm sau khi kết thúc thử nghiệm (p<0.001) (Bảng 2).

     

    Curcuminoids (Meriva®)

    Placebo

    Trước

    Sau

    P

    Trước

    Sau

    P

    QoL

    41.67±5.98

    75.90±3.51

    <0.001

    69.69±3.66

    75.31±4.08

    <0.001

    TNF-α (pg/ml)

    28.03±2.67

    15.74±2.71

    <0.001

    27.05±4.13

    25.33±3.05

    0.039

    TGFβ (pg/ml)

    42.82±5.71

    16.87±6.97

    <0.001

    40.49±4.14

    33.21±4.32

    <0.001

    IL-6 (pg/ml)

    1.55±2.30

    0.61±0.20

    <0.001

    1.57±0.48

    1.31±0.44

    <0.001

    IL-8 (pg/ml)

    21.64±2.43

    19.78±2.31

    0.001

    26.23±4.36

    21.38±3.98

    <0.001

    Chất P (pg/ml)

    6.02±1.45

    4.89±1.18

    0.001

    4.76±1.23

    4.72±1.66

    0.843

    hs-CRP (mg/l)

    6.96±1.88

    4.63±2.18

    <0.001

    8.54±1.64

    7.92±1.72

    0.039

    CGRP (pg/ml)

    34.08±9.11

    20.17±6.97

    <0.001

    41.64±3.88

    36.18±7.03

    <0.001

    MCP-1 (pg/ml)

    134.23±8.38

    120.90±8.22

    <0.001

    121.77±6.43

    123.82±7.47

    0.031

    Bảng 2: Kết quả xét nghiệm hóa sinh và điểm số chất lượng cuộc sống ở nhóm dùng Curcumin phytosome và nhóm chứng trước và sau thử nghiệm.

    Từ viết tắt: QoL (quality of life); TGFβ (transforming growth factor-β); IL-6 ( interleukin 6); IL-8 (interleukin 8); hs-CRP (high-sensitivity C-reactive protein); CGRP (calcitonin gene-related peptide); MCP-1 (monocyte chemotactic protein-1)

    So sánh về sự thay đổi thông số hóa sinh và điểm số chất lượng cuộc sống sau thử nghiệm giữa 2 nhóm cho thấy: Sự cải thiện chất lượng cuộc sống (QoL) trong nhóm sử dụng Curcumin phytosome lớn hơn trong nhóm placebo (p<0.001); Mức độ giảm TNF-α (p <0.001), TGFβ (p <0,001), IL-6, chất P (p = 0,005), hs-CRP (p <0,001), CGRP (p <0,001) và MCP-1 (p <0,001) trong nhóm Curcumin phytosome  đều lớn hơn đáng kể so với nhóm placebo. Ngược lại, mức độ giảm IL-8 ở nhóm placebo lớn hơn đáng kể so với nhóm Curcumin phytosome (p = 0.012). (Bảng 3)

     

    Curcuminoids (Meriva®)

    Placebo

    p

    QoL

    34.23±8.23

    5.62±5.02

    <0.001

    TNF-α (pg/ml)

    -12.32±3.97

    -1.72±5.00

    <0.001

    TGFβ (pg/ml)

    -25.95±8.61

    -7.28±5.98

    <0.001

    IL-6 (pg/ml)

    -0.93±2.31

    -0.26±0.37

    0.061

    IL-8 (pg/ml)

    -1.86±3.16

    -4.85±6.41

    0.012

    Chất P (pg/ml)

    -1.12±1.85

    -0.04±1.36

    0.005

    hs-CRP (mg/l)

    -2.33±2.19

    -0.62±1.80

    <0.001

    CGRP (pg/ml)

    -13.91±4.67

    -5.46±7.94

    <0.001

    MCP-1 (pg/ml)

    -13.33±8.75

    2.05±5.73

    <0.001

    Bảng 3: So sánh sự thay đổi thông số sinh hóa và chất lượng cuộc sống sau thử nghiệm ở nhóm sử dụng Curcumin so với nhóm chứng

    Từ viết tắt: QoL (quality of life); TGFβ (transforming growth factor-β); IL-6 ( interleukin 6); IL-8 (interleukin 8); hs-CRP (high-sensitivity C-reactive protein); CGRP (calcitonin gene-related peptide); MCP-1 (monocyte chemotactic protein-1)

    Sự khác nhau giữa mức độ thay đổi điểm QoL trung bình của những đối tượng không dùng xạ trị và những đối tượng có xạ trị trong mỗi nhóm là không đáng kể (p>0.05). Tương tự, cũng không có sự khác biệt về mức độ thay đổi điểm QoL trung bình trong mỗi nhóm sau khi phân tầng theo loại ung thư (p>0.05). Nhìn một cách tổng thể, khi phân tầng bệnh nhân theo loại ung thư hoặc phân tầng theo xạ trị thì mức độ thay đổi điểm QoL trong từng phân tầng ở nhóm dùng Curcumin phytosome lớn hơn ở nhóm placebo (Bảng 4).

     

    Curcumin phytosome

    Placebo

    p

    Loại ung thư

     

     

     

            Đại trực tràng

    35.00±5.73

    4.62±5.85

    <0.001

            Vú

    38.8±3.56

    4.67±4.76

    <0.001

            Dạ dày

    27.71±13.07

    5.40±5.77

      0.005

            Khác

    35.44±6.64

    6.31±4.53

    <0.001

    Xạ trị đồng thời

     

     

     

           Có

    35.25±8.66

    3.43±4.89

    <0.001

           Không

    33.41±8.63

    6.04±5.22

    <0.001

            P

    >0.05

    >0.05

     

    Bảng 4: So sánh sự thay đổi về chất lượng cuộc sống giữa các phân tầng khác nhau trong nhóm Curcumin và nhóm placebo
    theo loại ung thư và được xạ trị đồng thời

    Như vậy, kết quả của nghiên cứu đã cho thấy tác dụng bổ trợ của Meriva®-Curcuminoids phytosome trong việc làm tăng đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh được chẩn đoán có khối u rắn. Đồng thời, Curcumin phytosome cũng làm giảm đáng kể nồng độ các chất trung gian hóa học gây viêm. Kết quả này góp phần ghi nhận tiềm năng của Curcuminoids đối với việc hỗ trợ điều trị ung thư với khối u rắn.

     

    Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp

    Nguyên liệu ngành Dược & TPCN

      DMCA.com Protection Status