callpc

Hiệu quả của chế độ bổ sung L-Carnitine trong chăn nuôi lợn

L-Carnitine bổ sung trong chế độ ăn và sắt trên sự phát triển về kích thước, khung xương và chuyển hóa trong máu ở lợn vỗ béo.

    Giới thiệu

    L-Carnitine là 1 chất tương tự vitamin cần thiết cho quá trình vận chuyển các acid béo chuỗi dài vào trong ty thể cho quá trình β-oxi hóa ( theo hoppel 2003 ).

    Hiệu quả của chế độ bổ sung L-Carnitine trong chăn nuôi lợn

    Nó có thể được tổng hợp bên trong cơ thể từ lysin và methionine cùng với 1 vài thành phần khác như là: sắt, ascorbate, niacin và vitamin B6 ( theo Vaz và Wanders 2000)

    Sự tổng hợp L-Carnitine trong cơ thể động vật có vú là không đủ do đó cần bổ sung thêm từ chế độ ăn. Theo nghiên cứu của Jacobs 2002 thì lượng L-Carnitine trong thực vật nhỏ hơn nhiều so với trong động vật. Thức ăn chủ yếu cho lợn hiện nay có nguồn gốc từ thực vật nên lượng L-Carnitine cung cấp là không đủ vì vậy cần thiết phải bổ sung L-Carnitine trong chế độ ăn.

    Ngoài ra còn một số nghiên cứu chứng minh được hiệu quả của L-Carnitine trong quá trình tái sản xuất của lợn nái , sự cai sữa cho lợn con và chất lượng tinh dịch lợn đực.

    L-Carnitine đóng vai trò trong sự chuyển hóa của lipid, carbohydrat và một số acid amin do đó nó có thể làm thay đổi nồng độ các chất chuyển hóa trong máu

    Một trong những vai trò quan trọng của sắt là kích thích tủy xương tổng hợp hemoglobin và myoglobin cũng như là tham gia vào quá trình vận chuyển oxy trong hồng cầu. Sắt có hiệu quả trên tốc độ phát triển, lượng thức ăn tăng thêm và chất lượng thịt lợn

    Nhu cầu về sắt được thiết lập một cách chính xác cho lợn. Theo nghiên cứu của hội đồng nghiên cứu quốc gia 1998 nhu cầu sắt cho lợn đang phát triển từ 40-100mg/kg,  theo liên minh châu âu lượng sắt dùng cho lợn vỗ béo ở giai đoạn phát triển là 80-150mg/kg và giai đoạn sắp xuất chuồng là 65-110mg/kg.

    Theo nghiên cứu của Owen và cộng sự năm 2001, Rekiel và Zackiewicz 2004, Han và Thacker năm 2006, không chứng minh được hiệu quả của L-Carnitine trên tốc độ phát triển, cải thiện thức  và chất lượng thịt lợn. Theo nghiên cứu của Dove và Haydon 1991 và Saddoris và cộng sự năm 2003 cho thấy việc bổ sung sắt trong chế độ ăn không có hiệu quả trong việc vỗ béo lợn.

    Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định hiệu quả của  việc bổ sung L-Carnitine với việc kết hợp L-Carnitine và sắt trong chế độ ăn cho lợn vỗ béo trên sự tăng lên về trọng lượng cơ thế, lượng thức ăn tăng thêm, đặc điểm khung xương và nồng độ các chất chuyển hóa trong máu.

    (Xem thêm: Tầm quan trọng của L-Carnitine trong chăn nuôi lợn)

     Hiệu quả của chế độ bổ sung L-Carnitine trong chăn nuôi lợn

    Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

    Đối tượng

    • Nghiên cứu thực hiện trên 75 con lợn vỗ béo, với các giống lợn khác nhau được chia làm 3 nhóm với mỗi nhóm khác nhau về giới tính, giống và trọng lượng cơ thể. Mỗi nhóm có 25 con, cứ 5 con 1 chuồng và được cung cấp rơm. Thức ăn được cung cấp tùy thích và nước được cung cấp bởi người chăn nuôi
    • Chế độ ăn chia làm 2 giai đoạn :
      • Giai đoạn lợn đang phát triển có khối lượng 30-60kg
      • Giai đoạn sắp xuất chuồng lợn có khối lượng : 60-100kg
    • Lượng sắt bổ sung là 85 mg/kg
    • Lợn vỗ béo tiến hành từ 30-100kg/ con. Được chia làm 3 thời kỳ:
      • Bắt đầu vỗ béo
      • Khối lượng khoảng 60kg
      • Trước khi mổ thịt ( khoảng 100 kg)
    • Khối lượng trung bình tăng lên hàng ngày ( ADG ), lượng thức ăn trung bình cho vào hàng ngày ( ADFI), lượng thức ăn tăng thêm được xác định thông qua các giai đoạn của cuộc thử nghiệm.

    Giá trị khi giết thịt

    Tất cả lợn có khối lượng 100kg đều được mang đi giết thịt, và được bảo quản ở 4oC trong 24 giờ. Sau đó đánh giá khối lượng thịt hơi, xác định hàm lượng sắt, mẫu cơ lưng to được lấy từ cột sống 2 đến 4. Các mẫu máu được thu thập sẽ đem phân tích hóa sinh.

    Kết quả

    • Lợn vỗ béo giai đoạn 30-60 kg: chế độ ăn bổ sung cả L-Carnitine và sắt cho hiệu quả về tăng khối lượng hằng ngày cao hơn, lượng thức ăn tăng thêm ít hơn 0.32kg so với nhóm kiểm soát và 0.21kg so với nhóm sử dụng L-Carnitine.
    • Đặc điểm thịt lợn :
      • Nhóm sử dụng cả L-Carnitine và sắt so với nhóm kiểm soát và nhóm sử dụng L-Carnitine thì tỉ lệ nạc chân giò cao hơn 4.5 % và 3.4%.
      • Có sự thay đổi nhẹ về khối lượng cơ lưng to giữa các nhóm.
      • Nhóm sử dụng cả L-Carnitine và sắt có nồng độ sắt tăng lên trong cơ lưng to
    • Nồng độ các chất trong huyết tương: việc bổ sung L-CarnitineL-Carnitine,  sắt đều làm giảm nồng độ triglyceride 10.9% và 15.6%, cholesterol toàn phần giảm 10.3% và 7.0%, lipoprotein tỉ trọng thấp giảm 18.8% và 16.3%, glucose  giảm 3.9% và 12.3%. lipoprotein tỉ trọng cao ở hai nhóm này cao hơn so với nhóm chứng là 24.7% và 26.0%

    Kết luận

    Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung 100ppm L-Carnitine trong chế độ ăn không đủ hiệu quả trên sự phát triển kích thước của lợn đang phát triển và lợn sắp xuất chuồng và đặc điểm thịt lợn, nhưng nó giảm nồng độ của lipid trong máu. Khi cung cấp cả L-Carnitine và sắt trong chế độ ăn làm tăng sự phát triển kích thước của lợn đang trong giai đoạn phát triển và có hiệu quả tích cực trong tạo nạc ở lợn.

    (Nghiên cứu của phòng nhân giống lợn, trường đại học nông nghiệp szczecin, Ba Lan)

    Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp

    Nguyên liệu ngành Dược, TPCN và TACN

    Có thể bạn quan tâm:

     

      DMCA.com Protection Status