callpc

Công cuộc đưa Chiết xuất rau má bước vào kỷ nguyên mới

Công cuộc đưa Chiết xuất rau má bước vào kỷ nguyên mới

    Rau má là loài cây thảo dược lâu năm, thường mọc ở những nơi ẩm ướt thuộc các vùng nhiệt đới như Việt Nam, Campuchia, Lào, Ấn Độ.... Từ lâu, rau má đã được sử dụng rộng rãi, vừa để làm rau ăn, nước giải khát, vừa làm thuốc chữa nhiều bệnh như mụn nhọt, rôm sảy, sốt nóng, táo bón...

    Rau má (Centella asiatica) có nhiều tác dụng vượt trội

    Rau má (Centella asiatica) có nhiều tác dụng vượt trội

    Rau má có tên khoa học là Centella asiatica, thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Gần đây, các nhà khoa học tại Italy đã dành thời gian để nghiên cứu thêm về các tác dụng mới của rau má.

    Trong nền y học cổ truyền từ nhiều thế kỷ trước, rau má được xác định có đặc tính chống vi khuẩn, chống virus, chống tăng huyết áp và chống viêm mạnh nên được dùng để chữa lành các tổn thương do bệnh phong gây ra. [1]

    Người ta tìm thấy các hoạt chất có hoạt tính sinh học trong rau má là asiaticoside, madecassoside, axit asiatic và axit madecassic có tác dụng cùng nhau thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, cải thiện tình trạng viêm bằng cách bình thường hóa quá trình tăng sinh tế bào sừng và khôi phục cân bằng nội mô tự nhiên của lớp biểu bì. [2]

    Trong y học phương tây, chiết xuất rau má Centella asiatica extract được sử dụng chủ yếu dưới dạng phân đoạn triterpenic tinh khiết của nó (Centella asiatica Selected Triterpenes - CAST) với nhiều ứng dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh thông qua các cơ chế liên kết khác nhau như: kiểm soát phù nề và lọc mao mạch, tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, điều hòa sản xuất collagen, di chuyển các yếu tố tăng trưởng cục bộ và hình thành mạch. [3]

    Centella asiatica Selected Triterpenes – CAST có nhiều ứng dụng trong phòng trị bệnh

    Centella asiatica Selected Triterpenes – CAST có nhiều ứng dụng trong phòng trị bệnh

    Một báo cáo gần đây cũng cho thấy các đặc tính chống glycation của chiết xuất rau má giúp nó có vai trò tích cực trong quá trình chống lão hóa da. [4,5]

    Nghiên cứu sâu hơn về các hoạt tính sinh học đặc trưng của chiết xuất rau má Centella asiatica extract, Tiến sĩ François-Xavier Maquart đã nhấn mạnh những công dụng mới về tim mạch và thần kinh của rau má.

    Chiết xuất rau má được biết đến với hiệu quả điều chỉnh quá trình tổng hợp collagen và hoạt động trực tiếp trên nguyên bào sợi trong quá trình điều trị bệnh. [3,6,7]

    Đối với các bệnh về tim mạch, rau má cũng đã chứng minh được hiệu quả điều trị trên các mảng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa các biến chứng huyết khối hoặc tắc mạch thông qua việc tăng mật độ và sự ổn định của các mảng sinh thái xơ vữa ở bệnh nhân xơ vữa động mạch. [8] Những thay đổi do chiết xuất rau má Centella asiatica extract tạo ra trong thành phần của mảng báo không phụ thuộc vào nồng độ lipid và cholesterol hay những yếu tố khác liên quán đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, béo phù và dung nạp glucose. [8]

    Ngoài ra, rau má cũng cho thấy các đặc tính tân sinh ở động vật và trong các thử nghiệm in-vivo [9-13]. Các đặc tính này có liên quan đến sự biểu hiện của các gen điều hòa hình thành mạch, chẳng hạn như yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) và yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi ( bFGF hoặc FGF2).

    Đối với hệ thần kinh, nền y học cổ truyền đánh giá cao tác dụng của rau má trong việc duy trì, cải thiện trí nhớ và tăng cường chức năng nhận thức. Dưới góc nhìn y học hiện đại, cơ chế cho tác dụng này là nhờ việc rau má có thể ngăn ngừa thoái hóa tế bào thần kinh, đặc biệt là beta-amyloid. [14]

    Nghiên cứu cũng cho thấy, chiết xuất rau má Centella asiatica extract có thể có tác dụng bảo vệ thần kinh đối vưới chứng suy giảm nhận thức do đột quỵ và bệnh Parkinson. [15-17]

    Đối với bệnh về thần kinh do biến chứng của tiểu đường - hiện đang được điều trị bằng các liệu pháp điều trị triệu chứng - rau má cho thấy tác dụng dụng dưỡng thần kinh thuận lợi trong các nghiên cứu tiền lâm sàng. [18] Hiện nay, chiết xuất rau má đang là một ứng cử viên tiềm năng để điều trị giảm tổn thương thần kinh do tăng đường huyết gây ra bởi bệnh tiểu đường.

    Nhiều ý kiến mới cũng xuất hiện sau khi tổng hợp các tài liệu liên quan đến khả năng tác động của rau má trong điều trị nhiễm Helicobacter pylori [19] và cảm ứng quá trình apoptosis trên các loại tế bào khối u khác nhau. [20-23]

    Centella asiatica chiết xuất rau má được chứng minh có hiệu quả trên căn nguyên của một số bệnh viêm nhiễm như vảy nến. [24] Rau má được các bác sĩ da liễu sử dụng cho nhiều loại tình trạng da nhờ khả năng ức chế các con đường gây viêm, góp phần vào quá trình thoái hóa tự miễn dịch của da.

    Chiết xuất rau má Centella asiatica extract còn nhiều tiềm năng cần được khai phá

    Chiết xuất rau má Centella asiatica extract còn nhiều tiềm năng cần được khai phá

    Các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng (bao gồm cả các nghiên cứu chính hay ngẫu nhiên, mù đôi có đối chứng giả dược) đều đồng thời xác nhận các đặc tính đã biết của rau má. Dự kiến sẽ có nhiều hơn những nghiên cứu chi tiết và các ứng dụng rộng rãi hơn, từ điều trị bệnh thần kinh do tiểu đường cho đến bảo vệ tim mạch, từ điều trị bỏng cho đến vết rạn sau sinh…

    Những lĩnh vực này có thể mở ra những giới hạn mới về nghiên cứu và phát triển vượt lên các đặc tính  đã được biết đến từ lâu, giúp rau má  khai phá được thêm  nhiều hơn những tiềm năng còn đang ẩn giấu.

     


     Nguyên liệu chiết xuất rau má Centella asiatica phospholipids

    • Mô tả: Dạng bột màu vàng nâu
    • Hàm lượng CAST: 30-35%
    • Công nghệ sản xuất: Phytosome
    • Xuất xứ: Italia
    • Hạn dùng: 5 năm

    Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN

    Hotline CSKH: 094 780 5345 | Email: info@thiennguyen.net.vn

    Thiên Nguyên – Đồng hành cùng Doanh nghiệp

     

    Tài liệu tham khảo:

    [1] Brinkhaus B, Lindner M, Schuppan D, Hahn EG., "Chemical, pharmacological and clinical profile of the East Asian medical plant Centella asiatica." Phytomedicine. 2000; 7: 427-48.

    [2] Segond C, Théron E, Petit V, Loiseau A., "Innovative natural active ingredient with antiinflammatory properties." Antiaging: Physiology to Formulation. 2006: 189–196.

    [3] Belcaro G, Maquart FX, Scoccianti M, Dugall M, Hosoi M, Cesarone MR, Luzzi R, Cornelli U, Ledda A, Feragalli B., "TECA (Titrated Extract of Centella asiatica): new microcirculatory, biomolecular, and vascular application in preventive and clinical medicine. A status paper." Panminerva Med. 2011; 53 (3 Suppl 1): 105-18.

    [4] Maramaldi G, Togni S, Franceschi F, Lati E., "Anti-inflammaging and antiglycation activity of a novel botanical ingredient from African biodiversity (Centevita™)." Clin Cosmet Investig Dermatol. 2013; 7: 1-9. doi: 10.2147/CCID.S49924. eCollection 2014.

    [5] Togni S, Maramaldi G, Franceschi F, Lati E., "Centevita™: a novel inflammaging and anti-glycation agent." Proceedings of the IFSCC, Johannesburg, South Africa, October 15–18, 2012.

    [6] Maquart FX, Chastang F, Simeon A, Birembaut P, Gillery P, Wegrowski Y., "Triterpenes from Centella asiatica stimulate extracellular matrix accumulation in rat experimental wounds." Eur J Dermatol 1999; 9: 289-96.

    [7] Kashmira J. Gohil, Jagruti A. Patel, and Anuradha K. Gajjar, "Pharmacological Review on Centella asiatica: A Potential Herbal Cure-all." Indian J Pharm Sci. 2010; 72 (5): 546-556.

    [8] Cesarone MR, Belcaro G, Nicolaides AN, Geroulakos G, Griffin M., "TTFCA induces carotid plaque stabilisation independently of cholesterol lowering in patients with hypercholesterolemia." Circulation 106; 19 (ii-650); 3209.

    [9] Coldren CD, Hashim P, Ali JM, Oh SK, Sinskey AJ, Rha C., "Gene expression changes in the human fibroblast induced by Centella asiatica triterpenoids." Planta Med., 2003, 69:725-32.

    [10] Kimura Y, Sumiyoshi M, Samukawa K, Satake N, Sakanaka M., "Facilitating action of asiaticoside at low doses on burn wound repair and its mechanism." Eur J Pharmacol, 2008; 584: 415-23.

    [11] Liu M, Dai Y, Luo Y, Huang F, Gong Z, Meng Q., "Madecassoside isolate from Centella asiatica herbs facilitates burn wounds healing in mice." Planta Med 2008 (e-pub ahead of print).

    [12] Maquart FX, Bellon G, Gillery P, Wegrowski Y, Borel JP., "Stimulation of collagen synthesis in fibroblast cultures by a triterpene extracted from Centella asiatica." Conn Tiss Res 1990: 24:107-20.

    [13] Shukla A, Rasik AM, Jain GK, Shankar R, Kulshrestha DK, Dhawan BN., "In vitro and in vivo wound healing activity of asiaticoside isolated from Centella asiatica." J. Ethnopharmacol, 1999; 65:1-11.

    [14] Gray NE, Zweig JA, Murchison C, Caruso M, Matthews DG, Kawamoto C, Harris CJ, Quinn JF, Soumyanath A., "Centella asiatica attenuates Aß-induced neurodegenerative spine loss and dendritic simplification." Neurosci Lett. 2017; 646: 24-29.

    [15] Farhana KM, Malueka RG, Wibowo S, Gofir A., "Effectiveness of Gotu Kola Extract 750 mg and 1000 mg Compared with Folic Acid 3 mg in Improving Vascular Cognitive Impairment after Stroke. Evid Based Complement." Alternat Med. 2016; 2016:2795915. doi: 10.1155/2016/2795915. Epub 2016 Jun 1

    [16] Orhan IE., "Centella asiatica (L.) Urban: From Traditional Medicine to Modern Medicine with Neuroprotective Potential." Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. (2012), 12:8.

    [17] Ataraj J, Manivasagam T, Justin Thenmozhi A, Essa MM., "Neurotrophic Effect of Asiatic acid, a Triterpene of Centella asiatica Against Chronic 1-Methyl 4-Phenyl 1, 2, 3, 6-Tetrahydropyridine Hydrochloride/Probenecid Mouse Model of Parkinson's disease: The Role of MAPK, PI3K-Akt-GSK3 and mTOR Signalling Pathways." Neurochem Res. 2017; 42 (5): 1354- 1365. doi: 10.1007/s11064-017-2183-2.

    [18] Soymanath A, Zhong YP, Gold SA, Yu X, Koop DR, Bourdette D et al., "Centella asiatica accelerates nerve regeneration upon oralk administration and contains multiple active fraction increasing neurite elongation in vitro." J Pharm Pharmacol 2005; 57:1278-94.

    [19] Zheng HM, Choi MJ, Kim JM, Lee KW, Park YH, Lee DH., "In vitro and In vivo Anti-Helicobacter pylori Activities of Centella asiatica Leaf Extract." Prev Nutr Food Sci 2016; 21:197-201.

    [20] Tang XL, Yang XY, Jung HJ, Kim SY, Jung SY, Choi DY, Park WC, Park H. 2009. "Asiatic acid induces colon cancer cell growth inhibition and apoptosis through mitochondrial death cascade." Biol Pharm Bull. 32:1399-1405.

    [21] Chen JY, Chen JY, Xu QW, Xu H, Huang ZH., "Asiatic acid promotes p21 (WAF1/CIP1) protein stability through attenuation of NDR1/2 dependent phosphorylation of p21 (WAF1/ CIP1) in HepG2 human hepatoma cells." Asian Pac J Cancer Prev. 2014; 15: 963-967.

    [22] Lu Ren, Qin-Xue Cao, Feng-Rong Zhai, Shao-Qin Yang & Hong-Xia Zhang. "Asiatic acid exerts anticancer potential in human ovarian cancer cells via suppression of PI3K/Akt/mTOR signalling." Pharmaceutical Biology 2016, 54 (11):

    [23] WU T. et al., "Asiatic acid inhibits lung cancer cell growth in vitro and in vivo by destroying mitochondria." Acta Pharm. Sin. B, 2017, 7 : 65-72

    [24] OuYang Q1, Pan Y1, Luo H1, Xuan C1, Liu J1, Liu J2., "MAD ointment ameliorates Imiquimod-induced psoriasiform dermatitis by inhibiting the IL-23/IL-17 axis in mice." Int Immunopharmacol. 2016; 39: 369-376.

      DMCA.com Protection Status