callpc

Cách nuôi chim cút giống mang lại hiệu quả kinh tế cao (phần 2)

Chim cút là giống vật nuôi được nuôi rất nhiều tại Việt Nam hiện nay song người chăn nuôi vẫn nuôi theo hình thức tự phát mà chưa có nhưng có những quy trình và cách nuôi chim cút để đem lại hiệu qủa kinh tế cao.

    Phần trước:

     

    5. Chọn giống trong chăn nuôi chim cút

    Chọn giống trong chăn nuôi chim cút là một khâu đặc biệt quan trọng. Nó quyết định đến năng suất và chất lượng của sản phẩm về sau.

    Khi nuôi chim cút giống nên chọn những con trống lông mượt màu hồng gạch, da nhẵn, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, lông ức và hai bên má màu nâu đỏ (verni) không xen màu khác, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, thân hình thon gọn và có khối lượng cơ thể 70-90 g khi đủ tuổi sinh sản.

    Còn đối với khi chọn và nuôi  chim cút mái nên chọn những con đầu thanh tú, cổ nhỏ, lông mượt, lông ngực màu xám hồng và có những chấm đen, hậu môn đỏ hồng , xương chậu rộng và nở nang, khối lượng cơ thể >100 g khi đủ tuổi  sinh sản.

    Tỉ lệ ghép giống cho chim cút là 2 trống- 5 mái và nên phối cút trống trẻ với cút mái trẻ để tăng hiệu quả trong việc nhân giống.

    phòng trị bệnh cho chim cút

     

    6. Những lưu ý cơ bản khi nuôi chim cút giống

    6.1 Mật độ nuôi thích hợp

    Mật độ thích hợp nuôi chim cút con là:

    • Tuần thứ 1: 200 - 250 con/m2
    • Tuần thứ 2: 100 -150 con/m2
    • Tuần thứ 3: 50 con/m2
    • Tuần thứ 4: 35 - 36 con/m2

     

    6.2 Xác định tiểu khí hậu chuồng nuôi chim cút:

    • Nhiệt độ:

    nhiệt độ là yếu tố đầu tiên trong việc nuôi chim cút. Nhiệt độ thích hợp khi nuôi chim cút con là 24-350 C. Nóng quá hay lạnh quá đều ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sống và khả năng tăng trọng của chim cút con. Trong giai đoạn nuôi chim cút con cần phải đảm bảo nhiệt độ ấm áp cho chim. Tuần đầu tiên nên giữ nhiệt độ trong lồng úm là 34 và cứ mỗi tuần giảm 3 cho đến tuần thứ 4.

    • Độ ẩm:

    Độ ẩm trong chuồng nuôi chim cút con tốt nhất là từ 65 – 70%. Nếu ẩm độ cao quá hay thấp cũng đều ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của chim cút. Ẩm độ được điều chỉnh bằng cách điều chỉnh hệ thống thông thoáng, hệ thống quạt và làm mát

    • Thoáng khí:

    Nhu cầu về lưu lượng không khí để cung cấp oxy khi nuôi chim cút rất lớn vì vậy chuồng nuôi cần phải thoáng mát và cao ráo.

    >> Xem thêm: Kĩ thuật xây dựng chuồng nuôi chim cút hiệu quả

     

    7. Vệ sinh và phòng bệnh

    7.1 Vệ  sinh

    Trong nuôi chim cút cần thực hiện vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi và xung quanh chuồng nuôi.

    Thường xuyên cắt cỏ, phát quang xung quanh chuồng nuôi trong khoảng cách tối thiểu là 4m đồng thời quét dọn vệ sinh hàng ngày.

    Định kì mỗi tuần làm vệ sinh một lần bằng một trong các hoá chất như: formol 2-3 %, xút (NaOH) 2-3 %, …

    Định kì mỗi tháng 2 lần diệt chuột, phun thuốc diệt ruồi, muỗi, côn trùng để đảm bảo khi nuôi chim cút chuồng nuôi luôn luôn sạch sẽ.

    Sau khi kết thúc mỗi đợt nuôi chim cút phải quét vôi nền, sàn, tường và khu vực xung quanh chuồng nuôi bằng dung dịch nước vôi 20%.  Quét 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1-2 giờ và để trống chuồng nuôi từ 2-3 tuần mới nuôi lứa mới.

    khử trùng vệ sinh chuồng nuôi chim cút

    Khử trùng chuồng nuôi bằng cách rắc vôi bột xung quanh

     

     

    7.2 Phòng bệnh

    Khi nuôi chim cút mặc dù sức đề kháng của chim rất tốt nhưng việc phòng ngừa bệnh cho chim cũng cần được thực hiện đầy đủ và thực hiện một cách nghiêm túc. Đặc biệt chim cút hay mắc bệnh Newcastle gây ngộ độc thức ăn, sưng mắt, bại liệt, suy dinh dưỡng. Biện pháp phòng ngừa chính là: tiêm vắc xin định kỳ cho cả đàn từ khi chúng còn rất nhỏ và tiêm nhắc lại trước khi chúng vào đẻ để ngừa bệnh đồng thời cần bổ sung vitamin A để tránh sưng mắt và bổ sung thêm canxin và photpho để tránh bị bại liệt.

    >> Xem thêm: Chuyên gia tiết lộ bí quyết kiểm soát các bệnh thường gặp ở chim cút không dùng kháng sinh

     

    Bảng tham khảo về lịch tiêm phòng vacccine cũng như phòng bệnh khi nuôi chim cút.

    Ngày tuổi

    Thuốc

    Liều dùng

    Phòng bệnh

    1

    Vaccine ND-B1

    Phun sương

    Newcastle

    1-3

    Coli taranet

    1g/lít nước, liên tiếp 3 ngày

    Phòng chống stress

    5-10

    Anticoc

    2g/ lít nước, dùng 3 ngày sau đó nghỉ 4 ngày

    Cầu trùng

    12

    Tri Alpucine

    1g/5 lít nước, dùng 3 ngày

    CRD và thương hàn

    20

    Vitamin

    1g/ 5 lít nước, uống 3 ngày liên tiếp

    Tăng lực và tăng đề kháng

    21

    ND-Lasota

    Phun sương

    Newcastle

    30

    Tri Alphucine

    1g/ 5 lít nước, uống 3 ngày liên tiếp

    CRD và thương hàn

    Cách 3 tháng

    ND-Lasota

    Phun sương

    Newcastle

     

    Nuôi chim cút là mô hình kinh tế mang lại lợi nhuận cao do chim cút rất dễ nuôi và dễ thích nghi với mọi điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ chim cút ngày nay cũng rất phát triển đòi hỏi Việt Nam ta cần đầu tư và có hướng đi mới không chỉ trong nghề nuôi chim cút nói riêng mà trong cả nền chăn nuôi của nước nhà nói chung để đưua nền kinh tế nước hội nhập và phát triển toàn diện, được nhiều bạn bè quốc tế biết đến.

     

    Hướng dẫn phòng trị một số bệnh thường gặp ở chim cút:

    ·       Bệnh cầu trùng

    ·       Bệnh CRD

    ·       Bệnh Newcastle (bệnh gà rù)

    ·       Bệnh tiêu chảy

    ·       Bệnh thương hàn

    ·       Bệnh phù đầu, sưng mắt

     

    Thiên Nguyên

     


    Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên trong ngành chăn nuôi được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào từ lợi khuẩn được chuyển giao từ Mỹ.

    Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.

    Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây.

    Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN

    Hotline CSKH: 094 780 5345 ! Email: info@thiennguyen.net.vn

    Immunevets® - Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi

     


    Đừng quên tham gia cộng đồng chia sẻ kiến thức nuôi chim cút sạch không dùng kháng sinh:

     

     
    Contact Me on Zalo