Kĩ thuật xây dựng chuồng nuôi chim cút hiệu quả
Chuồng nuôi đóng vai trò rất quan trọng đối với mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm nói chung và chim cút nói riêng. Chuồng nuôi giúp chim cút tránh được những ảnh hưởng của thay đổi thời tiết, hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh, đồng thời giúp người chăn nuôi quản lý tốt đàn vật nuôi của mình và góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi và đem lại hiêu quả kinh tế cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ cho người chăn nuôi nắm vững được các quy trình cũng như kĩ thuật xây dựng chuồng nuôi chim cút hiệu quả.
I. Các yêu cầu của chuồng nuôi chim cút
1. Nhiệt độ thích hợp và ổn định
Nhiệt độ của chuồng nuôi chim cút quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến chim cút bị rối loạn trao đổi chất, giảm tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt cũng như khả năng đẻ trứng và chất lượng trứng của chim. Đối với chim cút non, mức nhiệt độ thích hợp là từ 24 – 35C, còn với chim cút đẻ mức nhiệt là 18 – 25C.
2. Vệ sinh chuồng trại và thoáng khí trong chuông nuôi chim cút
Môi trường bên trong chuồng nuôi chim cút cần phải thoáng mát, thông gió tốt để không khí sạch được lưu thông, hạn chế tích tụ các loại khí độc hại sinh ra từ chất thải của chim. Ngoài ra thiết kế chuồng nuôi chim cút phải cao ráo, tránh ẩm thấp và chất thải phải đươc thu gom xử lí để tránh gây bệnh cho chim.
3. Đảm bảo không gian yên tĩnh
Tổ tiên của chim cút vốn có nguồn gốc là chim hoang dã nên loài chim này có bản tính khá nhút nhát. Với thính giác và thị giác nhạy bén, chim cút dễ bị kích động bởi tiếng ồn. Vậy nên chuồng nuôi chim cút nên đặt ở nơi yên tĩnh, không bị xáo trộn, có ít người lạ cũng như động vật qua lại.
4. Chống các động vật gây hại
Chim cút có kích thước khá nhỏ bé nên chúng dễ bị các loài động vật gặm nhấm như chuột, hoặc các động vật săn mồi như mèo tấn công và gây tổn thương do đó khi thiết kế chuồng nuôi chim cút cần phải luôn theo dõi đến việc chống các động vật nguy hại và gây nguy hiểm này.
II. Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút
1. Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút để lấy thịt
- Chuồng nuôi chim cút lấy thịt khá đơn giản so với nuôi chim cút sinh sản. Chuồng có thể là các lồng nuôi làm bằng thép mạ kẽm được thiết kế thành nhiều tầng tiết kiệm diện tích hoặc là chuồng trên nền đất có quây lưới thép 1x1cm xung quanh.
- Nóc chuồng lót vật liệu mềm để khi chim cút giật mình nhảy lên cao thì không bị tổn thương phần đầu.
- Máng ăn, máng uống trong chuồng nuôi chim cút có dạng dài khoảng 0.5m, kích thước 5x5cm và làm từ vật liệu dẻo như nhựa để tránh gây tổn thương cho chim, lại vừa dễ rửa.
2. Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút sinh sản
Chuồng nuôi chim cút sinh sản đòi hỏi phải thiết kế 3 loại chuồng nuôi khác nhau bao gồm lồng úm, lồng hậu bị và lồng cút đẻ.
a. Lồng úm
- Lồng úm trong chuồng nuôi chim cút là lồng dành cho chim non mới đẻ dưới 10 ngày tuổi. Kích thước phổ biến của lồng úm là khoảng 1.5x1x0.5m có thể nuôi được 200 con chim non.
- Lồng úm không nên đặt trên nền đất mà nên đặt cao hơn mặt đất khoảng 50cm để tránh các loài gặm nhấm gây hại. Lồng úm trong chuồng nuôi chim cút phải được quây bằng lưới thép không rỉ loại 0.8×0.8cm và trang bị thêm bóng đèn vừa sưởi vừa thắp sáng để duy trì thân nhiệt cho chim non.
b. Lồng hậu bị
- Lồng hậu bị cho chuồng nuôi chim cút là lồng dành cho chim từ 11 – 30 ngày tuổi đang trong giai đoạn phát triển. Kích thước của lồng hậu bị khoảng 1.5×1 x 0̀.̀5m. Lồng hậu bị có cấu tạo không quá khác biệt so với lồng úm và vẫn được đặt trên cao và trang bị bóng đèn sưởi.
c. Lồng cút đẻ
- Chim cút trên 25 ngày tuổi, có khả năng sinh sản và đạt tiêu chuẩn nuôi lấy trứng thì sẽ được chuyển sang lồng cút đẻ của chuồng nuôi chim cút sinh sản. Kích thước của loại chuồng này khoảng 1×1.5×0.5m, mật độ 25 – 30 con mái/chuồng.
- Tuy nhiên điểm khác biệt với chuồng nuôi chim cút thịt là nền chuồng được xây nghiêng với độ dốc khoảng 3 – 5 để trứng lăn ra máng hứng nhẹ nhàng, dễ dàng thu hoạch trứng mà không bị vỡ.
- Ngoài máng ăn và máng uống trong chuồng nuôi chim cút đẻ còn được trang bị thêm máng hứng trứng thường đặt ở phần chân dốc của đáy chuồng. Máng hứng trứng có kích thước 5×1.5x3cm, được lót thêm vải để hạn chế tối đa trứng bị nứt vỡ khi lăn xuống máng.
Chuồng nuôi chim cút phải xây dựng đúng tiêu chuẩn và phải đáp ứng được các nhu cầu sinh lý của chim cũng như đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường. Đồng thời người chăn nuôi cần phải theo dõi thường xuyên để phát hiện ra những con có biểu hiện bất thường hoặc bị bệnh để loại thải tránh ảnh hưởng đến cả đàn gây thiệt hại về kinh tế cũng như tổn thất trong chăn nuôi.
Xem thêm: Tham quan trang trại nuôi chim cút
Thiên Nguyên
Bài viết liên quan:
- Tác dụng của tăng cường miễn dịch trong chăn nuôi
- Các giải pháp tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi
- Nuôi chim cút - Làm chơi ăn thật kiếm hơn 20 triệu đồng mỗi tháng
Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào được chuyển giao từ Mỹ.
Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.
Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây.
Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN
Hotline CSKH: 094 780 5345 ! Email: info@thiennguyen.net.vn
Immunevets® - Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi