callpc

Các giải pháp tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi

Các giải pháp tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi

    Trước đây, để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi khỏe mạnh, người chăn nuôi thường tìm đến các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, ngày càng nhiều các nghiên cứu đã chứng minh những tác hại tiềm ẩn mà thuốc kháng sinh mang lại như tình trạng kháng kháng sinh, nhờn thuốc, tồn dư lượng kháng sinh trong thức ăn… gây ra những hậu quả nghiêm trọng lâu dài sau này.

    Thuốc kháng sinh dần bị hạn chế trong chăn nuôi. Vậy đâu là giải pháp để không dùng kháng sinh nhưng vật nuôi vẫn ăn ngon, tiêu hóa tốt, sinh trưởng khỏe mạnh? Bài viết này sẽ giúp đưa ra câu trả lời cho những giải pháp thay thế kháng sinh trong chăn nuôi và những thức ăn bổ sung thay thế cho kháng sinh.

     

    1. Tiêm phòng vacxin

    Đây là giải pháp đầu tiên trong việc thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi, đặc biệt ở lợn. Trong quá trình mang thai, kháng thể của mẹ không thể truyền qua nhau thai để vào thai. Do đó, việc tiêm vacxin cho cá thể mẹ sẽ giúp cá thể con nhận được kháng thể của mẹ qua sữa đầu.

     

    2. Vệ sinh sạch sẽ

    Đây là giải pháp quan trọng thứ hai trong việc thay thế thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi. Việc đảm bảo môi trường nuôi an toàn và sạch sẽ, hạn chế tối đa những stress, nhất là stress nhiệt cho con vật nuôi.

     

    3. Cung cấp thức ăn bổ sung

    Thức ăn bổ sung là giải pháp thay thế thế kháng sinh trong chăn nuôi khá hiệu quả. Khi thức ăn cung cấp bổ sung tốt sẽ giúp đường ruột khỏe, ruột khỏe thì vật nuôi khỏe. Khi ruột khỏe sẽ giúp vật nuôi ngăn ngừa hiệu quả độc tố và hệ miễn dịch ruột tăng cao để bảo vệ ruột và toàn bộ cơ thể.

    Tăng sức đề kháng cho vật nuôi

    Thức ăn bổ sung là những chất hoặc hợp chất hữu cơ ở dạng tự nhiên hoặc tổng hợp. Những chất dinh dưỡng như khoáng, axit amin thiết yếu, vitamin, hương liệu,… sẽ được bổ sung vào thức ăn để cân đối dinh dưỡng cải thiện năng suất và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

    Những loại thức ăn bổ sung như:

    Bổ sung Vitamin

    Đây là thức ăn bổ sung cung cấp vi chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. Vitamin là hợp chất hữu cơ không năng lượng, cơ thể động vật chỉ cần một lượng nhỏ cho sự sinh sản và phát triển.

    Thức ăn bổ sung Vitamin được chia thành 2 loại là:

    • Vitamin tan trong dầu (A, D, E và K)
    • Vitamin tan trong nước (các vitamin nhóm B và C)

    Cơ thể động vật không thể tự tổng hợp được các loại vitamin nên cần được bổ sung từ thức ăn.

    Bổ sung khoáng

    Thức ăn bổ sung khoáng có chức năng rất đa dạng đối với cơ thể động vật. Nó giúp cấu tạo một số tế bào cho tới hàng loạt các chức năng điều hoà ở các tế bào khác trong cơ thể.

    Những chất khoáng cần bổ sung trong khẩu phần ăn như: Canxi, Phốt-pho, Clo, Iốt, Đồng, Sắt, Magiê, Mangan, Kali, Selen, Natri, Lưu huỳnh, Kẽm

    Những chất khoáng có thể gây độc cho vật nuôi như: Arsenic, Cadmium, Antimony, Fluorine, Chì, Thuỷ ngân

    Thức ăn bổ sung thường có 10 nguyên tố khoáng được chia thành 2 nhóm dựa vào số lượng:

    • Khoáng đa lượng gồm có Calcium, Phospho, Sodium, Chlorine
    • Khoáng vi lượng gồm có: Sắt, Kẽm, Iot, selen, đồng, mangan

    Bổ sung kháng sinh

    Thức ăn bổ sung kháng sinh cũng được sử dụng để chữa và kích thích tăng trưởng cho động vật. Những kháng sinh được bổ sung vào thức ăn có chức năng ức chế và loại bỏ sự hoạt động của vi khuẩn bệnh. Đặc biệt có tác dụng ức chế và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa và hô hấp.

    Tuy nhiên, hiện nay việc cung cấp kháng sinh vào thức ăn không được sử dụng nhiều. Các nước tiến tiến đã áp dụng các biện pháp thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi như sau:

    • Bổ sung acid hữu cơ vào thức ăn
    • Bổ sung enzyme thức ăn
    • Bổ sung các chế phẩm trợ sinh (probiotic) và tiền sinh (prebiotic)
    • Bổ sung các chế phẩm giàu kháng thể
    • Sử dụng kháng sinh thảo dược

    Bổ sung hormon

    Công dụng của việc bổ sung hormon vào thức ăn:

    • Giúp quá trình chuyển hóa tốt
    • Phát triển của tế bào và mô
    • Tăng hiệu quả của hoạt động của tim, huyết áp, chức phận thận
    • Sự co bóp của dạ dày, ruột, bài tiết enzyme tiêu hóa
    • Bài tiết sữa và hệ thống sinh sản

    Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay đã bị cấm sử dụng vì hormon dư thừa có thể gây rối loạn cân cơ thể, thậm chí gây ung thư cho con người.

    Bổ sung axit hữu cơ

    Biện pháp thay thế kháng sinh bổ sung trong chăn nuôi bằng cách sử dụng axit amin hữu cơ, enzyme và các chế phẩm sinh học là rất phổ biến. Việc cung cấp thức ăn bổ sung chứa axit amin giúp đưa pH dịch tiêu hóa xuống ≤ 3,5 để ức chế vi khuẩn có hại và phát triển vi khuẩn có lợi.

    Những loại axit amin hữu cơ thường được sử dụng là formic, butyric, acid lactic, fumaric,…

    Bổ sung Enzyme

    Việc cung cấp thức ăn bổ sung Enzyme có tác dụng:

    • Tạo ra bằng con đường công nghệ vi sinh (celllulase, beta-glucanase, xylanase, mannanase…)
    • Phân giải các polysaccharid cấu tạo vách tế bào thực vật
    • Tạo điều kiện cho các enzyme nội sinh (protease, amylase, lipase tiết ra từ ống tiêu hóa) tiếp cận với các chất hữu cơ bên trong tế bào chất
    • Giúp cơ thể con vật có thêm chất dinh dưỡng để tăng năng suất sản phẩm cũng như tăng cường sức khỏe để chống bệnh

    Bổ sung chế phẩm sinh học

    Chế phẩm sinh học có tác dụng:

    • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn bệnh trong ống tiêu hóa
    • Tăng cường hệ thống miễn dịch của ruột

    Bổ sung chất hỗ trợ miễn dịch

    Những thức ăn bổ sung chất hỗ trợ miễn dịch sẽ giúp cá thể con khi sinh ra sẽ nhận được kháng thể từ cá thể mẹ qua sữa đầu. Nếu sữa đầu của mẹ bị hạn chế kháng thể sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cho cá thể cơn khi sinh ra.

    >> Xem thêm:  Những điều cần biết về thức ăn bổ sung trong chăn nuôi

     


    Thiên Nguyên cung cấp các nguyên liệu bổ sung trong chăn nuôi. Hiện Thiên Nguyên đang cung cấp sản phẩm theo 4 nhóm công dụng, bao gồm:

    Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN

    Hotline: 0947 805 345 | Email: info@thiennguyen.net.vn

    Thiên Nguyên – Đồng hành cùng Doanh nghiệp

      DMCA.com Protection Status