callpc

7 dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tĩnh mạch

7 dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tĩnh mạch

    Suy giãn tĩnh mạch là gì? Hậu quả của suy giãn tĩnh mạch?

    Theo kiến thức chuyên môn, suy giãn tĩnh mạch là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch ở chân, khiến cho việc dẫn máu về tim không còn hiệu quả. Qua đó, bệnh gây ra các triệu chứng như đau chân, sưng chân, nặng chân, chuột rút về đêm, chân nổi mạch máu hình mạng lưới…

    7 dấu hiệu cảnh báo suy giãn tĩnh mạch - 1

    Khi mới mắc bệnh hoặc bệnh mức độ nhẹ, suy giãn tĩnh mạch sẽ gây cản trở sinh hoạt và đi lại. Tuy nhiên nếu về lâu dài không được điều trị sẽ có nguy cơ để lại một số hậu quả xấu. Hậu quả đầu tiên, ở những vùng bị giãn tĩnh mạch, chức năng dinh dưỡng của tĩnh mạch sẽ bị giảm sút nặng nề. Do đó có thể gây nên chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông. Đặc biệt, hậu quả nặng nề nhất trong giãn tĩnh mạch chân là xuất hiện cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nếu phát hiện muộn và xử lý không tốt thì cục máu đông này có thể gây tắc nghẽn các mạch máu, nặng nhất là gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn tới tử vong trong vài phút.

     

    7 giai đoạn bệnh dựa trên triệu chứng lâm sàng

    Việc xác định giai đoạn bệnh được chia theo nhiều yếu tố. Sau đây là 7 giai đoạn bệnh được phân loại theo các dấu hiệu lâm sàng:

    Giai đoạn 0: Bệnh đã có nhưng không có những dấu hiệu có thể nhìn thấy bằng mắt hay sờ cảm nhận được.

    Giai đoạn 1: Các tĩnh mạch giãn nhỏ (khoảng hơn 1mm) ở dưới mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân…

    Giai đoạn 2: Các tĩnh mạch giãn trên 3mm. Ngay từ giai đoạn này những dấu hiệu lâm sàng cùa bệnh suy giãn tĩnh mạch đã rõ ràng

    Giai đoạn 3: Bàn chân có hiện tượng sưng to, phù bàn chân khi đứng nhiều hoặc vào buổi chiều; chỉ sưng phù bàn chân, không có các bộ phận khác.

    Giai đoạn 4: Da vùng cẳng chân sậm màu kèm theo phù chân, xơ bì, sừng hóa. Khi ấn ngón tay vào bàn chân sẽ tạo ra vết lõm.

    Giai đoạn 5: Xuất hiện các vết loét.

    Giai đọan 6: Các vết loét to xen kẽ những vết loét nhỏ. Vết loét sâu và bẩn. Da sạm màu và phù.

    7 dấu hiệu cảnh báo suy giãn tĩnh mạch 2

    Ngay khi phát hiện có những triệu chứng trên, các bệnh nhân cần đến ngay các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch hoặc lồng ngực mạch máu để được tầm soát suy giãn tĩnh mạch và tư vấn. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân phải kiên trì điều trị xuyên suốt trên 6 tháng bao gồm uống thuốc suy giãn tĩnh mạch, mang vớ y khoa đồng thời thay đổi thói quen ăn uống, vận động.

    Việc nhận biết sớm những dấu hiệu của căn bệnh có thể giúp cho người bệnh kịp thời chữa trị, giảm những hậu quả nặng nề về sau.

    >>> Xem thêm: Đau đớn do suy giãn tĩnh mạch – Phải làm sao?

    Nguồn: dantri.com.vn

    Thiên Nguyên – Đồng hành cùng Doanh nghiệp

    Nguyên liệu sản xuất Thực phẩm chức năng

      DMCA.com Protection Status