callpc

Vai trò của Corosolic acid trong điều trị bệnh tiểu đường

Vai trò của Corosolic acid trong điều trị bệnh tiểu đường

    Corosolic acid là một axit triterpene pentacyclic được tìm thấy trong lá bằng lăng - Lagerstroemia speciosa và một số loài thực vật khác. Corosolic acid đã được báo cáo là có tác dụng đặc biệt trong việc hạ đường huyết trên bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2.

    Công thức cấu tạo của Corosolic acid

    Công thức cấu tạo của Corosolic acid

    Thống kê cho thấy, số lượng các báo cáo về tác dụng hạ đường huyết của corosolic acid là nhiều nhất. Qua các kết quả nghiên cứu người ta thấy rằng:

    Corosolic acid hạ đường huyết thông qua 3 cơ chế

    Corosolic acid cải thiện sự kháng insulin trong cơ thể người

    Hoạt động của insulin trong cơ thể người được kiểm soát bời quá trình phosphoryl tyrosine và bắt đầu bằng việc gắn insulin với thụ thể của insulin để mở ra cánh cổng cho glucose đi vào tế bào. Corosolic acid cải thiện độ nhạy cảm của insulin trên tất cả các tế bào của cơ thể thông qua việc ức chế tyrosine phosphate (một loại protein là giảm hoạt động của thụ thể insulin).

    Corosolic acid có khả năng mở ra một con đường mới dẫn glucose đi vào tế bào

    GLUT4  là một loại protein vận chuyển glucose hiện diện trong tê bào mỡ, tế bào cơ xương và tê bào cơ tim của người. Corosolic acid có khả năng mở ra một con đường mới để glucose đi vào tế bào. Việc mở ra một con đường mới được đánh giá là do Corosolic acid kích thích GLUT4 di chuyển từ trong tế bào ra gần màng tế bào. Nơi GLUT4 xuất hiện sẽ quyết định lượng glucose có thể đi vào tế bào, từ đó làm giảm mức đường huyết trong cơ thể.

    Cơ chế hoạt động của insulin và GLUT4 trong tế bào

    Cơ chế hoạt động của insulin và GLUT4 trong tế bào

    Corosolic acid ức chế quá trình tạo ra glucose

    Một nghiên cứu khác báo cáo răng corosolic acid có tác dụng ức chế quá trình tạo ra glucose bằng cách tăn sản xuất fructose-2 và 6-bisphosphate trung gian tạo đường trong các tế bào gan. Ngoài ra corosolic acid có tác dụng thúc đẩy quá trình đường phân, giúp làm giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

    Bằng chứng khoa học về Corosolic acid trong chiết xuất lá bằng lăng (Banaba extract) có tác dụng hạ đường huyết

    Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để khẳng định tác dụng của corosolic acid có khả năng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Trong đó, nổi bật là nghiên cứu của Xu được thực tại Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, Bệnh viện Bắc Kinh, 2008). Nghiên cứu được thực hiện trên 100 bệnh nhân tiểu đường theo nguyên tắc đối chứng với giả dược. Nguyên liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là Glucohelp – Banaba extract chuẩn hóa ở dạng nang mềm chứa 10 mg corosolic acid. Một nửa số đối tượng được cho dùng một loại gel mềm có chứa Glucohep™ được chuẩn hóa corosolic acid và nửa còn lại nhận được giả dược trong 30 ngày. Cả mức đường huyết lúc đói và 2 giờ sau ăn ở nhóm được điều trị bằng Glucohelp đều giảm hơn 10% so với nhóm đối chứng (giả dược). Các triệu chứng của tiểu đường bao gồm: khát nước, buồn ngủ và đói cũng giảm đáng kể. Hơn nữa, không có tác dụng phụ nào được ghi nhận trong thời gian thử nghiệm

    Tác dụng hạ đường huyết của corosolic acid trong chiết xuất bằng lăng

    Tác dụng hạ đường huyết của corosolic acid trong chiết xuất bằng lăng

    Xem thêm: Tổng hợp các nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết của corosolic acid có trong chiết xuất bằng lăng (Banaba extract)

    Các tác dụng khác của corosolic acid có trong chiết xuất lá bằng lăng

    Corosolic acid làm giảm cholesterol ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch

    Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, cholesterol trong ruột và quá trình ester hóa cholesterol tăng lên. Bệnh tiểu đường kết hợp với cholesterol tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Corosolic acid đã được chứng minh là làm giảm quá trình hấp thụ cholesterol ở ruột non thông qua ức chế hoạt động của cholesterol acyltransferase giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và rối loạn chuyển hóa

    Corosolic acid có tác dụng giảm cân

    Kết quả nghiên cứu in vitro cho thấy corosolic acid ức chế sự hoạt động của protein tyrosine phosphatase 1B. Cơ chế này được đề xuất để điều trị bệnh béo phì.

    Corosolic acid cũng được cho là một chất ức chế lipase tụy, một loại enzym cần thiết cho việc tiêu thụ lipid.  Từ một nghiên cứu trên động vật, corosolic acid hoạt động như một chất chủ vận thụ thể alpha kích hoạt peroxisome tăng sinh, điều chỉnh quá trình chuyển hóa lipid và tăng cường quá trình oxy hóa beta axit béo trong gan.

    Corosolic acid có tác dụng chống viêm

    Nghiên cứu trên động vật cho thấy, bổ sung corosolic acid trong chiết xuất bằng lăng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng và viêm. Corosolic acid kích hoạt hệ thống bổ thể cung cấp phương tiện hiệu quả để bảo vệ vật chủ khỏi tác động của các kháng nguyên xâm nhập. Corosolic acid cũng ngăn chặn stress oxy hóa, viêm và huyết áp cao ở chuột SHR/NDmcr-cp17

    Thiên Nguyên là nhà phân phối nguyên liệu Glucohelp - Lagerstroemia Speciosa extract (Chiết xuất bằng lăng) chứa 18% corosolic acid có tác dụng hạ đường huyết cả khi đói và sau ăn trên toàn quốc phục vụ cho ngành sản xuất dược và thực phẩm chức năng

    Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

    Hotline CSKH: 0947 805 345    |     Email: info@thiennguyen.net.vn

    Dược phẩm Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp

     

    Tài liệu tham khảo:

    1. The first examples of naturally occurring pentacyclic triterpenes as a new class of inhibitors of glycogen phosphorylases: https://europepmc.org/article/med/16169219
    2. Corosolic acid stimulates glucose uptake via enhancing insulin receptor phosphorylation: https://europepmc.org/article/med/18348886
    3. Effect of corosolic acid on gluconeogenesis in rat liver: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18177973/
    4. Review on Corosolic Acid:Based on Various Pharmaceutical Effects: https://www.researchgate.net/publication/336426528_Review_on_Corosolic_AcidBased_on_Various_Pharmaceutical_Effects
    5. Management of Diabetes and Its Complications with Banaba (Lagerstroemiaspeciosa L.) and Corosolic Acid

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3468018/

      DMCA.com Protection Status