Top 6 lợi ích cho sức khỏe của chiết xuất thì là – Cumin extract
Thì là là một loại gia vị có nguồn gốc từ cây Cuminum cyminum, được trồng phổ biến ở châu Á, châu Phi và châu Âu.
Thì là được xem như một loại gia vị chính trong nhiều nền văn hóa ẩm thực của các quốc gia Mexico hay Ấn Độ. Đồng thời, nó cũng có tác dụng trong y học và được ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới.
Thì là có nhiều ứng dụng trong nền y học thế giới
Ngày càng nhiều sự quan tâm được đổ dồn vào chiết xuất thì là - cumin extract khi các nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của nó dần được hé lộ.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những tác dụng mà chiết xuất thì là mang lại dưới góc nhìn của nghiên cứu khoa học hiện đại.
1. Chiết xuất thì là giúp giảm cân
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2015 trên những người bị thừa cân đã so sánh tác dụng giảm cân của chiết xuất thì là so với các loại thuốc giảm cân và giả dược. Kết quả nghiên cứu sau 8 tuần cho thấy cả nhóm sử dụng chiết xuất thì là và thuốc giảm cân đều giảm được số lượng cân nặng đáng kể. [1]
Trước đó vào năm 2014, một nghiên cứu khác trên các phụ nữ bị thừa cân béo phì tiêu thụ 3g bột thì là cùng với sữa chua mỗi ngày trong vòng 3 tháng đều có mức giảm đáng kể về trọng lượng cơ thể, kích thước vòng eo và mỡ thừa. [2]
2. Giảm cholesterol
Nghiên cứu thực hiện năm 2014 nói trên cũng đồng thời cho thấy các đối tượng phụ nữ thừa cân béo phì tham gia nghiên cứu có nồng độ cholesterol toàn phần giảm sau 3 tháng sử dụng bột thì là mỗi ngày. Song song với đó là nồng độ cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính (triglycerides) giảm, nồng độ cholesterol tốt (HDL) tăng cao. [2]
3. Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Chiết xuất thì là có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe con người
Năm 2017. một nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 để đánh giá tác động của chiết xuất thì là đối với lượng đường trong máu. Các đối tượng tham gia nghiên cứu được chia làm 3 nhóm: nhóm 1 dùng chiết xuất thì là với hàm lượng 100mg/ngày, nhóm 2 là 50mg/ngày và nhóm 3 dùng giả dược. [3]
Sau 8 tuần sử dụng, cả 2 nhóm có sử dụng chiết xấut thì là đều cho thấy lượng đường trong máu, nồng độ insulin và hemoglobin A1c (HbA1c) giảm đáng kể, cho thấy việc kiểm soát bệnh tiểu đường khá hiệu quả.
2 nhóm này cũng cho thấy việc cải thiện các dấu hiêuj kháng insulin và kháng viêm.
Tuy nhiên cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn về lợi ích của chiết xuất thì là đối với những người mắc tiểu đường.
4. Cải thiện hội chứng ruột kích thích
Một nghiên cứu thí điểm nhỏ thực hiện năm 2013 để xem xét tác dụng của việc dùng chiết xuất thì là đối với các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS). [4]
Sau 4 tuần, những người tham gia nghiên cứu ghi nhận sự cải thiện của nhiều triệu chứng bao gồm đau dạ dày và đầy hơi.
Vào cuối cuộc nghiên cứu, các đối tượng mắc IBS với triệu chứng chủ yếu là táo bón đã có thể đi tiêu thường xuyên hơn. Các đối tượng với triệu chứng chủ yếu là tiêu chảy cũng cải thiện tình trạng bệnh với số lần đi tiêu ít hơn.
5. Giảm stress
Thì là có thể giúp cơ thể giảm căng thẳng stress. Nghiên cứu trên chuột đã cho thấy tác động của chiết xuất thì là đối với các dấu hiệu của stress. [5]
Khi cho chuột sử dụng chiết xuất thì là trước các hoạt động gây căng thẳng (stress), cơ thể của chúng có phản ứng căng thẳng thấp hơn so với những con không sử dụng.
Thì là hoạt động như một chất chống oxy hóa, nhờ đó giúp chống lại các tác động của căng thẳng stress. Các nghiên cứu tương tự trên chuột đã phát hiện ra thì là là một chất chống oxy hóa hiệu quả hơn cả vitamin C.
6. Cải thiện trí nhớ
Nghiên cứu tương tự trên chuột cũng xem xét tác động của chiết xuất thì là đối với não bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy những con chuột được sử dụng chiết xuất từ hạt thì là có khả năng nhớ lại tốt và nhanh hơn. [5]
Cumin extract chiết xuất từ hạt thì là theo tỉ lệ 4:1
7. Một số tác dụng khác cần nghiên cứu thêm
Thì là có thể có tiềm năng sử dụng trong việc giải quyết nhiều vấn đề sức khỏe khác như tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chống lại một số loại nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. [6]
Các nghiên cứu trên động vật của đưa ra gợi ý về việc sử dụng chiết xuất thì là để ngăn ngừa một số loại ung thư.
Tuy nhiên cần có thể các nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt là nghiên cứu trên người, để có thể khẳng định chắc chắn về các tác dụng này. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được hình thức và liều lượng bổ sung lý tưởng nhất, tuy nhiên chiết xuất thì là vẫn đem lại nhiều hứa hẹn trong nền y học thế giới.
Nguyên liệu Cumin extract – Chiết xuất thì là
- Mô tả: Dạng bột mịn màu nâu
- Bộ phận sử dụng: Hạt
- Tỉ lệ chiết: 4:1
- Quy cách: Thùng 25kg
- Hạn dùng: 02 năm
Quý khách hàng quan tâm và có nhu cầu về sản phẩm, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN
Hotline CSKH: 094 780 5345 | Email: info@thiennguyen.net.vn
Thiên Nguyên – Đồng hành cùng Doanh nghiệp
Nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/articles/319562
Tài liệu tham khảo
[1] Taghizadeh, M., et al. (2015). Effect of the cumin cyminum L. intake on weight loss, metabolic profiles and biomarkers of oxidative stress in overweight subjects: A randomized double-blind placebo-controlled clinical trial.
https://www.karger.com/Article/Abstract/373896
[2] Zare, R., et al. (2014). Effect of cumin powder on body composition and lipid profile in overweight and obese women.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25456022
[3] Jafari, S., et al. (2017). Evaluation the effect of 50 and 100 mg doses of Cuminum cyminum essential oil on glycemic indices, insulin resistance and serum inflammatory factors on patients with diabetes type II: A double-blind randomized placebo-controlled clinical trial.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5506625/
[4] Agah, S., et al. (2013). Cumin extract for symptom control in patients with irritable bowel syndrome: A case series.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3990147/
[5] Koppula, S., & Choi, D. K. (2011). Cuminum cyminum extract attenuates scopolamine-induced memory loss and stress-induced urinary biochemical changes in rats: A noninvasive biochemical approach.
https://www.tandfonline.com/doi/full/10.3109/13880209.2010.541923
[6] Johri, R. K. (2011). Cuminum cyminum and Carum carvi: An update.