callpc

Top 10 tác dụng đã được chứng minh của Chiết xuất bạc hà (Peppermint extract)

Top 10 tác dụng đã được chứng minh của Chiết xuất bạc hà (Peppermint extract)

    Peppermint extract là chiết xuất từ phần thân lá của cây bạc hà Âu (mentha x piperita), là cây lai giữa 2 loại bạc hà là watermint và spearmint.

    Chiết xuất bạc hà có mùi hương dễ chịu và rất có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là top 10 tác dụng đã được khoa học nghiên cứu chứng minh của bạc hà peppermint extract.

     Chiết xuất bạc hà có tác dụng gì

     

    1. Làm giảm chứng rối loạn tiêu hóa

    Chiết xuất bạc hà có tác dụng làm dịu các cơn đau, ngăn chặn sự co lại của cơ trơn. Nhờ đó giúp cải thiện các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, co thắt...

    Các nghiên cứu đã được thực hiện:

    • Nghiên cứu trên 926 người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) cho thấy, các bệnh nhân được điều trị bằng chiết xuất bạc hà trong ít nhất 2 tuần giảm triệu chứng tốt hơn đáng kể so với giả dược (1)
    • Một nghiên cứu khác trên 72 người bị IBS sử dụng peppermint extract cho thấy giảm 40% các triệu chứng sau 4 tuần, trong khi ở giả dược chỉ là 24,3% (2)
    • 14 thử nghiệm lâm sàng trên gần 2.000 trẻ em cho thấy bạc hà làm giảm tần suất, thời gian và mức độ nghiêm trọng của cơn đau bụng (3)
    • Nghiên cứu trên 200 người đang hóa trị ung thư chỉ ra rằng, viên nang có chứa chiết xuất bạc hà làm giảm tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của các cơn buồn nôn và nôn (4)

     

    2. Giảm đau đầu do căng thẳng và chứng đau nửa đầu

    Chiết xuất bạc hà có tác dụng làm tăng lưu lượng máu. Nó hoạt động như một chất giãn cơ và giảm đau, nhờ đó làm giảm và làm dịu một số cơn đau đầu.

    nguyên liệu chiết xuất bạc hà

    Các nghiên cứu đã được thực hiện:

    • Trong một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên ở 35 người bị chứng đau nửa đầu, dầu bạc hà thoa lên trán và thái dương giúp giảm đáng kể cơn đau sau 2 giờ, so với dầu giả dược (5)
    • Một nghiên cứu khác trên 41 người, dầu bạc hà thoa lên trán cho thấy hiệu quả điều trị đau đầu tương đương 1.000mg acetaminophen (6)

     

    3. Giúp hơi thở thơm mát

    Bạc hà là hương liệu được sử dụng phổ biến trong các loại kem đánh răng, nước súc miệng và kẹo cao su. Ngoài mùi hương dễ chịu, bạc hà còn có đặc tính kháng khuẩn, nhờ đó giúp tiêu diệt các vi trùng gây ra mảng bám răng và hôi miệng.

    Các nghiên cứu đã được thực hiện:

    • Nghiên cứu trên các bệnh nhân phẫu thuật cột sống và được súc miệng bằng tinh dầu bạc hà kết hợp với trà xanh và chanh cho thấy cải thiện các triệu chứng hôi miệng so với những người không sử dụng (7)
    • Trong một nghiên cứu khác, các nữ sinh được súc miệng bằng bạc hà, sau 1 tuần đã cho thấy cải thiện được hơi thở so với nhóm đối chứng (8)

     

    4. Bổ sung năng lượng

    Chiết xuất bạc hà có tác dụng cải thiện mức năng lượng (bổ sung năng lượng), từ đó giúp làm giảm mệt mỏi, xua tan cơn buồn ngủ.

    peppermint extract

    Các nghiên cứu đã được thực hiện:

    • Nghiên cứu trên 24 thanh niên khỏe mạnh, ghi nhận các tình nguyện viên khi sử dụng viên nang dầu bạc hà đều cảm thấy ít mệt mỏi hơn trong bài kiểm tra nhận thức (9)
    • Trong một nghiên cứu khác, liệu pháp hương thơm bằng tinh dầu bạc hà cũng cho thấy khả năng làm giảm tỉ lệ buồn ngủ vào ban ngày (10).

     

    5. Giảm đau bụng kinh

    Bạc hà giúp ngăn ngừa các cơn đau co thắt cơ. Nó hoạt động như một chất giãn cơ, nhờ đó cải thiện được các triệu chứng đau bụng kinh.

    Các nghiên cứu đã được thực hiện:

    • Trong một nghiên cứu trên 127 phụ nữ bị đau bụng do kỳ kinh nguyệt, sử dụng viên nang chiết xuất từ bạc hà cho thấy hiệu quả như một loại thuốc chống viêm không steroid trong việc giảm cường độ và thời gian đau (11)

     

    6. Chống nhiễm trùng

    Tinh dầu bạc hà có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Các nghiên cứu xác  nhận rằng bạc hà có hiệu quả chống lại một số loại vi khuẩn, bao gồm cả những vi khuẩn gây bệnh truyền qua thực phẩm và bệnh truyền nhiễm.

    Các nghiên cứu đã được thực hiện:

    • Tinh dầu bạc hà tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người như Staphylococcus hay vi khuẩn gây bệnh viêm phổi (12)
    • Nghiên cứu chỉ ra rằng bạc hà làm giảm một số loại vi khuẩn thường thấy trong khoang miệng (13,14)
    • Nghiên cứu chứng minh hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu bạc hà (15)

     

    7. Cải thiện giấc ngủ

    Trà bạc hà là một lựa chọn lý tưởng để dùng trước khi bước vào giấc ngủ vì nó không chứa caffein tự nhiên. Ngoài ra, bạc hà có tác dụng làm giãn cơ, dó đó sẽ giúp cơ thể thư giãn trước khi đi ngủ.

    mua chiết xuất bạc hà nguyên liệu tpcn

    Các nghiên cứu đã được thực hiện:

    • Nghiên cứu trên chuột cho thấy, tinh dầu bạc hà đã kéo dài thời gian ngủ của những con chuột được dùng thuốc an thần. (16,17)

     

    8. Hỗ trợ giảm cân

    Bạc hà tự nhiên không chứa calo và có hương vị ngọt ngào dễ chịu. Sử dụng trà bạc hà có thể làm thỏa mãn cơn thèm ngọt và giảm cảm giác thèm ăn.

    Các nghiên cứu đã được thực hiện:

    • Nghiên cứu trên 13 người khỏe mạnh, uống viên chiết xuất bạc hà làm giảm cảm giác thèm ăn so với khi không dùng bạc hà (18)
    • Tuy nhiên một nghiên cứu trên chuột lại cho thấy, những con chuột được uống chiết xuất bạc hà lại tăng cân hơn so với nhóm đối chứng (19)
    • Do đó cần có thêm các nghiên cứu về tác dụng giảm cân của bạc hà.

     

    9. Cải thiện tình trạng dị ứng theo mùa

    Chiết xuất bạc hà có chứa axit rosmarinic - đã được chứng minh có liên quan đến việc giảm các triệu chứng của phản ứng dị ứng như chảy nước mũi, ngứa mắt, hen suyễn...

    Mặc dù vẫn chưa biết liệu lượng axit rosmarinic có trong bạc hà có đủ để ảnh hưởng đến các triệu chứng dị ứng hay không, nhưng một số bằng chứng cho thấy bạc hà có thể làm giảm dị ứng.

    mua peppermint extract

    Các nghiên cứu đã được thực hiện:

    • Nghiên cứu ngẫu nhiên kéo dài 21 ngày trên 29 người bị dị ứng theo mùa. Những người được bổ sung axit rosmarinic có ít triệu chứng ngứa mũi, ngứa mắt và các triệu chứng khác hơn so với những người dùng giả dược (20)
    • Trong một nghiên cứu trên chuột, chiết xuất bạc hà làm giảm các triệu chứng dị ứng, chẳng hạn như hắt hơi hay ngứa mũi (21)

     

    10. Cải thiện sự tập trung

    Tinh dầu bạc hà giúp tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện trí nhớ nhờ đó giúp nâng cao khả năng tập trung.

    Các nghiên cứu đã được thực hiện:

    • Nghiên cứu trên 24 người trẻ, khỏe mạnh cho thấy họ có kết quả tốt hơn đáng kể trong các bài kiểm tra nhận thức khi được sử dụng viên nang chiết xuất bạc hà (9)
    • Trong một nghiên cứu khác, ngửi tinh dầu bạc hà giúp cải thiện trí nhớ và sự tỉnh táo (22)

     


     

    Nguyên liệu Chiết xuất bạc hà – Peppermint extract

    • Mô tả: Dạng bột màu vàng nâu
    • Hàm lượng: Tỷ lệ 10:1
    • Quy cách: Thùng 25kg.
    • Bảo quản: Nơi khô ráo. Tránh tiếp xúc với ánh sáng và ẩm.
    • Hạn sử dụng: 2 năm

     

    Thiên Nguyên cung cấp các loại nguyên liệu cho ngành Dược & TPCN. Chi tiết liên hệ:

    Hotline CSKH: 094.780.5345 |  Email: info@thiennguyen.net.vn

    Thiên Nguyên – Đồng hành cùng Doanh nghiệp

     

    Nguồn tham khảo:

    https://www.healthline.com/nutrition/peppermint-tea

     

    Tài liệu nghiên cứu:

    1. Khanna R và cộng sự (2014). Peppermint oil for the treatment of irritable bowel syndrome: a systematic review and meta-analysis. DOI: 1097/MCG.0b013e3182a88357
    2. Cash BD và cộng sự (2016). A Novel Delivery System of Peppermint Oil Is an Effective Therapy for Irritable Bowel Syndrome Symptoms. DOI: 1007/s10620-015-3858-7
    3. Anheyer D và cộng sự (2017). Herbal Medicines for Gastrointestinal Disorders in Children and Adolescents: A Systematic Review. DOI: 1542/peds.2017-0062
    4. Tayarani-Najaran Z và cộng sự (2013). Antiemetic activity of volatile oil from Mentha spicata and Mentha × piperita in chemotherapy-induced nausea and vomiting. DOI: 3332/ecancer.2013.290
    5. Borhani Haghighi A và cộng sự (2010). Cutaneous application of menthol 10% solution as an abortive treatment of migraine without aura: a randomised, double-blind, placebo-controlled, crossed-over study. DOI: 1111/j.1742-1241.2009.02215.x
    6. Göbel H và cộng sự (1996). Effectiveness of Oleum menthae piperitae and paracetamol in therapy of headache of the tension type. DOI: 1007/s001150050040
    7. Oh KE và cộng sự (2017). Effects of Aroma Gargling, Cold Water Gargling, and Wet Gauze Application on Thirst, Halitosis, and Sore Throat of Patients After Spine Surgery. DOI: 1097/HNP.0000000000000219
    8. Haghgoo R và cộng sự (2013). Evaluation of the use of a peppermint mouth rinse for halitosis by girls studying in Tehran high schools. DOI: 4103/2231-0762.115702
    9. Kennedy D và cộng sự (2018). Volatile Terpenes and Brain Function: Investigation of the Cognitive and Mood Effects of Mentha × Piperita L. Essential Oil with In Vitro Properties Relevant to Central Nervous System Function. DOI: 3390/nu10081029
    10. Norrish MI và cộng sự (2005). Preliminary investigation of the effect of peppermint oil on an objective measure of daytime sleepiness. DOI: 1016/j.ijpsycho.2004.08.004
    11. Masoumi SZ và cộng sự (2016). Evaluation of mint efficacy regarding dysmenorrhea in comparison with mefenamic acid: A double blinded randomized crossover study. DOI: 4103/1735-9066.185574
    12. Sharafi SM và cộng sự (2010). Protective effects of bioactive phytochemicals from Mentha piperita with multiple health potentials. DOI: 4103/0973-1296.66926
    13. Dagli R và cộng sự (2015). Essential oils, their therapeutic properties, and implication in dentistry: A review. DOI: 4103/2231-0762.165933
    14. Thosar N và cộng sự (2013). Antimicrobial efficacy of five essential oils against oral pathogens: An in vitro study. DOI: 4103/1305-7456.119078
    15. Kamatou GP và cộng sự (2013). Menthol: a simple monoterpene with remarkable biological properties. DOI: 1016/j.phytochem.2013.08.005
    16. Samojlik I và cộng sự (2012). Acute and chronic pretreatment with essential oil of peppermint (Mentha × piperita L., Lamiaceae) influences drug effects. DOI: 1002/ptr.3638
    17. de Sousa DP và cộng sự (2007). Sedative effect of monoterpene alcohols in mice: a preliminary screening. DOI: 1515/znc-2007-7-816
    18. Papathanasopoulos A và cộng sự (2013). Effect of acute peppermint oil administration on gastric sensorimotor function and nutrient tolerance in health. DOI: 1111/nmo.12102
    19. Mesbahzadeh B và cộng sự (2015). The effects of different levels of peppermint alcoholic extract on body-weight gain and blood biochemical parameters of adult male Wistar rats. DOI: 14661/1376
    20. Takano H và cộng sự (2004). Extract of Perilla frutescens enriched for rosmarinic acid, a polyphenolic phytochemical, inhibits seasonal allergic rhinoconjunctivitis in humans. DOI: 1177/153537020422900305
    21. Inoue T và cộng sự (2001). Effects of peppermint (Mentha piperita L.) extracts on experimental allergic rhinitis in rats. DOI: 1248/bpb.24.92
    22. Moss M và cộng sự (2008). Modulation of cognitive performance and mood by aromas of peppermint and ylang-ylang. DOI: 1080/00207450601042094
      DMCA.com Protection Status