callpc

9 tác dụng của vỏ chanh có thể bạn chưa biết

9 tác dụng của vỏ chanh có thể bạn chưa biết

    Chanh (citrus limon) là một loại trái cây có múi rất phổ biến ở Việt Nam. Trong khi phần múi và phần nước chanh được sử dụng nhiều, người ta lại thường có xu hướng bỏ phần vỏ chanh đi.

    Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu khoa học, các chuyên gia đánh giá trong vỏ chanh chứa rất nhiều các hợp chất có hoạt tính sinh học cao, mang lại nhiều lợi ích tới cho sức khỏe.

    Dưới đây là 9 lợi ích và công dụng tiềm năng của vỏ chanh

    nguyên liệu chiết xuất vỏ chanh lemon peel extract 

     

    1. Giá trị dinh dưỡng cao

    Dù chỉ được ăn với số lượng nhỏ, nhưng vỏ chanh lại rất bổ dưỡng.

    Trong vỏ chanh có chứa một lượng lớn chất xơ và vitamin C. Theo nghiên cứu, trong 6g vỏ chanh có chứa 3 calorie, 1g carbohydrate, 1g chất xơ, 0g chất đạm (protein) và 0g chất béo.  Cũng chỉ với lượng vỏ chanh như thế, bạn có thể nạp vào cơ thể một lượng Vitamin C tương đương 9% giá trị hàng ngày (DV - Daily Value).

    Ngoài ra trong vỏ chanh còn chứa một số lượng nhỏ các loại khoáng chất như canxi, kali và magie.

    D-limonene, một hợp chất tạo nên mùi thơm đặc trưng của chanh, cũng được tìm thấy trong vỏ chanh và "chịu trách nhiệm" mang lại nhiều giá trị lợi ích sức khỏe cho loại quả này.

     

    2. Chăm sóc sức khỏe răng miệng

    Sâu răng và nhiễm trùng nướu là những bệnh răng miệng phổ biến gây ra bởi vi khuẩn, ví dụ như Streptococcus mutans.

    Vỏ chanh có đặc tính kháng khuẩn, giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh răng miệng.

    Trong một nghiên cứu về tác động kháng khuẩn của vỏ chanh, người ta phân lập được 4 hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn mạnh mẽ và chống lại hiệu quả các vi khuẩn gây bệnh răng miệng phổ biến, đó là: 8-geranyloxypsolaren, 5-geranyloxypsolaren, 5-geranyloxy-7-methoxycoumarin, và phloroglucinol 1-β-D-glucopyranoside (phlorin).

     

    3. Giàu chất chống oxy hóa

    Chất chống oxy hóa là các hợp chất thực vật ngăn ngừa tổn thương tế bào bằng cách chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, vỏ chanh có hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn cả vỏ bưởi hoặc quýt.

    chiết xuất vỏ chanh chống oxy hóa

    Vỏ chanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, trong đó nổi bật là D-limonene và Vitamin C.

    D-limonene giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường. Nó còn giúp giảm stress, hạn chế các tổn thương mô và ngăn ngừa lão hóa.

    Vitamin C trong vỏ chanh có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường hệ miễn dịch, giúp giảm nguy cơ bệnh tật.

     

    4. Đặc tính kháng khuẩn và chống nấm

    Vỏ chanh có thể có một số đặc tính kháng khuẩn và chống nấm. Theo một nghiên cứu trong ống nghiệm, vỏ chanh đã làm giảm đáng kể sự phát triển của các vi khuẩn kháng kháng sinh.

    Một nghiên cứu khác cũng cho thấy chiết xuất vỏ chanh có tác dụng chống lại một số loại nấm kháng thuốc gây nhiễm trùng da.

     

    5. Tăng cường miễn dịch

    mua chiết xuất vỏ chanh ở đâu

    Như đã nói ở trên, trong vỏ chanh có chứa một lượng lớn vitamin C và flavonoid.

    Vitamin C tích tụ trong các tế bào thực bào - một loại tế bào ăn các hợp chất có hại. Nghiên cứu cho thấy dùng 1-2g Vitamin C mỗi ngày làm giảm mức độ nghiêm trọng và rút ngắn thời gian cảm lạnh thông thường ở cả người lớn (8%) và trẻ em (14%).

    Một nghiên cứu kéo dài 15 ngày trên cá cho thấy, khi cho cá ăn vỏ chanh đã được khử nước, các phản ứng miễn dịch được cải thiện đáng kể.

     

    6. Cải thiện sức khỏe tim mạch

    Huyết áp cao, cholesterol cao và béo phí là các yếu tố nguy cơ cao gây ra các bệnh về tim mạch.

    Các hợp chất như flavonoid, vitamin C và pectin - chất xơ chính trong vỏ chanh đã được chứng minh có thể làm giảm mức cholesterol trong máu và các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim.

    Nghiên cứu trên chuột bị béo phì cho thấy, D-limonene làm giảm lượng đường trong máu, giảm triglyceride và LDL-cholesterol, đồng thời làm tăng nồng độ HDL-cholesterol.

    Pectin trong vỏ chanh cũng giúp giảm cholesterol bằng cách tăng bài tiết axit mật - một loại axit được sản xuất ở gan và có liên kết với cholesterol.

     

    7. Chống ung thư

    Một số hợp chất có trong chiết xuất vỏ chanh có thể có khả năng chống ung thư.

    Flavonoid trong vỏ chanh giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.

    Vitamin C thúc đẩy sự phát triển của các tế bào bạch cầu, giúp loại bỏ các tế bào ung thư bị đột biến.

    D-limonene trong chiết xuất vỏ chanh cũng có đặc tính chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày thông qua việc làm tăng tỷ lệ chết của các tế bào đột biến.

    Tuy nhiên cần lưu ý, không nên coi vỏ chanh là một phương pháp để điều trị ung thư. Cần thêm các nghiên cứu trên người để khẳng định chắc chắn về tác dụng này.

     

    8. Điều trị sỏi mật

    Sỏi mật là chất lắng đọng cứng có thể mật triển bên trong túi mật.

    Nghiên cứu trên 200 người bị sỏi mật cho thấy, D-limonene có trong chiết xuất vỏ chanh có thể làm tan và loại bỏ hoàn toàn sỏi mật.  Nó được kỳ vọng trở thành một phương pháp điều trị thay thế hiệu quả cho phẫu thuật.

    Tuy nhiên cũng cần thêm các nghiên cứu tiếp theo về tác dụng này cỏ vỏ chanh.

    tác dụng của chiết xuất vỏ chanh

     

    9. Một số tác dụng khác của chiết xuất vỏ chanh

    Ngoài các lợi ích về sức khỏe kể trên, vỏ chanh còn rất hữu ích trong đời sống hàng ngày với tác dụng làm sạch, khử mùi, tẩy rửa rỉ sét...

    Chiết xuất vỏ chanh cũng được ứng dụng như một loại mỹ phẩm giúp tẩy tế bào chết và làm sạch da cho chị em.

     


     

    Nguyên liệu Chiết xuất vỏ chanh – Lemon peel extract

    • Mô tả: Dạng bột màu vàng nâu
    • Hàm lượng: Tỷ lệ 10:1
    • Quy cách: Thùng 25kg.
    • Bảo quản: Nơi khô ráo. Tránh tiếp xúc với ánh sáng và ẩm.
    • Hạn sử dụng: 2 năm

     

    Thiên Nguyên cung cấp các loại nguyên liệu cho ngành Dược & TPCN. Chi tiết liên hệ:

    Hotline CSKH: 094.780.5345 |  Email: info@thiennguyen.net.vn

    Thiên Nguyên – Đồng hành cùng Doanh nghiệp

     

    Nguồn tham khảo:

    https://www.healthline.com/nutrition/lemon-peel

    Tài liệu nghiên cứu:

    1. Ahmad SB và cộng sự (2018). Antifibrotic effects of D-limonene (5(1-methyl-4-[1-methylethenyl]) cyclohexane) in CCl 4 induced liver toxicity in Wistar rats. DOI: 1002/tox.22523
    2. de Castillo MC và cộng sự. (2000). Bactericidal activity of lemon juice and lemon derivatives against Vibrio cholerae. DOI: 1248/bpb.23.1235
    3. de Souza MC và cộng sự. (2019). Gastroprotective effect of limonene in rats: Influence on oxidative stress, inflammation and gene expression. DOI: 1016/j.phymed.2018.09.027
    4. Diab KA. (2016). In Vitro Studies on Phytochemical Content, Antioxidant, Anticancer, Immunomodulatory, and Antigenotoxic Activities of Lemon, Grapefruit, and Mandarin Citrus Peels. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27510009/
    5. García Beltrán JM và cộng sự. (2017). Dietary dehydrated lemon peel improves the immune but not the antioxidant status of gilthead seabream (Sparus aurata L.). DOI: 1016/j.fsi.2017.03.042
    6. Guimarães R và cộng sự. (2010). Targeting excessive free radicals with peels and juices of citrus fruits: Grapefruit, lemon, lime and orange. DOI: https://doi.org/10.1016/j.fct.2009.09.022
    7. Hashemipour M và cộng sự. (2016). The effect of Citrus Aurantifolia (Lemon) peels on cardiometabolic risk factors and markers of endothelial function in adolescents with excess weight: A triple-masked randomized controlled trial. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5307599/
    8. Jing L và cộng sự. (2013). Preventive and ameliorating effects of citrus D-limonene on dyslipidemia and hyperglycemia in mice with high-fat diet-induced obesity. DOI: 1016/j.ejphar.2013.06.022
    9. Lu XG và cộng sự. (2004). Inhibition of growth and metastasis of human gastric cancer implanted in nude mice by d-limonene. DOI: 3748/wjg.v10.i14.2140
    10. Miyake Y và cộng sự. (2011). Isolation and extraction of antimicrobial substances against oral bacteria from lemon peel. DOI: 1007/s13197-011-0330-3
    11. Najimu Nisha S và cộng sự. (2014). Lemon peels mediated synthesis of silver nanoparticles and its antidermatophytic activity. DOI: 1016/j.saa.2013.12.019
    12. Papoutsis K và cộng sự. (2016). Impact of different solvents on the recovery of bioactive compounds and antioxidant properties from lemon ( Citrus limon L.) pomace waste. DOI: 1007/s10068-016-0158-8
    13. Rondanelli M và cộng sự. (2018). Self-Care for Common Colds: The Pivotal Role of Vitamin D, Vitamin C, Zinc, and Echinacea in Three Main Immune Interactive Clusters (Physical Barriers, Innate and Adaptive Immunity) Involved during an Episode of Common Colds-Practical Advice on Dosages and on the Time to Take These Nutrients/Botanicals in order to Prevent or Treat Common Colds. DOI: 1155/2018/5813095
    14. Settanni L và cộng sự. (2014). Seasonal variations of antimicrobial activity and chemical composition of essential oils extracted from three Citrus limon L. Burm. Cultivars. DOI: 1080/14786419.2013.871544
    15. Terpstra AH và cộng sự. (2002). The hypocholesterolemic effect of lemon peels, lemon pectin, and the waste stream material of lemon peels in hybrid F1B hamsters. DOI: 1007/s003940200002
    16. Uedo N và cộng sự. (1999). Inhibition by D-limonene of gastric carcinogenesis induced by N-methyl-N'-nitro-N-nitrosoguanidine in Wistar rats. DOI: 1016/s0304-3835(98)00340-1
    17. van Gorkom GNY và cộng sự. (2018). Influence of Vitamin C on Lymphocytes: An Overview. DOI: 3390/antiox7030041
    18. Vieira AJ và cộng sự. (2018). Limonene: Aroma of innovation in health and disease. DOI: 1016/j.cbi.2018.02.007
     
    Contact Me on Zalo