callpc

Sự nhầm lẫn phổ biến về hoa atiso

Sự nhầm lẫn phổ biến về hoa Atiso

    Hầu hết mọi người đều biết đến Atiso với vai trò như một loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe mà đặc biệt là gan. Hằng năm, cứ vào mùa tháng 7-10, trên khắp các vỉa hè, khu trợ, người ta lại bày bán một loài hoa màu đỏ, nhỏ bằng ly rượu, đây cũng là thời điểm các mẹ, các chị rủ nhau mua "Atiso" về ngâm cho gia đình. Tuy nhiên, không mấy ai biết rằng, loài hoa đỏ người ta bày bán thực chất là hoa Bụp giấm, nó hoàn toàn không có họ hàng với hoa Atiso mà đài báo vẫn đưa tin. Sự nhầm lẫn này có lẽ đã xuất hiện từ lâu, có người đã biết nhưng vẫn giữ thói quen gọi tên Atiso, cũng có người hoàn toàn chưa biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại dược liệu này.

     

    1. Tên gọi:

    • Hoa Atiso: tên khoa học của cây Atiso là Cynara Scolymus L. Thuộc họ Cúc (Compositae)
    • Hoa Bụp giấm: tên khoa học của cây Bụp giấm là Hibiscus sabdariffa, Thuộc họ Bông (Malvaceae)
    •  
    • 2. Đặc điểm thực vật:
    • Atiso: Cây thảo, cao 1-1,2m, cây lớn có thể cao tới 2m. Thân cây ngắn, thẳng và cứng, phủ lông màu trắng như bống, trên thân có các khía dọc. Lá cây to và dài, mọc so le. Cuống lá to và ngắn, phiến lá xẻ thùy sâu, có răng cưa không đều, mặt trên phiến lá màu xanh lục, mặt dưới phiến lá nhiều lông trắng. Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, thường có màu tím đỏ,hoặc màu tím lơ nhạt. Lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn. Đế nạc, có nhiều lông tơ, mang hoa hình ống. Quả màu nâu sẫm, nhẵn bóng, có mào trắng.
    •  
    • Bụp giấm: Cây sống một năm, cao từ 1,5-2m. Thân cây có màu lục hoặc đỏ tía, phân nhánh ở gần gốc. Cành cây nhẵn hoặc có lông. Lá mọc so le. Lá ở gốc nguyên, lá ở phía trên chia 3-5 thùy hình chân vịt, mép răng cưa. Hoa mọc đơn độc, ở nách lá. Tràng hoa màu vàng, hồng hoặc tía, có khi màu trắng, đường kính 8-10cm. Đài màu đỏ, bao quanh quả nang màu hình trứng, quả có nhiều lông thô.

     

     

    Ảnh phân biệt Actiso và Bụp Giấm

     

    3. Nguồn gốc và phân bố.

    • Atiso: Nguồn gốc từ miền nam Châu Âu, người Pháp di thực vào Việt Nam từ hàng trăm năm nam. Atiso được trồng ở các vùng có khí hậu ôn đới như Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo. Hiện nay còn được trồng ở 1 số nơi như Hà Giang, Hải Dương...
    •  
    • Bụp Giấm: Nguồn gốc ở Trung Mỹ và Bắc Phi. Ở Việt Nam được trồng nhiều ở các tỉnh miền trung, thích hợp với vùng đồi núi và trung du.
    •  
    • 4. Thời điểm ra hoa và thu hoạch.
    • Atiso: Mùa vụ chính khoảng tháng 4- tháng 5. Mùa vụ phụ khoảng tháng 6 – tháng 7.
    • Bụp giấm: Từ tháng 7- tháng 10
    •  
    • 5. Các bộ phận sử dụng
    • Atiso:
      - Hoa và cuống non dùng làm rau.
      - Hoa, thân, lá, rễ có thể sấy khô pha nước uống hoặc dùng để bào chế Cao dược liệuCao Atiso thường ở dạng cao lỏng hoặc cao mềm. Phổ biến nhất trên thị trường vẫn là Cao Atiso chiết xuất từ lá và Cao Atiso chiết xuất từ hoa. Cao Atiso có thể sử dụng trực tiếp hoặc làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng, nguyên liệu sản xuất thuốc.
    •  
    • Bụp giấm:
    • - Đài: Thường dùng để ngâm nước uống, ngâm siro hoặc làm mứt.
    • - Lá: Sử dụng làm rau.
    •  
    • 6. Công dụng
    • Atiso:
    • - Thanh nhiệt cho cơ thể
    • - Tốt cho gan, điều tiết lưu thông mật.
    • - Chống Oxy hóa
    • - Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư
    • - Cải thiện lượng Cholesterol máu, giảm nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch.
    • - Hạ huyết áp...
    •  
    • Bụp giấm:
    • - Đài hoa: Vị chua, tính mát dùng để thanh nhiệt, giải khát, nhuận gan, lợi tiểu, kháng khuẩn, nhuận tràng, giảm mỡ máu...
    • - Lá: Lá non dùng làm rau, tác dụng an thần, lợi tiểu, thanh nhiệt.
    • - Hạt: Chưa thấy tài liệu chính thức về công dụng của hạt.

        

    Như vậy, có thể thấy rằng, về mọi mặt, Atiso và Bụp giấm hoàn toàn không có mối quan hệ nào với nhau. Việc phân biệt 2 loại cây này là cần thiết để tránh nhầm lẫn, giúp các bạn có những lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.

      DMCA.com Protection Status