“Siêu thực phẩm” Maca đen (Black maca) và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Black maca - Maca đen là gì?
Maca đen (hay Black maca) có tên khoa học là Lepidium meyenii, thuộc họ cải. So với 2 loại maca khác là maca vàng và maca đỏ, maca đen được xem là loại quý nhất với sản lượng chỉ chiếm 15%/năm.
Maca đen được ví như một "siêu thực phẩm", dù sống ở nơi có điều kiện khắc nghiệt nhưng nó vẫn có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng bao gồm:
- Hơn 20 loại axit amin
- Hơn 20 dạng axit béo tự do
- Các vitamin B1, B2, C, E...
- Các khoáng chất như Sắt, Canxi, Magiê...
Với nguồn dưỡng chất phong phú, Maca đen đem tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Dưới đây là top 4 tác dụng phổ biến đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh.
Black maca cải thiện ham muốn tình dục
Có một số bằng chứng cho thấy, chiết xuất maca đen rất có lợi cho những người bị suy giảm ham muốn tình dục hoặc ham muốn tình dục thấp.
Một nghiên cứu đã được thực hiện vào năm 2015 trên 45 phụ nữ bị rối loạn chức năng tình dục do thuốc chống trồng cảm gây ra. Kết quả cho thấy sau 12 tuần, những người sử dụng 3g rễ maca mỗi ngày có cải thiện đáng kể chức năng tình dục và ham muốn tính dục so với nhóm đối tượng chỉ sử dụng giải dược [1]
Năm 2010, một đánh giá cho 4 nghiên cứu chất lượng cao trên tổng số 131 người tham gia đã cho thấy những bằng chứng của việc sử dụng chiết xuất maca giúp cải thiện ham muốn tình dục sau ít nhất 6 tuần [2]
Black maca cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới
Chiết xuất maca giúp cải thiện một số khía cạnh của chất lượng tinh trùng như nồng độ hay số lượng tinh trùng. Những khía cạnh này liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh sản ở nam giới.
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2020 để đánh giá về tác dụng của maca tới 69 nam giới được chẩn đoán có số lượng tinh trùng thấp hoặc bị giảm khả năng di chuyển của tinh trùng. Theo kết quả nghiên cứu, sử dụng 2g chiết xuất maca mỗi ngày trong 12 tuần liên tiếp giúp cải thiện đáng kể nồng độ tinh dịch so với nhóm dùng giả dược. Tuy nhiên cũng theo nghiên cứu, không có sự khác biệt đáng kể về khả năng di chuyển của tinh trùng giữa 2 nhóm điều trị và giả dược. [3]
Black maca giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh
Giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ diễn ra do sự suy giảm tự nhiên của các estrogen. Điều này gây ra một số triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, khó ngủ, cáu kỉnh, khô âm đạo...
Một báo cáo cho thấy khi bổ sung chiết xuất maca trong chế độ dinh dưỡng, các biểu hiện như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, lo âu căng thẳng đều được thuyên giảm sau khoảng 2 tháng sử dụng. Đồng thời với đó, tâm trạng và chất lượng giấc ngủ cũng được cải thiện đáng kể. [4]
Black maca giúp bổ sung năng lượng, cải thiện tâm trạng
Một số bằng chứng cho thấy chiết xuất maca có thể giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể và ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng.
Một nghiên cứu được thực hiện năm 2016 trên 175 người, được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: dùng giả dược và dung 3g chiết xuất maca đen. Sau 12 tuần, nhóm dùng chiết xuất maca đen cho thấy điểm năng lượng và cải thiện tâm trạng cao hơn so với nhóm dùng giả dược. [5]
Một nghiên cứu nhỏ khác đã được thực hiện trước đó tại Trung quốc cho 29 phụ nữ sau mãn kinh. Kết quả cho thấy sử dụng 3.3g chiết xuất maca trong 6 tuần giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm. [6]
Nhiều nghiên cứu cũ hơn cũng cho thấy chiết xuất maca rất hữu ích trong việc cải thiện các triệu chứng lo âu, căng thẳng ở phụ nữ sau mãn kinh. [7]
Một số lợi ích sức khỏe khác của chiết xuất hạt maca đen
Trên thực tế, các nghiên cứu chuyên sâu về những lợi ích của chiết xuất hạt maca trên người còn khá nhiều hạn chế.
Tuy nhiên, những phát hiện ban đầu từ các nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất maca đen có thể tác động tới sức khỏe theo những cách sau:
- Bảo tồn chức năng nhận thức: Các nghiên cứu trên chuột đã chứng minh rằng maca giúp cải thiện chức năng nhận thức và khả năng phối hợp vận động. Nó cũng giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác. [8]
- Giúp điều trị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính: Các phát hiện từ các nghiên cứu trên động vật cho thấy maca giúp làm giảm các protein gây viêm và ức chế tăng sản tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt. [9]
- Có lợi cho sức khỏe làn da: Chiết xuất maca đen đã được chứng minh là có khả năng làm tăng tốc độ chữa lành vết thương trên da. Một nghiên cứu cũ hơn cho thấy nó giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV khi bôi lên da động vật. (17,18)
Chiết xuất maca có tác dụng phụ không?
Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất maca nhìn chung khá an toàn và việc sử dụng nó chưa ghi nhận các tác dụng phụ bất lợi.
Nghiên cứu cho thấy sử dụng 3g chiết xuất maca đen mỗi ngày trong suốt 12 tuần không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. [5]
Các phương pháp truyền thống như nấu, đun sôi cũng không tạo ra các tác dụng phụ. [12]
Tuy vậy, việc sử dụng chiết xuất maca đen cho phụ nữ có thai và cho con bú vẫn cần được suy xét kỹ. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn trước khi sử dụng cho nhóm đối tượng đặc biệt này.
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/benefits-of-maca-root
Tài liệu tham khảo:
[1] A Double-Blind Placebo-Controlled Trial of Maca Root as Treatment for Antidepressant-Induced Sexual Dysfunction in Women
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4411442/
[2] Maca (L. meyenii) for improving sexual function: a systematic review
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20691074/
[3] Does Lepidium meyenii (Maca) improve seminal quality?
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32654242/
[4] Nutritional management of surgically induced menopause: A case report
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34253105/
[5] Acceptability, Safety, and Efficacy of Oral Administration of Extracts of Black or Red Maca (Lepidium meyenii) in Adult Human Subjects: A Randomized, Double-Blind, Placebo-Controlled Study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27548190/
[6] Maca reduces blood pressure and depression, in a pilot study in postmenopausal women
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24931003/
[7] Beneficial effects of Lepidium meyenii (Maca) on psychological symptoms and measures of sexual dysfunction in postmenopausal women are not related to estrogen or androgen content
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18784609/
[8] Preservation of Cognitive Function by Lepidium meyenii (Maca) Is Associated with Improvement of Mitochondrial Activity and Upregulation of Autophagy-Related Proteins in Middle-Aged Mouse Cortex
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27648102/
[9] Inflammatory pathway employed by Red Maca to treat induced benign prostatic hyperplasia in rats
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31989657/
[10] Red Maca (Lepidium meyenii), a Plant from the Peruvian Highlands, Promotes Skin Wound Healing at Sea Level and at High Altitude in Adult Male Mice
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28846044/
[11] Photoprotection against the UVB-induced oxidative stress and epidermal damage in mice using leaves of three different varieties of Lepidium meyenii (maca)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21781063/
[12] Ethnobiology and Ethnopharmacology of Lepidium meyenii (Maca), a Plant from the Peruvian Highlands