callpc

Lá thường xuân – “thần dược” trị ho và những bí mật bạn chưa biết!

Lá thường xuân – “thần dược” trị ho và những bí mật bạn chưa biết!

    Cây thường xuân được trồng nhiều rất nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp và sự may mắn, cây thường xuân còn mang lại giá trị cao trong y học. Nó là một vị thảo dược quý trong điều trị ho đang được sử dụng trên toàn thế giới. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về hành trình tìm ra tác dụng lá thường xuân, cơ chế và hiệu quả điều trị của loại cây mang biểu tượng của “sự may mắn” này.

    Cây thường xuân có tên khoa học là Hedera helix. Ngoài ra nó còn có một số tên gọi khác như: cây Vạn niên, cây cảnh Dây Nguyệt Quế, Dây Lá Nho, Dây lvy, cây Trường Xuân …Đây là một loại cây vừa có thể làm cây cảnh trồng chậu rất lý tưởng, vừa là một loại thảo dược trị ho cho trẻ em  rất tốt.

    Lá thường xuân – “thần dược” trị ho và những bí mật bạn chưa biết!Lá thường xuân - thần dược trị ho

     Hành trình tìm kiếm tác dụng của lá thường xuân

    Lịch sử của loài cây thường xuân gắn liền với lịch sử phát triển của người châu Âu. Loài cây này đã ăn sâu vào ngôn ngữ, tôn giáo, nghi lễ, khoa học và nghệ thuật. Chẳng hạn người Ai Cập tôn thờ cây thường xuân như thánh Osiris và người Hi Lạp cổ cũng tôn thờ loài cây này như các thánh Bacchus, Demeter, Pan.

    Từ thời cổ xưa, Hippocrate – “Cha đẻ của Y học” (năm 460 đến 375 trước CN) đã sử dụng hầu hết các bộ phận (rễ, lá, quả, hoa,…) của cây thường xuân để chữa nhiều loại bệnh như: bệnh lỵ, bệnh gút, ho, khó thở…Tuy nhiên, ông hoàn toàn không biết gì về các thành phần hoạt tính có trong lá thường xuân. Thay vì đó, ông tin tưởng vào sự ngự trị của các vị thần và các linh hồn ở trong cây thường xuân đã tạo ra quyền năng chữa lành bệnh của loài cây này.

    Thế kỷ XV, Leonardo da Vinci (1452 – 1519) mới nhận thức rõ về tác dụng chữa bệnh của lá thường xuân: Theo báo cáo của ông, những con lợn rừng tự chữa khỏi bệnh nhờ ăn lá Thường xuân. Trong thế kỷ 16, lá thường xuân tiếp tục được chú ý như một loại thuốc để điều trị bệnh viêm phế quản. Vào thế kỷ 19, một bác sĩ tại Pháp đã nhận thấy rằng trẻ em ở vùng miền Nam nước này ít bị ho hơn các vùng khác do thường uống sữa bằng loại cốc làm từ gỗ cây thường xuân. Từ đó ông đưa ra kết luận, chiết xuất từ thường xuân có khả năng chữa được cả bệnh về đường hô hấp.

    Từ năm 1949, công ty Engelhard Arzneimittel GmbH & Co.KG – CHLB Đức đã phối hợp với nhiều bệnh viện và các trường đại học lớn trên thế giới tiến hành hơn 20 nghiên cứu khoa học trên quy mô lớn, được kiểm soát chặt chẽ để đánh giá hiệu quả điều trị của dịch chiết lá thường xuân. Kết quả cho thấy dịch chiết này có hiệu quả cao trong điều trị viêm đường hô hấp cấp tính và mãn tính có kèm theo triệu chứng ho.

    Năm 1998, Hội đồng khoa học Châu Âu đã công nhận các tác dụng kể trên và khẳng định rằng dịch chiết từ lá thường xuân có thể làm dịu cơn ho và giảm đau do ho mà không làm mất phản xạ ho.

    Đến năm 2003, dựa trên nghiên cứu “Sinh học tế bào” – Giáo sư Hanns Haberlein (Trường Đại học Bonn – Đức) cùng cộng sự đã giải mã thành công cơ chế tác dụng của dịch chiết lá thường xuân: α – Hederin là thành phần hoạt chất chính có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản, giảm độ nhớt dịch nhày giúp long đờm và giảm ho. 

    Năm 2009, tạp chí Phytomedicine – một tạp trí uy tín hàng đầu về y học đã công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng trên 9,657 bệnh nhân, trong đó có 5,151 trẻ em bị viêm phế quản cấp và mãn tính được điều trị với siro chứa cao lá thường xuân, sau 7 ngày sử dụng, 95% bệnh nhân đã hết triệu chứng ho hoặc cải thiện ho rõ rệt. Cao lá thường xuân là một loại thuốc chữa ho hiệu quả.

    Thành phần hoạt tính và cơ chế tác dụng

    Các thành phần chính trong lá thường xuân, đóng góp vào hiệu quả trị ho bao gồm:

    • Saponin (4-5%): Hederasaponin B, Hederasaponin C, Hederasaponin D là 3 saponin chính và một lượng nhỏ α-hederin. 

    Trong đó α-hederin đóng vai trò quan trọng trong tác dụng long đờm (tăng tiết dịch ở phế nang, làm loãng đờm), giảm co thắt phế quản nên làm dịu cơn ho. 

    • Hederasaponin C khi vào cơ thể được chuyển hóa thành α-hederin.

    Lá thường xuân – “thần dược” trị ho và những bí mật bạn chưa biết!

    α-hederin giúp long đờm, giãn phế quản, làm dịu cơn ho

    • Thành phần khác: flavonoid, dẫn xuất của acid phenolic.
    • Các dược tính khác của lá thường xuân: kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm đã được nghiên cứu. (1; 2; 3)

    Nguồn:

    (1) Hedera helisis folium: E/S/C/O/P monographs: The Scientiphic Foundation for Herbal Medicinal Products, 2nd ed. Thieme Stuttgart, New York 2003, S. 241-247.

    (2) Wichtl M (Ed.) Teedroge und Phytopharmaka. 4th ed. WVG, 2002.

    (3) Bruneton, J. 1995. Pharmacognosy, Phytochemistry, Medicinal Plants. Paris: Lavoisier Publishing.

    Công ty CP Dược phẩm Thiên Nguyên hiện đang phân phối nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng Cao Lá Thường Xuân. Chi tiết xem thêm tại đây hoặc liên hệ hotline CSKH: 0947.805.345

    Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp

    Nguyên liệu ngành Dược, TPCN và TACN

      DMCA.com Protection Status