callpc

Hoàng bá - Không chỉ là kháng sinh thực vật

Hoàng bá - Không chỉ là kháng sinh thực vật

    Hoàng bá - Nguồn nguyên liệu chiết xuất Berberin

    Hoàng bá gồm hai loài, tên khoa học: Phellodendron chinense ( còn gọi là Xuyên Hoàng bá, Hoàng bì thụ) và Phellodendron amurense (còn gọi  là Hoàng nghiệt hay Quan hoàng bá) , thuộc họ Cam: Rutaceae. Bộ phận để làm thuốc là vỏ thân, vỏ cành của cây trên 10 năm đem thái miếng phơi khô. Hoàng bá chứa nhiều thành phần hóa học, trong đó chủ yếu là alkaloid (berberin), đây chính là nguồn nguyên liệu để chiết xuất berberin hiện nay.

    ⇒ Tìm hiểu thêm thông tin về nguyên liệu Berberin

    Từ hàng chục năm nay, Berberin đã được biết đến như một thuốc vừa rẻ, vừa an toàn và hiệu quả cho các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Berberin có vai trò như một kháng sinh thực vật, vừa diệt khuẩn tốt lại vừa không gây ra loạn khuẩn ruột như hầu hết kháng sinh. Tuy nhiên do chưa được đầu tư đúng mức về công nghệ chiết xuất lẫn nghiên cứu phát triển nên Berberin chỉ dừng lại như một thứ thuốc “tốt mà rẻ” chứ chưa phát huy được hết công dụng của nó.

    Hoàng bá với viêm đại tràng co thắt

    Hoàng bá nguồn chiết xuất Berberin

     Hoàng bá thường được sử dụng trị các chứng rối loạn tiêu hóa do có tác dụng thanh nhiệt táo thấp

     Trong y học cổ truyền, Hoàng bá có vị đắng, tính hàn, quy vào 3 kinh thận, bàng quang, tỳ. Hoàng bá thường được sử dụng trị các chứng rối loạn tiêu hóa do có tác dụng thanh nhiệt táo thấp. Dùng khi hạ tiêu thấp nhiệt như: Thấp nhiệt ở tràng vị gây tả lỵ, đại tiện ra máu mủ. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác như: Hoàng liên, Mộc hương…

    Theo y học hiện đại, berberin vốn chứa rất nhiều trong Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn, dùng khi bị tiêu chảy do thức ăn nhiễm khuẩn. Không chỉ có thế, hợp chất lacton trong Hoàng bá có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương nên giúp giảm co thắt đại tràng do kích thích thần kinh. Điều này vô cùng có ý nghĩa khi sử dụng Hoàng bá cho bệnh nhân Hội chứng ruột kích thích có co thắt đại tràng. Do vừa đem lại tác dụng diệt khuẩn, vừa giảm co thắt nên Hoàng bá “một mũi tên trúng hai đích” mà nếu chỉ dùng riêng berberin sẽ không cho kết quả tương tự.

    Ngoài ra, Hoàng bá còn có tác dụng với các trường hợp khác như: thấp nhiệt ở bàng quang gây tiểu tiện rắt, buốt; thấp nhiệt hoàng đản gây viêm gan, mật và giải độc tiêu viêm – dùng trong trường hợp cơ thể bị lở ngứa, mụn nhọt.

    Chú ý: Cần phân biệt với vị thuốc nam Hoàng bá – vỏ cây Núc nác( Oroxylum indicum, họ Núc nác Bignoniaceae) cũng có tác dụng chữa tả lỵ, mụn nhọt.

    Những tác dụng dược lý của Hoàng bá:

    • Tác dụng kháng khuẩn: Cao cồn vỏ cây hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn đốivới nhiều vi khuẩn gram dương và gram âm, trong đó có trực khuẩn lao. Hợp chất lacton trong hoàng bá có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương và gây hạ đường huyết ở thỏ bình thường. Ở thỏ đã cắt bỏ tuyến tụy, không thể hiện tác dụng này.
    • Berberin có tác dụng tăng tiết mật vầ có ích trong điều trị giai đoạn mạn tính của các bệnh viêm túi mật với rối loạn vận động đường dẫn mật, viêm túi mật do sỏi mật, viêm gan - túi mật, có biến chứng của viêm ống mật. Nó ít tác dụng trong viêm túi mật cấp tính (Trung Dược Học).
    • Dịch chiết toàn phần của Hoàng bá làm vỡ đơn bào Entamoeba histolytica, còn Berberin làm đơn bào co thần kinh (Trung Dược Học).
    • Nước sắc Hoàng bá có tác dụng chống Entameoba histolytica trong ống nghiệm ở nồng độ l: 16 và Berberin có tác dụng rõ rệt ở nồng độ l: 200. Alcaloid toàn phần của Hoàng bá chứa Berberin với hàm lượng lớn nhất, ức chế trong ống nghiệm các vi khuẩn và nấm Bacillus mycoides, Bacillus subtilis, Candida albicans,Salmeonella typhi, Shigella shigae, Sh. flexneri, phế cầu, trực khuẩn lao, tụ cầu vàng,. liên cầu khuẩn (Trung Dược Học).
    • Hoàng bá có tác dụng lợi tiểu và ức chế hoạt tính gây co thắt co trơn của histamin và Acetylcholin. Hoàng bá đã được kết hợpvới các thuốc hóa dược trong điều trị viêm ruột kết mạn tính đạt kết quả tốt. Một bài thuốc trong có hoàng bá dã được điều trị tiêu chảy trẻ em đạt tỷ lệ khỏi và đỡ 95%. Viên Berberin đã được áp dụng điều trị lỵ trực khuẩn trên 80 bệnh nhân (30 nhiễm Shigella flexneri, 15 nhiễm Sh. Shigae và 8 nhiễm các Shigella khác). Tỷ lệ khỏi đạt 93% (Trung Dược Học).
    • Hoàng bá còn được áp dụng trong công thức kết hợp để điều trị viêm loét cổ tử cung và lộ tuyến trên 360 bệnh nhân đạt tỉ lệ khỏi và đỡ 96%. Thuốc có tác dụng khángkhuẩn, chống viêm, giảm tiết dịch và giúp sự tái tạo tổ chức ở nơi tổn thương cổ tửcung được nhanh hơn (Trung Dược Học).
    • Viên berberin đặt vào âm đạo để điều trị nấm âm đạo trên 60 bệnh nhân, đạt tỷ lệ khỏi thấp 26,7%. Thuốc ít gây dị ứng (Trung Dược Học).
    • Nước sắc hoặc cao cồn 100% của Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn ở mức độ khác nhau đối với tụ cầu khuẩn vàng, phẩy khuẩn tả, các trực khuẩn than, bạch hầu, lỵ, mủ xanh) thương hàn và phó thương hàn, liên cầu khuẩn. Mức độ tác dụng hơi kém hơn so với Hoàng liên (Chinese HerbalMedicine).
    • Berberin tác dụng trong ống nghiệm đối với llên cầu khuẩn ở nồng độ 1: 20.000, với trực khuẩn bạch hầu ở nồng độ 1: 10.000, với tụ cầu khuẩn ở nồng độ 1: 7.000, với trực khuẩn lỵ Shiga ở nồng độ 1: 3.000, đối với trực khuẩn lỵ Flexheri: trực khuẩn thương hàn và phó thương hăn ở nồng độ 1: 100.
    • Nước sắc Hoàng Bá ức chế sự phát triển các nấm da trong ống nghiệm (Chinese HerbalMedicine).
    • Hòa 1ml dung dịch bão hòa Berberin với 0,5ml dung dịch 1% máu người. Sau 2 giờ, hồng cầu bị tan hoàn toàn, bạch cầu còn lại một ít, các tiểu cầu còn nguyên vẹn. Có thể dùng dung dịch 0,25% Berberin để pha loăng máu trong việc đếm tiểu cầu.
    • Số liệu hơi cao hơn so với dung dịch pha loãng máu thông thường (Chinese HerbalMedicine).
    • Tiêm tĩnh mạch 10ml dung dịch bão hòa Berberin cho thỏ, không thấy biểu hiện độc. Tiêm dưới da lml gây chết chuột nhắt, khi giải phẫu thấy các phủ tạng xung huyết, các hồng cầu bị tan (Chinese HerbalMedicine).
    • Nhỏ dung dịch 0,5% Berberin vào mắt thỏ, cách nửa giờ nhỏ một lần, làm giảm viêm xung huyết giác mạc gây nên bởi dung dịch 0,05% Nitrat bạc. Nhỏ dung dịch này mỗi ngày một lần vào tai có thể chữa viêm tai giữa cho thỏ (Trung Dược Học).
    • Chích vào phúc mạc chuột nhắt 0,5ml dung dịch 0,5% Berberin trộn lẫn với trực khuẩn phó thương hàn, sau đó cho chuột uống Berberin nhiều lần, có thể .bảo vệ chuột không chết (Chinese HerbalMedicine).
    • Cao Hoàng bá, chích vào phúc mạc cho mèo đã gây mê, có tác dụng giảm huyết áp, nhịp tim không thay đổi (Chinese HerbalMedicine).
    • Ức chế thần kinh trung ương: cho thuốc ngoài đường tiêu hóa, nó có tác dụng gây trấn tĩnh và giảm sốt (Chinese HerbalMedicine).
    • Chống co thắt cơ trơn trên tử cung và ruột cô lập (Chinese HerbalMedicine).
    • Chống loét dạ dày và kiện vị:tác dụng giảm tiết dịch vị khi tiêm Berberin dưới da. Có thể dùng Berberin để điều trị chảy máu dạ dày, loét dạ dày và để giảm tiết dịch vị (Chinese HerbalMedicine).
    • Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn trong ống nghiệm rõ rệt đối với nhiễm vi khuẩn gram âm và gram dương (Chinese HerbalMedicine).
    • Chống tiêu chảy, giảm tiết các thành phần muối và nước ở ruột non (Chinese HerbalMedicine).
    • Giảm huyết áp: Berberin tiêm dưới da hoặc cao nước Hoàng bá tiêm tInh mạch có tác dụng hạ áp, do kích thích các thụ thểb - Adrenergic và ức chế các thụ thể a - Adrenergic (Chinese HerbalMedicine).
    • Tác dụng chống viêm khá mạnh (Chinese HerbalMedicine).

    Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp

    Nguyên liệu ngành Dược & TPCN

    Có thể bạn quan tâm:

     
    Contact Me on Zalo