callpc

Coenzym Q10 - Những điều cần biết

Những điều cần biết về Coenzym Q10

    Coenzym Q10 - Những điều cần biết 1

     

    1. Coenzym Q10 được sử dụng hiệu quả trong các trường hợp:

    *Thiếu hụt coenzyme Q10: Đây là một tình trạng hiếm khi xảy ra, người bệnh có trạng thái mệt mỏi, yếu cơ và co giật. Việc bổ sung coenzyme Q10 bằng được uống có thể cải thiện được tình trạng này.

    *Rối loạn giới hạn sản sinh năng lượng tế bào trong cơ thể (rối loạn ti thể). Sử dụng coenzym Q10 bằng đường uống có thể cải thiện làm giảm các triệu chứng của rối loạn ti thể. Tuy nhiên sự cải thiện ở tốc độ chậm. Một số người phải sử dụng coenzym Q10 trong vòng 6 tháng thì mới đem lại hiệu quả rõ rệt

     

    2. Coenzym Q10 có thể hiệu quả trong các trường hợp:

    *Suy giảm thị lực liên quan đến tuổi già ( thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi). Sử dụng sản phẩm chứa  coenzyme Q10, acetyl-L-carnitine, và acid béo omega-3 có thể cải thiện thị lực trong trường hợp này.

    *Ngăn ngừa tử vong do các bệnh tim mạch. Nghiên cứu ở Thụy Điển đã chứng minh rằng sử dụng coenzym Q10 cùng với selen có thể làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở người già.

    *Giảm các triệu chứng của Suy tim: Các nghiên cứu ban đầu đã có thấy suy tim có mối liên hệ với việc cơ thể có nồng độ thấp coenzym Q10. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng coenzym Q10 có thể giảm các triệu chứng của bệnh suy tim. coenzym Q10 cũng có khả năng làm giảm nguy cơ của việc xuất hiện các triệu chứng rối loạn nhịp tim, tử vong hoặc nhập viện do suy tim.

    Coenzym Q10 giảm triệu chứng suy tim

    *Cải thiện tình trạng tổn thương dây thần kinh và đau dây thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra.

    *Bệnh cơ xương: một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng coenzym Q10 đường uống có thể cải thiện các tình trạng đau cơ xương , mệt mỏi.

    *Cải thiện tình trạng suy giảm miễn dịch ở người mắc HIV.

    *Giúp giảm tổn thương mô do thiếu oxy trong quá trình phẫu thuật tim và can thiệp mạch máu.

    *Giúp giảm huyết áp tâm thu ở một số người có huyết áp tâm thu cao nhưng huyết áp tâm trường bình thường.

    *Đau nửa đầu: Uống coenzym Q10 có thể ngăn ngừa bệnh đau nửa đầu. Các nghiên cứu cho thấy sử dụng coenzym Q10 có thể làm giảm tần suất đau đầu khoảng 30% và số ngày buồn nôn liên quan đến đau đầu giảm khoảng 45% ở người lớn. Hơn một nửa số bệnh nhân dùng coenzym Q10 giảm 50% số ngày đau đầu mỗi tháng. Dùng coenzym Q10 cũng có thể làm giảm tần suất đau nửa đầu ở trẻ em có nồng độ Coenzym Q10 thấp. Tuy nhiên có thể mất tối đa 3 tháng để thấy hiệu quả rõ rệt và cũng có thể mất 3 tháng dung thuốc để thấy bất kỳ lợi ích nào.

    *Đa xơ cứng (MS - một chứng rối loạn não bộ và tủy sống. Uống coenzym Q10 có thể giúp làm giảm mệt mỏi và lo âu ở những người bị MS.

    *Bệnh loạn dưỡng cơ bắp. Uống coenzym Q10 có thể  cải thiện thể lực ở một số người bị chứng loạn dưỡng cơ.

    *Cơn đau tim. Sử dụng  coenzym Q10 bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi bị nhồi máu cơ tim và uống liên tục trong một năm, coenzym Q10 có thể làm giảm nguy cơ các biến cố liên quan đến tim, bao gồm cả một cơn đau tim khác.

    *Đau khi cương cứng ở nam giới (bệnh Peyronie – bệnh cong dương vật). Có nghiên cứu đã cho thấy rằng dùng coenzyme Q10 cải thiện chức năng cương dương ở nam giới với những người có tình trạng đau đớn khi cương cứng.

    ⇒ Xem thêm: 5 lý do nên bổ sung Coenzyme Q10 cho cơ thể bạn ngay lập tức!!!

     

    3. Lưu ý đặc biệt và cảnh báo khi sử dụng Coenzym Q10

    *Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Coenzym Q10 có thể coi là an toàn khi dùng đường uống trong thai kì. Coenzym Q10 được sự dụng an toàn khi dùng 2 liều mỗi ngày bắt đầu từ tuần thứ 20 cho đến khi sinh. Chưa có đủ thông tin về tính an toàn khi sử dụng Coenzym Q10 trong thời gian cho con bú.

    *Những người đang điều trị hóa trị: Những người đang trong lộ trình hóa trị với nhóm thuốc ankyl hóa  nên thận trọng khu sử dụng Coenzym Q10. Có một số lo ngại cho rằng Coenzym Q10 có thể làm giảm hiệu quả của những thuốc này. Một vài tác nhân nhóm alkyl là busulfan, carboplatin, cisplatin, cyclophosphaide (Cytoxan), dacare bazine, thiotepa,…

    *Những người có huyết áp cao; huyết áp thấp: Coenzym Q10 có thể làm hạ huyết áp. Nó có thể làm tăng tác dụng của thuốc hạ áp. Cần tham khảo thông tin với bác sĩ điều trị khi sử dụng Coenzym Q10 đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp.

    *Người hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm giảm lượng Coenzym Q10 dự trữ trong cơ thể.

    *Phẫu thuật: Coenzym Q10 có thể ảnh hưởng đến kiểm soát huyết áp trong và sau phẫu thuật. Ngừng sử dụng Coenzym Q10 ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

    Những thực phẩm giàu Coenzym Q10

    Coenzym Q10 thường có trong các loại thịt hữu cơ, các loại rau củ như bông cải xanh, súp lơ...

     

    4. Coenzym Q10 tương tác thuốc như thế nào?

    Coenzym Q10 có tương tác ở mức độ vừa phải và cần thận trong khi sử dụng cùng những thuốc sau:

    * Tương tác với các thuốc điều trị ung thư: Về bản chất Coenzym Q10 là một chất chống oxy hóa, có một vài quan điểm cho rằng chất chống oxy hóa có thể làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị ung thư. Tuy nhiên cũng chưa có bằng chứng nào chứng minh cụ tương tác này có xảy ra hay không.

    * Tương tác với thuốc hạ áp: Coenzym Q10 có thể làm hạ huyết áp nên cần thận trọng khi sử dụng cùng các thuốc hạ áp như captopril (Capoten), enalapril (Vasotec), losartan (Cozaar) , valsartan (Diovan), diltiazem (Cardizem), Amlodipin (Norvasc), hydrochlorothiazide (HydroDiuril), furosemide (Lasix),.. có thể gây hạ huyết áp quá mức.

    * Tương tác với thuốc chống đông máu Wafarin: wafarin được sử dụng để làm chậm quá trình đông máu nhưng Coenzym Q10 lại có khả năng giúp máu đông, vì vậy Coenzym Q10 sẽ làm giảm tác dụng của wafarin. Cần kiểm tra tình trạng đông máu và liệu lượng của wafarin khi sử dụng cùng với Coenzym Q10.

     

    5. Liều dùng được khuyến cáo của Coenzym Q10

    Các liều dùng đã được nghiên cứu trong các nghiên cứu khoa học là:

    Liều dùng đường uống đối với người lớn

    Tình trạng bệnh lý

    Liều dùng khuyến cáo

    Thiếu hụt Coenzym Q10

    150-2400 mg mỗi ngày

    Rối loạn giới hạn sản sinh năng lượng tế bào

    150-160 mg mỗi ngày, hoặc 2 mg / kg mỗi ngày. Trong một số trường hợp, liều có thể tăng dần lên 3000 mg mỗi ngày.

    Suy giảm thị lực

    Sử dụng sản phẩm kết hợp chứa acetyl-L-carnitine, axit béo omega-3 và 10 mg Coenzym Q10 mỗi ngày trong một năm.

    Ngăn ngừa tử vong do bệnh tim mạch

    Kết hợp 100 mg Coenzym Q10 hai lần mỗi ngày cộng với 200 mcg selen mỗi ngày trong tối đa 5 năm.

    Giảm các triệu chứng của Suy tim

    100 mg mỗi ngày chia làm 2 hoặc 3 liều cho đến 4 tháng hoặc 2 mg / kg mỗi ngày trong tối đa một năm.

    Tổn thương dây thần kinh do tiểu đường

    400 mg/ngày trong 12 tuần.

     

    Bệnh Peyronie

    300 mg/ngày trong 6 tháng.

    Bệnh cơ xương

    Đau cơ xơ hóa: 300 mg mỗi ngày trong khoảng 6 tuần.

    Bệnh đa xơ cứng (MS): 500 mg x 2 lần / ngày trong 3 tháng.

    Người mắc HIV/ AIDS

    100-200 mg mỗi ngày (thời gian > 4 năm)

    Biến chứng mạch máu gây ra bởi phẫu thuật bắc cầu tim

    150-300 mg/ngày ( chia 1-3 lần) trong 1-2 tuần trước khi phẫu thuật.

    Huyết áp cao

    60 mg x 2 lần/ngày trong 12 tuần.

    Ngăn ngừa đau nửa đầu

    Liều dùng tham khảo: 100 mg ba lần mỗi ngày; 150 mg một lần mỗi ngày, hoặc 100mg một lần mỗi ngày trong 3 tháng.

    Loạn dưỡng cơ

    100 mg/ ngày trong 3 tháng.

    Giảm nguy cơ các biến cố liên quan đến tim xảy ra ở những người mới bị nhồi máu cơ tim

    120 mg mỗi ngày chia 2 lần, tối đa một năm. Có thể sử dụng kết hợp của 100 mg Coenzym Q10 và 100 mcg selen /ngày trong tối đa một năm.

    Liều dùng đường uống khuyến cáo đối với trẻ em

    Đối với thiếu hụt coenzym Q10

    60-250 mg mỗi ngày trong tối đa ba lần chia liều.

    Phòng ngừa đau nửa đầu

    1-3 mg / kg mỗi ngày trong 3 tháng đã được sử dụng ở những bệnh nhân từ 3-18 tuổi.

    Loạn dưỡng cơ bắp

    100 mg mỗi ngày trong 3 tháng ở trẻ em từ 8-15 tuổi.

     

     Thông tin chi tiết về nguyên liệu Coenzym Q10, vui lòng liên hệ Hotline CSKH: 0947.805.345

    Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp

    Nguyên liệu ngành Dược & TPCN

     
    Contact Me on Zalo