callpc

Cao Atiso – Những lưu ý khi sử dụng

Cao Atiso – Những lưu ý khi sử dụng

    Atiso là một vị thuốc khá phổ biến với nhiều cách sử dụng khác nhau. Một cách sử dụng thuận tiện được nhiều người ưa chuộng đó là Cao Atiso chiết xuất từ thân cây. Trong Cao Atiso có chứa hàm lượng hoạt chất cao hơn so với trong cây.  Vậy Cao Atiso có những tác dụng gì, liều dùng thích hợp là bao nhiêu? Atiso có tác dụng không mong muốn hay tương tác thuốc hay không?

    1. Tác dụng của Atiso và Cao Atiso

    Atiso có khả năng khích thích tăng tiết dịch mật ở gan, giúp giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng. Atiso cũng được sử dụng cho bệnh nhân cholesterol cao, hội chứng ruột kích thích (IBS), các vấn đề về thận, thiếu máu, giữ nước (phù), viêm khớp, nhiễm trùng bàng quang và các vấn đề về gan, bao gồm viêm gan C.

    Một số người sử dụng Atiso để điều trị rắn cắn, ngăn ngừa sỏi mật, hạ huyết áp, hạ đường huyết, lợi tiểu và như một loại thuốc bổ.

    Trong thực phẩm, lá Atiso và chiết xuất từ lá được sử dụng để làm hương liệu cho đồ uống. Cynarin và acid chlorogen là những hoạt chất được tìm thấy trong Atiso được sử dụng làm chất ngọt trong một vài trường hợp.

    Tác dụng của Atiso trên gan

    Tác dụng của Atiso trên gan

    Các tác dụng được chứng minh lâm sàng:

    • Khó tiêu: Nghiên cứu cho thấy uống Cao Atiso làm giảm các triệu chứng khó tiêu như buồn nôn, nôn, đầy hơi và đau dạ dày sau 2 đến 8 tuần điều trị.
    • Cholesterol cao: Sử dụng Cao Atiso đường uống làm giảm nhẹ cholesterol toàn phần và cholesterol trong lượng phân tử thấp (LDL hoặc cholesterol có hại) ở những người có cholesterol cao sau 6 đến 12 tuần điều trị. Các nghiên cứu sử dụng Cynarin, một hoạt chất cụ thể được tìm thấy trong Atiso, lại cho thấy kết quả mâu thuẫn. Uống nước Atiso dường như không làm giảm mức cholesterol. Trên thực tế, nước Atiso có thể làm tăng nồng độ triglycerid trong máu.
    • Bảo vệ gan: Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, kiểm soát giả dược, nhóm song song, 100 bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu được chọn ngẫu nhiên sử dụng Cao lá Atiso 600 mg mỗi ngày (chia liều) hoặc giả dược trong 2 tháng. Atiso đã chứng minh tác dụng có lợi trên các thông số khác nhau (đường kính tĩnh mạch cửa, lưu lượng tĩnh mạch gan, kích thước gan), xét nghiệm chức năng gan và nồng độ cholesterol. Trong một nghiên cứu tương tự, sử dụng Cao Atiso 2.700 mg/ ngày (chia liều) trong 2 tháng đã được tìm thấy để cải thiện men gan và nồng độ cholesterol ở bệnh nhân viêm gan nhiễm mỡ không do rượu.
    • Tác dụng hạ đường huyết: Trong các thử nghiệm lâm sàng hạn chế ở những đối tượng thừa cân, việc giảm glycosylated hemoglobin và glycemia đã được quan sát thấy với cao Atiso dùng đơn độc và kết hợp với Phaseolus Vulgaris (đậu cô ve). Hướng dẫn Tiêu chuẩn chăm sóc y tế của bệnh tiểu đường Hoa Kỳ (2014) khuyến nghị atiso là một thành phần của liệu pháp dinh dưỡng y tế cho bệnh nhân tiểu đường type 2.

    Các tác dụng chưa được chứng minh rõ ràng:

    • Hỗ trợ điều trị viêm gan C. Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy dùng cao chiết xuất từ Atiso trong 12 tuần giúp cải thiện sức khỏe gan ở những người bị viêm gan C. Nhưng không phải tất cả các nghiên cứu đều cho kết quả tương tự.
    • Kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp: Nghiên cứu ban đầu cho thấy sử dụng cao Atiso đặc đóng viên nang trong 12 tuần làm giảm nhẹ huyết áp ở những người bị huyết áp cao.
    • Đối với hội chứng ruột kích thích (IBS). Nghiên cứu ban đầu cho thấy uống cao Atiso có thể làm giảm các triệu chứng của IBS như đau dạ dày, đầy hơi, táo bón và ợ nóng.
    • Chống oxy hóa: khả năng chống oxy hóa của cao lá Atiso đã được chứng minh trong các nghiên cứu trên động vật và người.
    • Điều trị ung thư: nghiên cứu trên động vật và in vitro cho thấy các thành phần rutin, axit gallic và quercetin từ Atiso giảm sự tăng sinh tế bào ung thư
    • Đối với bệnh Gout: Thử nghiệm in vivo cho thấy chiết xuất lá Atiso ức chế xanthine oxyase; tuy nhiên, tác dụng hạ axit uric không được chứng minh sau khi uống ở chuột
    • Vấn đề về thận: Trong một nghiên cứu trên chuột về độc tính trên thận do gentamicin, sử dụng đồng thời một cao lá Atiso trong liệu pháp gentamicin đã cho tác dụng bảo vệ thận, bằng chứng là bình thường hóa các thông số thận (creatinine huyết thanh, nitơ urê, axit uric)

     

    2. Tác dụng phụ của Cao Atiso

    Atiso an toàn khi dùng làm thực phẩm. Đối với Atiso sử dụng làm thuốc, một nghiên cứu kéo dài 23 tháng đã chứng minh Cao Atiso an toàn khi dùng đường uống.
    Tuy nhiên, ở một số trường hợp, Atiso có thể gây ra tác dụng phụ như đầy bụng, đau dạ dày và tiêu chảy. Atiso cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng. Vì vậy chống chỉ định Cao Actiso cho người có nguy cơ dị ứng với các loài họ Cúc như cúc vạn thọ (marigold), cúc tím (Echinacea), chi Cúc (Chrysanthemum).

    Một số loài cây họ Cúc

    Một số loài họ Cúc

    Phòng ngừa & Cảnh báo đặc biệt:

    • Mang thai và cho con bú: Hoa Atiso an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú khi sử dụng làm thực phẩm. Thông tin liên quan đến an toàn và hiệu quả của cao chiết xuất từ lá Atiso sử dụng trong thai kỳ và cho con bú chưa rõ ràng vì vậy phụ nữ có thai và cho con bú nên tránh sử dụng.
    • Tắc nghẽn ống mật, sỏi mật: Có sự lo ngại rằng Atiso có thể làm trầm trọng thêm tắc nghẽn ống mật, sỏi mật do tăng lưu lượng mật. Bởi vì thế nên bệnh nhân tắc ống mật, sỏi mật cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng cao atiso.

     

    3. Tương tác

    Atiso có thể ức chế một số enzyme chuyển hóa ở gan (cơ chế chưa rõ ràng). Do đó, cần thận trọng ở những bệnh nhân đang dùng các loại thuốc chuyển hóa chủ yếu bởi các enzyme này. Trước khi sử dụng cao atiso thì bệnh nhân cần tham khảo khuyến cáo của bác sĩ để tránh những tương tác bất lợi xảy ra.

     

    4. Liều dùng của Cao Atiso.

    Các liều sau đây đã được nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu khoa học:

    • Đối với chứng khó tiêu: 320- 640 mg cao chiết xuất từ lá Atiso đã được sử dụng 3 lần mỗi ngày trong tối đa 8 tuần.
    • Đối với cholesterol cao: 500- 1920 mg cao chiết xuất Atiso đã được dùng hàng ngày (chia liều). Ngoài ra, 60 mg mỗi ngày của hoạt chất, cynarin, cũng đã được sử dụng.
    • Đối với bệnh nhân mắc bệnh gan: liều lượng 600 mg/ ngày và 2.700 mg/ ngày cao lá Atiso (chia liều) trong 2 tháng.

    >>> Xem thêm: Bật mí 9 tác dụng của Cao Atiso


    Atiso đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các chế phẩm từ Actiso với đủ mọi hình thức: trà túi lọc, cao mềm, dung dịch uống… và đặc biệt là các loại thực phẩm chức năng với Cao Atiso là thành phần chính. 

    Với những ưu thế khó có thể tìm thấy ở các đơn vị phân phối nguyên liệu TPCN khác, Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Nguyên tự hào là đơn vị cung cấp các loại Cao dược liệuvà đặc biệt là Cao Atiso nguyên chất hàng đầu tại Việt Nam: 

    • Dược liệu được kiểm tra nghiêm ngặt ngay từ khâu thu hái với đội ngũ những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm
    • Dược liệu được rửa sạch và cô chiết theo phương pháp thích hợp tại nhà máy theo tiêu chuẩn GMP Đông Dược
    • Cao dược liệu được chiết xuất theo dây chuyền khép kín, đảm bảo vô khuẩn, hạn chế nhiễm vi sinh
    • Phòng ra cao sạch, đạt cấp độ D (theo nguyên tắc GMP Đông Dược)

    Với những ưu thế riêng có của mình, Thiên Nguyên là đối tác tin cậy của nhiều Doanh nghiệp sản xuất TPCN uy tín như Dược phẩm Hoa Thiên Phú, Dược phẩm quốc tế ABIPHA, Tư vấn Y dược Quốc tế IMC…..

    Thiên Nguyên - Đồng hành cùng Doanh nghiệp

      DMCA.com Protection Status