callpc

Cách nuôi chim cút đẻ trứng

Nuôi chim cút đẻ trứng đang phát triển khá phổ biến ở nước ta. Trong giai đoạn cút đẻ, người nuôi cần chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng, quy trình chăm sóc, quản lý đàn chim… để đạt được kết quả cao.

    Nhu cầu dinh dưỡng trong nuôi chim cút đẻ

    Cần cung cấp đầy đủ, cân bằng các chất dinh dưỡng cho cút mái để đạt năng suất cao. Ngoài protein, năng lượng trao đổi, acid amin như lisine, methionin… cần phải chú ý đến canxi, phospho, vì đây là 2 nguyên tố chủ yếu cấu tạo nên vỏ trứng và bộ xương của chim. Nồng độ canxi ở cút đẻ trứng phải đạt 2,5-3,5 %, phospho dễ tiêu là 0,5-0,6%.

    Tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng cần được thay đổi để phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi cơ nuôi chim cút, giống chim, mùa vụ, tiểu khí hậu chuồng nuôi và năng suất đàn chim…. 

    Không chuyển từ thức ăn của chim hậu bị sang thức ăn của chim đẻ một cách đột ngột, cần chuyển từ từ.

    cách nuôi chim cút đẻ trứng

    Cân bằng dinh dưỡng trong nuôi cút đẻ trứng

    >> Xem thêm: Nhu cầu dinh dưỡng cho chim cút trong từng giai đoạn.

     

    Kỹ thuật cho ăn

    Trong nuôi chim cút đẻ cần căn cứ vào tỷ lệ đẻ mà cung cấp lượng thức ăn cho phù hợp. Chim cút đẻ theo quy luật, đẻ lần đầu vào 11 tuần, tỷ lệ đẻ đạt 95-98% vào 15-16 tuần tuổi và duy trì khoảng 7-8 tuần rồi giảm dần.      

    Từ giai đoạn đẻ bói đến giai đoạn đẻ đỉnh cao

    Bước vào giai đoạn đẻ, tỷ lệ đẻ có thể tăng rất nhanh hoặc rất chậm phụ thuộc vào độ đồng đều của đàn và yếu tố ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng, kỹ thuật nuôi trong giai đoạn hậu bị v. v..).

    Có thể dựa vào mức tăng tỷ lệ đẻ để tăng lượng thức ăn trong giai đoạn này.

    • Nếu tỷ lệ tăng > 3 %, nên cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 35%.
    • Nếu tỷ lệ đẻ tăng từ 2-3 %, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất vào lúc tỷ lệ đẻ đạt 45%.
    • Nếu tỷ lệ đẻ tăng từ 1- 2 %, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 55%.
    • Nếu tỷ lệ đẻ tăng < 1 %, cho chim ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 65- 75%.

    kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

    Cho chim ăn dựa theo tỷ lệ đẻ.

     

    Sau giai đoạn đẻ đỉnh cao

    Khi tỷ lệ đẻ đạt đến độ cao nhất định, dừng ở đó khoảng 7 – 10 ngày mà không tăng hoặc giảm đi, như vậy tỷ lệ đẻ của đàn đã đạt đỉnh cao. Lúc này nên giảm lượng thức ăn hàng ngày sẽ giúp đàn chim không bị thừa năng lượng, tích luỹ mỡ dẫn đến giảm đẻ, trứng bé.

    Tuỳ theo thời tiết, khí hậu, khối lượng trứng, mức giảm tỷ lệ đẻ, sức khoẻ của đàn chim và yếu tố stress…  mà giảm lượng thức ăn từ 0,5-1 g/ngày/mái đẻ, phải giảm từ từ và không vượt quá 10%.

    Ví dụ: chim ăn nhiều nhất (lúc đẻ 98-99%) là 28 g/con/ngày, thì chỉ được giảm nhiều nhất là 10% x 28 g = 2,8 g, tức là sẽ cho ăn tối thiểu là 28-2,8 = 25,2 g/con/ngày. 

    Nuôi chim cút đẻ cần bổ sung thêm sỏi đường kính 1-2 mm cho chim. Mỗi lồng chim nên đặt 1 máng sỏi ở phía ngoài cho chim ăn tự do.

    Để duy trì tỷ lệ đẻ 90%, khối lượng trứng 9,3 g, cần 4,9 g protein và 264 kJ ME /con/ ngày (theo T. Yamane; K. Ono; T. Tanaka)

    Khi cho ăn cần lưu ý điều kiện khí hậu, nhất là nhiệt độ chuồng nuôi để điều chỉnh mức năng lượng của khẩu phần cho thích hợp. Nhiệt độ chuồng nuôi cao hơn 20oC, cứ tăng 1oC thì giảm 0,4 kcal năng lượng/chim; giảm 1oC thì tăng thêm 0,6 kcal/chim.

    Thời gian khai thác chim mái: có thể cho chim mái đẻ đến 60 tuần, sau đó tỷ lệ đẻ giảm. Thời gian kết thúc sớm hoặc muộn tuỳ thuộc vào tỷ lệ đẻ và giá trứng trên thị trường. 

     

    Nước uống

    Nhu cầu nước uống tỷ lệ thuận với mức đẻ trứng. Tỷ lệ đẻ càng cao thì lượng nước uống càng cao, có thể đến 40-70 g nước/con/ngày. Do đó cung cấp đủ nước sạch cho chim là một việc làm quan trọng. 

     

    Chăm sóc chim sinh sản giống giai đoạn đẻ trứng 

    Yêu cầu về nhiệt độ 

    Nhiệt độ thích hợp nuôi chim đẻ là 20oC. Từ 0-5OC và 26-30OC là vùng nhiệt độ nguy hiểm. 

     

    Yêu cầu về thoáng khí

    Do chim thải nước ra ngoài qua phân và hơi thở, nước bốc hơi từ bề mặt của các dụng cụ cung cấp nước, từ nước rơi vãi và hơi ẩm từ ngoài vào do hệ thống thông khí kém có thể khiến cho không khí trong chuồng nuôi bị bão hòa hơi nước 

    Chim mái 0,2kg có tỷ lệ đẻ 85%, thở ra 15-20 g hơi nước/ngày, cần phải có hệ thống thông khí tốt để đẩy lượng hơi nước thừa ra bên ngoài.

    Độ ẩm không khí tốt nhất trong chuồng nuôi là 65-70%. Về mùa đông không quá 80%.

    Nếu độ ẩm và nhiệt độ cao, chim dễ chết vì choáng nóng. Nếu nhiệt độ thấp, chim dễ mắc bệnh đường hô hấp. Nếu độ ẩm thấp, sự bốc hơi nước từ đường hô hấp tăng lên làm cơ thể dễ bị lạnh. Cần phải thông khí bằng cách đẩy bụi, khí độc, hơi nước trong chuồng nuôi ra ngoài và đưa khí sạch vào. Lượng không khí tối thiểu là 1,8-2,4 m3/giờ/kg khối lượng cơ thể. Lượng không khí tối đa là 4,5-6,7 m3/ giờ/kg khối lượng. Tốc độ gió 0,6-0,8m/giây.

    nuôi chim cút đẻ trứng

    Chuồng nuôi cút đẻ cần thoáng khí, lưu thông tốt.

    >> Xem thêm: Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi chim cút hiệu quả

     

    Yêu cầu về chiếu sáng

    Đối với chim mái đẻ, cần chiếu sáng từ 14-16h/ngày với cường độ 1-1,5 w/m2 (nếu nuôi chuồng kín); 2-4w/m2 (nếu nuôi chuồng thông thoáng tự nhiên). Chim cút mái thường đẻ vào buổi chiều, vì vậy, thời gian chiếu sáng bổ sung nên thực hiện vào buổi tối, chiếu từ 18-22h hàng ngày.

     

    Quản lý chim sinh sản trong giai đoạn đẻ trứng

    Cần ghi chép đầy đủ về trạng thái sức khoẻ, thức ăn, nước uống, khả năng sinh sản, khối lượng của đàn chim, lịch dùng thuốc thú y v.v…. Quan trọng nhất là phát hiện bệnh tật để can thiệp kịp thời, đồng thời loại thải những cá thể mái đẻ kém hay không đẻ, những con trống không đạp hoặc đạp mái yếu, để đảm bảo trong đàn có hiệu suất sản xuất cao (do không phải nuôi những con không sản xuất).

    Những cá thể này thường có 2 loại: 

    • Ngoại hình kém lông xơ xác, chậm chạp, buồn bã, hay nằm, có dị tật…
    • Ngoại hình quá béo, mỡ màng, bóng bẩy (do không sản xuất) trong khi chim tốt đẻ nhiều hay đạp mái nhiều nên kém bóng bẩy, mỡ màng.

    Nuôi chim cút đẻ đang là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Với chi phí đầu tư thấp cùng kỹ thuật nuôi đơn giản, tận dụng được nguồn lao động sẵn có mô hình nuôi chim cút đẻ trứng sẽ ngày càng phát triển rộng trong ngành chăn nuôi Việt Nam.

     

    Thiên Nguyên

     


    Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên trong ngành chăn nuôi được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào từ lợi khuẩn được chuyển giao từ Mỹ.

    Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.

    Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây.

    Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN

    Hotline CSKH: 094 780 5345 ! Email: info@thiennguyen.net.vn

    Immunevets® - Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi

     


    Đừng quên tham gia cộng đồng chia sẻ kiến thức nuôi chim cút sạch không dùng kháng sinh:

     

      DMCA.com Protection Status