callpc

7 lợi ích sức khỏe từ Chiết xuất rau mùi (Coriandrum sativum extract)

7 lợi ích sức khỏe từ Chiết xuất rau mùi (Coriandrum sativum extract)

    Rau mùi là loài cây thân thảo có nguồn gốc bản địa từ Tây Nam Á về phía tây đến tận châu Phi. Rau mùi có tên khoa học là Coriandrum sativum L., thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae), thường được dùng làm gia vị món ăn.

    Coriandrum sativum extract hay còn gọi là Coriander là chiết xuất từ phần hạt sấy khô của rau mùi, tạo thành chế phẩm dạng bột khô có màu nâu sáng, tan tốt trong nước, được ứng dụng trong sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng.

    7 lợi ích sức khỏe từ Chiết xuất rau mùi (Coriandrum sativum extract)

     

    Những lợi ích sức khỏe mà chiết xuất rau mùi mang lại

    1. Làm giảm lượng đường trong máu

    Chiết xuất rau mùi được sử dụng trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường nhờ tác dụng làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả thông qua việc thúc đẩy hoạt động của các enzyme giúp loại bỏ đường khỏi máu 1.

    Nghiên cứu trên chuột bị béo phì với lượng đường trong máu cao cho thấy, với một liều chiết xuất rau mùi duy nhất 20mg/kg trọng lượng cơ thể sẽ đem lại tác dụng làm giảm 4mmol/L lượng đường trong máu trong 6h - tác dụng này tương đương thuốc điều trị đường huyết glibenclamide 2.

    Một nghiên cứu tương tự cũng chứng minh chiết xuất rau mùi với liều lượng tương tự làm giảm lượng đường trong máu và tăng giải phóng insulin ở chuột mắc bệnh tiểu đường 3.

    Do tác dụng làm giảm lượng đường trong máu khá mạnh, những người có lượng đường trong máu thấp hoặc đang sử dụng thuốc tiểu đường cần hết sức thận trọng khi bổ sung thêm chiết xuất rau mùi trong chế độ dinh dưỡng.

     

    2. Tăng cường miễn dịch, phòng chống ung thư

    Chiết xuất rau mùi có chứa các chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra.

    Các hợp chất này bao gồm terpinene, quercetin và tocopherols có tác dụng chống ung thư, tăng cường miễn dịch và bảo vệ thần kinh 4,5,6,7.

    Một nghiên cứu trong ống nghiệm đã được thực hiện và chứng minh các chất chống oxy hóa có trong chiết xuất rau mùi làm giảm viêm và làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư phổi, tuyến tiền liệt, ung thư vú và ruột kết 8.

    nguyên liệu chiết xuất rau mùi

     

    3. Cải thiện sức khỏe tim mạch

    Chiết xuất rau mùi được cho là có thể làm giảm huyết áp, giảm nồng độ LDL (cholesterol xầu) và tăng HDL (cholesterol tốt) thông qua các nghiên cứu trên động vật 9,10,11.

    Nhiều người cũng cho biết một chế độ ăn với nhiều loại thảo mộc và gia vị cay nồng như rau mùi giúp họ giảm lượng muối natri nạp vào cơ thể, nhờ đó cải thiện sức khỏe tim mạch.

    Ở những người dùng nhiều rau mùi, tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch có xu hướng thấp hơn - đặc biệt là so với những người theo chế độ ăn của phương tây vốn nhiều muối và đường 12.

     

    4. Tăng cường chức năng não bộ

    Rau mùi có đặc tính chống viêm, qua đó có thể phòng và hỗ trợ chữa một số bệnh về não có liên quan đến chứng viêm như Parkinson, Alzheimer hay đa xơ cứng.

    Một nghiên cứu trên chuột đã phát hiện ra rằng chiết xuất rau mùi có thể bảo vệ và chống lại các tổn thương tế bào thần kinh sau các cơn co giật do thuốc gây ra 13. Cơ chế tác động được cho là nhờ đặc tính chống oxy hóa của rau mùi.

    Một nghiên cứu khác trên chuột cũng chứng minh chiết xuất rau mùi giúp cải thiện trí nhớ, từ đó có thể ứng dụng đối với các bệnh nhân Alzheimer 14.

    Các nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất rau mùi có hiệu quả gần như tương đương so với Diazepam - một loại thuốc được dùng để kiểm soát lo âu và căng thẳng 15.

    Tuy nhiên tất cả các nghiên cứu trên mới được thực hiện trên động vật, cần có thêm các bằng chứng nghiên cứu trên người để khẳng định lại các tác dụng này.

     

    5. Cải thiện hệ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột

    Một nghiên cứu kéo dài 8 tuần trên những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) cho thấy sử dụng chiết xuất rau mùi 3 lần/ngày giúp làm giảm đáng kể tình trạng đau bụng, đầy hơi và khó chịu 16.

    Chiết xuất rau mùi còn được sử dugj như một chất kích thích sự thèm ăn trong y học cổ truyền Iran. Nghiên cứu trên chuột cũng ghi nhận nó làm tăng cảm giác thèm ăn hơn so với những con chuột đối chứng chỉ uống nước hoặc không uống gì 17.

     

    6. Chống nhiễm trùng

    Rau mùi có chứa các hợp chất chống vi khuẩn, giúp cơ thể chống lại một số bệnh nhiễm trùng..

    Dodecenal, một hợp chất trong rau mùi, có thể chống lại vi khuẩn như Salmonella, có thể gây ngộ độc thực phẩm đe dọa tính mạng và ảnh hưởng đến 1,2 triệu người hàng năm ở Hoa Kỳ.

     

    7. Bảo vệ da

    Các chất chống oxy hóa trong chiết xuất rau mùi giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào dẫn đến lão hóa nhanh chóng, cũng như tổn thương da do bức xạ tia cực tím.

    Nhiều người cũng cho biết khi sử dụng nước ép rau mùi, họ thấy các tình trạng như mụn trứng cá, sắc tố da, da bị dầu hoặc khô đều được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên các nghiên cứu về những công dụng này vẫn còn thiếu và cần nghiên cứu sâu hơn.

     


     

    Nguyên liệu Chiết xuất rau mùi - Coriandrum sativum extract

    • Mô tả: Dạng bột mịn màu nâu sáng
    • Bộ phận sử dụng: Hạt
    • Tỉ lệ chiết: 10:1
    • Quy cách: Thùng 25kg
    • Bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp
    • Hạn dùng: 2 năm

    Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN

    Hotline CSKH: 0947 805 345 | Email: info@thiennguyen.net.vn

    Thiên Nguyên – Đồng hành cùng Doanh nghiệp

     

    Nguồn: https://www.healthline.com/nutrition/coriander-benefits

    Tài liệu tham khảo:

    1. Coriandrum sativum — mechanism of hypoglycemic action https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0308814699001132
    2. Hypoglycemic and hypolipidemic effects of Coriandrum sativum L. in Meriones shawi rats https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21718774/
    3. Effect of coriander seed (Coriandrum sativum L.) ethanol extract on insulin release from pancreatic beta cells in streptozotocin-induced diabetic rats https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19003941/
    4. Antioxidant Activity of Spices and Their Impact on Human Health: A Review https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5618098/
    5. Geraniol Pharmacokinetics, Bioavailability and Its Multiple Effects on the Liver Antioxidant and Xenobiotic-Metabolizing Enzymes https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5788896/
    6. Tocopherols in cancer: an update https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4899293/
    7. Quercetin, Inflammation and Immunity https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4808895/
    8. Evaluation of coriander spice as a functional food by using in vitro bioassays https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25148954/
    9. Coriander fruit exhibits gut modulatory, blood pressure lowering and diuretic activities https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19146935/
    10. Indian Spices for Healthy Heart - An Overview https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3083808/
    11. The cholesterol lowering property of coriander seeds (Coriandrum sativum): mechanism of action https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18831331/
    12. Spices and Atherosclerosis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6266658/
    13. Preventive effect of Coriandrum sativum on neuronal damages in pentylentetrazole-induced seizure in rats https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5355817/
    14. Reversal of memory deficits by Coriandrum sativum leaves in mice https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20848667/
    15. Anti-anxiety activity of Coriandrum sativum assessed using different experimental anxiety models https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3195130/
    16. The efficacy of an herbal medicine, Carmint, on the relief of abdominal pain and bloating in patients with irritable bowel syndrome: a pilot study https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16868824/
    17. The effect of hydroalcoholic extract of Coriandrum sativum on rat appetite https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4075695/
      DMCA.com Protection Status