callpc

Những lợi ích cho sức khỏe của Vine tea extract (Chiết xuất chè dây)

Chiết xuất chè dây (Vine tea extract) và những lợi ích cho sức khỏe

    Vine tea extract là gì?

    Vine tea extract hay chiết xuất chè dây, là chiết xuất từ phần lá của cây Ampelopsis grossedentata - một loài thực vật hai lá mầm trong họ Nho (Vitaceae) được (Hand.-Mazz.) W.T.Wang miêu tả khoa học đầu tiên năm 1979.

    Vine tea extract là gì?

    Vine tea còn có một số tên gọi khác như Teng Cha, Tocha, Rattan tea, Mao Yan Mei hay Moyeam. Đây là một loại trà thảo mộc rất tốt cho sức khỏe, giàu chất chống oxy hóa tự nhiên dihydromyricetin (DHM) và ampelopsin.

    Dihydromyricetin chiết xuất từ cây chè dây Vine tea đã được chứng minh có tác dụng chống viêm và được khuyến cáo sử dụng như một chất tiềm năng để điều trị các bệnh liên quan đến viêm cũng như chống vi khuẩn, bảo vệ thần kinh, bảo vệ gan....

    Chiết xuất chè dây Vine tea extract có dạng bột mịn màu trắng, hàm lượng Dihydromyricetin đạt 98%, ứng dụng trong sản xuất dược và thực phẩm chức năng.

     

    Thành phần có trong Vine tea extract

    Trong Chiết xuất chè dây (Vine tea extract) có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe như các polyphenol, các flavonoid, dihydromyricetin, các acid béo và nhiều chất khác. Trong đó Dihydromyricetin là thành phần hoạt tính sinh học chính đem lại các tác dụng trong y học cho Vine tea extract.

    Thành phần có trong Vine tea extract

     

    Chiết xuất chè dây Vine tea extract có tác dụng gì?

    Trước đây, Vine tea extract chỉ được sử dụng phổ biến ở các nước phương Đông. Tuy nhiên ngày nay nó đang ngày càng được giới y khoa thế giới quan tâm với hơn 279 nghiên cứu được công bố trên các trang cơ sở dữ liệu y học uy tín như PubMed hay Google Scholar cùng nhiều nghiên cứu khác đang được triển khai.

    Một số tác dụng của Vine tea extract đã được nghiên cứu chứng minh và ứng dụng phổ biến như giải rượu, giải độc, bảo vệ gan…

    Vine tea extract có tác dụng gì

     

    >> Vine tea extract giúp phòng ngừa ngộ độc rượu

    Năm 2012, một nghiên cứu đã được thực hiện trên chuột 1. Những con chuột được tiêm một lượng tương đương việc sử dụng 15-20 cốc bia trong vòng 2 giờ ở người trưởng thành. Người ta đo mức độ say của chuột thông qua việc mất phản xạ nghiêng (LORR - loss of righting reflex) - phương pháp đo khả năng thăng bằng của chuột, đặt chúng nằm ngửa để chúng tự lật người lại thẳng đứng. Kết quả, các con chuột tham gia thử nghiệm được tiêm 1mg DHM trên mỗi kg trọng lượng đã khôi phục sự tỉnh táo chỉ trong vòng 5 phút. Trong khi đó thông thường con người mất khoảng 70-90 phút để có thể khôi phục được sự tỉnh táo. Từ đó cho thấy, Vine tea extract có tác dụng làm giảm tác động say rượu ở chuột.

    >> Vine tea extract làm giảm các triệu chứng của hội chứng cai rượu

    Khi uống nhiều rượu trong một thời gian dài, nếu ngừng đột ngột hoặc cắt giảm một cách nghiêm trọng lượng rượu đang uống, bạn có thể sẽ gặp phải một số vấn đề về cả thể chất và tinh thần. Tình trạng này được gọi là "hội chứng cai rượu" - Alcohol Withdrawal. Các triệu chứng điển hình bao gồm lo lắng, đổ mồ hôi, nôn và buồn nôn, nhịp tim tăng nhanh, sốt nhẹ...

    Chiết xuất Vine tea extract giúp tăng cường giải phóng rượu và các enzyme chuyển hóa rượu. Ngoài ra nó còn tương tác trực tiếp với các thụ thể GABA-A có tác dụng ức chế thần kinh, chống say rượu.

    Nghiên cứu cho thấy, Vine tea extract còn giúp làm giảm nhạy cảm, giảm lo lắng và co giật 1; bình thường hóa lượng đường trong máu, giảm tổn thương gan và hạn chế sự phát triển của các khối u 2.

    >> Vine tea extract giúp bảo vệ gan

    Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1977 của Hase và cộng sự để đánh giá sự ảnh hưởng của rượu, tác giả đã gây tổn thương gan trên chuột tương đương mức độ độc tính của rượu, đồng thời đo nồng độ aspartate aminotransferase (AST) và alanin aminotransferase (ALT) trong huyết thanh gan 2. AST và ALT là hai chất chuyển hóa có thể dùng như một phép đo để đánh giá mức độ tổn thương gan. Khi sử dụng một lượng lớn rượu, nồng độ AST và ALT trong huyết thanh gan tăng lên. Các tác giả nghiên cứu nhận thấy, những con chuột thí nghiệm khi tiếp xúc với các hóa chất gây tổn thương gan, nồng độ ALT và AST của chúng cũng tăng lên. Tuy nhiên khi được cho sử dụng cùng chiết xuất Vine tea extract, mức ALT và AST đã giảm đáng kể so với những con chuột không được sử dụng Vine tea extract. Từ đó nhóm tác giả đã đưa ra kết luận về tác dụng bảo vệ gan khỏi bị tổn thương của Vine tea extract.

    >> Một số tác dụng khác của Vine tea extract

    Ngoài các tác dụng kể trên, Vine tea extract còn có khả năng chống oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do. Một nghiên cứu gần đây đã đưa ra kết luận về khả năng cải thiện trí nhớ do thiếu ngủ, đặc biệt liên quan đến việc sử dụng rượu 3.

     

    Tính an toàn của Vine tea extract

    Vine tea extract được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, đã được sử dụng tại nhiều quốc gia châu Á từ hàng ngàn năm nay. Nó được cho là an toàn cho con người ngay cả khi dùng với liều lượng lớn. Các tác dụng phụ không mong muốn của chiết xuất Vine tea extract gần như không tồn tại.

    Các thử nghiệm độc tính cấp tính cho thấy một liều duy nhất của chiết xuất Vine tea extract lên đến 22 g/kg không gây tử vong hoặc tác dụng phụ độc hại nào ở chuột trong suốt 14 ngày quan sát 4.

    Cộng đồng khoa học đã có một sự đồng thuận chung về tính an toàn của chiết xuất Vine tea extract cho con người. Nhà nghiên cứu của UCLA đưa ra kết luận rằng Vine tea extract không mang lại bất kỳ tác dụng phụ nào 5. Trong khi đó, David Nutt, cực trưởng ban tư vấn về thuốc của chính phủ Vương quốc Anh, tự tin rằng các nghiên cứu được thực hiện trên chuột liên quan đến ứng dụng của Vine tea extract có cùng kết quả trên người 1.

     

    Tài liệu tham khảo

    1. Coghlan, A. Chinese tree extract stops rats getting drunk. New Scientist. Published online, 9 January 2012. https://www.newscientist.com/article/dn21337-chinese-tree-extract-stops-rats-getting-drunk
    2. Hase, K. et al. Hepatoprotective effect of Hovenia dulcis THUNB. on experimental liver injuries induced by carbon tetrachloride or D-galactosamine/lipopolysaccharide. Biol. Pharm. Bull. 20, 381–5 (1997). https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9145214
    3. Li et al. Dihydromyricetin ameliorates memory impairment induced by acute sleep deprivation. European Journal of Pharmacology (2019). https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/30876981A
    4. Du et al. 2010 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20673184
    5. Liang, J. et al. Dihydromyricetin prevents fetal alcohol exposure-induced behavioral and physiological deficits: The roles of GABAA receptors in adolescence. Neurochem. Res. 39, 1147–1161 (2014). https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24676702
     
    Contact Me on Zalo