callpc

Hướng đi hiệu quả từ mô hình nuôi chim cút đẻ trứng (P2)

Hướng đi hiệu quả từ mô hình nuôi chim cút đẻ trứng (P2)

    < tiếp phần trước >

    III. Làm thế nào để xây dựng mô hình nuôi chim cút đẻ trứng hiệu quả?

    3. Máng ăn máng uống

    • Gồm các loại: máng tôn, nhựa, máng tự động, máng P50. Máng ăn treo phía trước lồng, ở lối đi, đặt phía trên khay hứng phân.
    • Máng uống có thể dùng loại gallon, máng uống tự động hoặc núm uống. Treo máng uống ở một góc, thẳng với máng ăn.
    • Máng ăn và máng uống phải được sát trùng với dung dịch formol 1% từ 10 – 15’ rồi rửa lại bằng nước sạch, phơi khô, đảm bảo an toàn trước khi treo vào lồng.

    Cách bố trí máng ăn trong lồng nuôi chim cút

    Cách bố trí máng ăn trong lồng nuôi chim cút

     

    4. Thiết bị sưởi

    • Trong lồng úm phải có đèn sưởi bằng bóng điện hoặc đèn hồng ngoại. Ví dụ dùng đèn hồng ngoại 50W treo ở độ cao 45 - 60cm, có thể nuôi được 300 - 500 chim cút non.

     

    5. Hệ thống rèm che

    • Với kiểu chuồng chỉ dùng lưới thép bao xung quanh cần chuẩn bị rèm che chắn bên ngoài đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, tránh mưa hắt. Có thể che bằng bạt, bao tải, cót ép…

     

    6. Chọn chim cút giống

    Yêu cầu chung

    • Đời bố mẹ khỏe mạnh, đề kháng tốt, sinh sản cao, chất lượng và năng suất đồng đều. Không chọn chim nguồn gốc không rõ ràng, đồng huyết, cận huyết.

    Chọn chim trống

    • Chỉ tiêu: khỏe mạnh, linh hoạt, lông bóng mượt, mình gọn, đầu nhỏ, cổ ngắn, ngực nở, phần lông ngực có màu vàng. Cút trống trên 6 tuần tuổi có túi tinh ở sau đuôi và bắt đầu biết gáy. Từ 8 - 10 tuần tuổi mỏ dưới có màu đen.

    Chọn chim mái

    • Chỉ tiêu: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bóng mượt, đầu thanh, cửa nhỏ, xương chậu rộng, phần lông ngực màu trắng đen, hậu môn nở, da hồng, mềm mại, có khối lượng cơ thể lớn hơn chim cút giống cùng lứa. Cút cái từ 8 - 10 tuần tuổi phần mỏ dưới có màu vàng nhạt hoặc vàng đục.

     

    7. Kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

    Thức ăn cho chim cút

    • Thức ăn tinh: ngô, cám gạo, đậu xanh…
    • Thức ăn giàu protein: dầu mỡ, đậu tương (cung cấp từ 30 - 38% protein thô cho chim), các loại khô dầu thực vật, bột cá, bột thịt xương, bột máu.
    • Thức ăn bổ sung: vitamin, probiotic, premix…
    • Tận dụng phế phẩm của ngành chế biến thực phẩm để tiết kiệm chi phí. Cần tiến hành bảo quản, tránh ẩm mốc, mối mọt.

    Công thức phối trộn thức ăn cho chim cút đẻ trứng

    Nguyên liệu (%)

    Công thức 1

    Công thức 2

    Công thức 3

    Ngô

    28

    38

    25

    Cám gạo

    7

    8

    10

    Tấm

     

     

    10

    Khô dầu lạc

    25

    10

    13

    Đậu tương rang

    8

    26

    15

    Đậu xanh

    2

    5

    10

    Bột cá nhạt

    17,5

    5

    12

    Bột xương

    1,5

    2

    1

    Bột xò

    7

    5

    3

    Premix khoáng, vitamin

    1

    1

    1

    ADE gói 10gr

     

     

    4 gói

     

    • Bảo quản thức ăn ở 15 – 20 oC, độ ẩm 50 - 60%, để cách nền 50cm, cách tường 20cm tránh ẩm mốc, mối mọt.

    Nước uống

    • Sử dụng nước giếng khoan, nước giếng đào, nước máy, nước mưa, nước sông đã được lọc, khử clo… đảm bảo độ trong suốt, không có lẫn hợp chất vô cơ, hữu cơ. Nước uống không quá nóng hoặc quá lạnh. Cung cấp trung bình từ 50 - 100ml nước sạch/con/ ngày đối với cút đẻ trứng. Để chim uống nước tự do.

     

    8. Cách chăm sóc chim cút đẻ trứng cho hiệu quả cao

    Mật độ nuôi

     

    Cút hậu bị

    Cút sinh sản

    Nuôi trên nền ( con/ m2)

    20-30

    15-20

    Nuôi trên lồng (con/m2)

    20

    18-20

     

    Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp giai đoạn đẻ trứng

    • Nhiệt độ thích hợp cho chim mái đẻ trứng duy trì 20o Nếu nhiệt độ quá cao hoặc thấp sẽ gây nguy hiểm.
    • Trong giai đoạn đẻ độ ẩm thích hợp là 65 - 70%, không nên để vượt quá 80% vào mùa đông.
    • Thời gian chiếu sáng trung bình cho cút mái đẻ trứng từ 14 – 16h/ngày, buổi tối từ 18 – 22h. Cường độ chiếu sáng ở chuồng kín khoảng 1 - 1,5W/m2 và 2 - 4W/m2 ở chuồng hở.

    Nhu cầu dinh dưỡng

    • Để đạt được năng suất trứng cao nhất, cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho chim cút mái:
    • Kcal: 2800 - 2900 Kcal/kg TĂ
    • Protein thô: 20%
    • Canxi: 2,5 - 4,5%
    • Photpho: 0,4%
    • Cần cung cấp 20 - 25gr thức ăn/con/ngày đối với chim cút đẻ trứng, chia làm 2 lần ăn/ ngày.

    Kỹ thuật cho chim cút đẻ ăn

    Lượng thức ăn cung cấp cho chim cút mái sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ hàng ngày.

    • Nếu tỷ lệ đẻ tăng 3% thì cung cấp lượng thức ăn cao nhất vào thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 35%.
    • Nếu tỷ lệ đẻ tăng 2 - 3% mỗi ngày thì lượng thức ăn cao nhất vào lúc tỷ lệ đẻ đạt 45%.
    • Nếu tỷ lệ đẻ tăng 1 - 2% thì lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 55%.
    • Nếu tỷ lệ đẻ tăng dưới 1% thì lượng thức ăn cao nhất vào thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 65 - 75%.
    • Khi tỷ lệ đẻ trứng bắt đầu giảm, cần giảm đồng thời lượng thức ăn xuống khoảng 10%, nếu không con mái sẽ bị thừa năng lượng, tích mỡ khiến cho tỷ lệ đẻ giảm rất nhanh, lượng trứng thu được bé.
    • Cần bổ sung thêm sỏi đường kính từ 1 - 2mm cho chim cút mái ăn tự do.

     

    9. Chăm sóc định kỳ

    • Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn. Tách nuôi riêng những cút mái quá béo hoặc quá gầy để có chế độ ăn uống hợp lý.
    • Theo dõi tình trạng sức khỏe toàn đàn. Loại thải chim mái lông xơ xác, buồn bã, có dị tật, đẻ kém hoặc không đẻ… để tránh làm ảnh hưởng đến năng suất.
    • Cân khoảng 10% tổng số đàn hàng tuần để điều chỉnh khẩu phần ăn và phương pháp chăm sóc.
    • Thu trứng 2 lần/ngày, thu ngay sau khi đẻ. Chọn lọc và loại thải trứng cút không đạt tiêu chuẩn ngay trong quá trình thu.

    Chim cút cho sản lượng trứng rất cao

    Chim cút cho sản lượng trứng rất cao

     

    10. Vệ sinh chuồng nuôi

    • Phun thuốc sát trùng định kì 1 lần/tuần cho toàn bộ chuồng nuôi. Khu vực xung quanh phun trùng 3 ngày/lần.
    • Lau chùi ổ đẻ, chuồng nuôi hàng ngày. Sau mỗi ngày phải loại bỏ thức ăn và nước uống dư thừa.
    • Thay vỉ hứng phân hàng ngày.

     

    Mô hình nuôi chim cút đẻ trứng không quá phức tạp mà mang lại lợi nhuận rất cao. Để xây dựng được mô hình nuôi chim cút đẻ trứng hiệu quả, bà con nên áp dụng đúng các phương pháp đã nêu ở trên để giảm thiểu rủi ro và đạt năng suất cao nhất trong chăn nuôi. Chúc bà con thành công với mô hình chăn nuôi này!

    >> Xem thêm: Nuôi chim cút – Làm chơi ăn thật kiếm 20 triệu đồng mỗi tháng

    Thiên Nguyên

     

    Bài viết liên quan:

     


    Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào được chuyển giao từ Mỹ.

    Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.

    Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây.

    Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:

    CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN

    Hotline CSKH: 094 780 5345 ! Email: info@thiennguyen.net.vn

    Immunevets® - Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi

      DMCA.com Protection Status