Gà bị bệnh và những điều cần biết
Gà (kê) là một loài chim đã được thuần hóa cách đây hàng nghìn năm bởi con người. Chăn nuôi gà vừa cung cấp thực phẩm cho con người, vừa cung cấp một phần phụ phẩm cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên gà cũng là loài vật dễ mắc các loại bệnh. Gà bị bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ bị chết và gây ra tổn thất cho người chăn nuôi. Do đó người chăn nuôi cần nắm vững được những điểm đặc trưng của gà bị bệnh để có biện pháp xử lý thích hợp giảm thiểu được tối đa rủi ro trong chăn nuôi.
Gà bị bệnh gây giảm năng suất và ảnh hưởng kinh tế
Gà bị bệnh khi nào?
Gà bị bệnh khi trong cơ thể gà xảy ra sự rối loạn chức năng sinh lý do tác động của các yếu tố gây bệnh, từ đó khả năng thích nghi của cơ thể vật nuôi với ngoại cảnh bị giảm sút. Gà bị bệnh thường bị suy giảm khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của bản thân con vật.
Các nguyên nhân gây bệnh trên gà
- Do bản thân cơ thể có khuyết tật như rối loạn sinh lý hoặc di truyền bẩm sinh.
- Do sự khắc nghiệt của điều kiện ngoại cảnh, điều kiện sống như: quá nóng, quá lạnh, không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.
- Do các vi sinh vật khác.
Triệu chứng, điều kiện phát sinh, phát triển của gà bị bệnh là khác nhau khi mắc các bệnh khác nhau.
Dấu hiệu và cách nhận biết gà bị bệnh
Để sớm phát hiện gà bị bệnh, người chăn nuôi cần phải quan sát, kiểm tra đàn gà thường xuyên để nhận ra những bất thường trong đàn gà. Cần quan sát một số yếu tố sau:
- Hoạt động của gà: thay vì hoạt động vui chơi, kiếm ăn,... một cách tích cực như gà khỏe mạnh, gà bị bệnh thường bỏ ăn, ăn ít, ủ rũ, cổ rụt lại, đuôi cụp xuống, đi lại chậm chạm, gà bệnh thường đứng tập trung thành các đám.
- Lông gà: gà bị bệnh thường bị xù lông, lông dựng lên không được bóng mượt như gà khỏe.
- Tình trạng mắt, mỏ, chân: quan sát thấy gà bị bệnh thường nhắm chặt mắt; chảy nước mắt, nước mũi; một số trường hợp bị khô chân; mặt bị sưng, mào có hiện tượng bầm tím, nhợt nhạt.
- Phân gà bệnh thường ở dạng lỏng, màu trắng hoặc xanh; ở một số bệnh trong phân gà có lẫn tia máu; phân có mùi hôi.
Các triệu chứng thường gặp ở gà bị bệnh
Bệnh trên gà thường được chia làm bốn nhóm. Gà bị bệnh sẽ biểu hiện các triệu chứng khác nhau tùy theo từng nhóm bệnh.
- Bệnh hành vi: gà bị bệnh thường biểu hiện hung dữ, có hành vi mổ gà khác hoặc tự nhổ lông của mình một cách quá mức. Khi gà trong trạng thái căng thẳng quá độ sẽ ăn trứng hoặc thậm chí ăn thịt đồng loại. Để không mắc phải bệnh này, người chăn nuôi cần cho gà ăn đủ dinh dưỡng, tạo điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp như không quá lạnh, không quá nóng.
Gà bị nhổ lông
- Bệnh chuyển hóa dinh dưỡng: bệnh xảy ra khi gà sống trong môi trường không lành mạnh. Gà bị bệnh có triệu chứng đi khập khiễng; mỏ và xương mềm; gà đẻ bị bệnh này gây giảm sản lượng trứng do cung cấp dinh dưỡng không đầy đủ và không được tập luyện thích hợp.
- Bệnh truyền nhiễm: do virus, vi khun, nấm gây ra và có xu hướng lây từ gà bị bệnh sang gà khỏe mạnh khác. Hệ thống đường ruột, thần kinh, hô hấp, sinh sản, miễn dịch, da lông của gà bị bệnh đều có những ảnh hưởng. Khi phát hiện gà có dấu hiệu bất thường phải cách ly ngay để tránh lây cho các con khác trong đàn kết hợp với điều trị tích cực để bảo vệ đàn gà. Gumboro, Newcastle,... là một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trên gà.
- Bệnh kí sinh trùng: một số loại kí sinh trùng phổ biến như ve, ghẻ, bọ chết, giun đũa,.. có thể sống trên cơ thể gà. Phát hiện gà bị bệnh thông qua những thương tổn ở lông, da hoặc trong phân. Để hạn chế mắc bệnh kí sinh trùng, người chăn nuôi cần kiểm tra đàn và vệ sinh chuồng trại thường xuyên.
Bệnh tích trên gà
Gà bị bệnh khác nhau sẽ có các bệnh tích không giống nhau. Khi mổ khám gà sẽ quan sát thấy thấy hiện tượng xuất hiện, tụ huyết, viêm loét, hoại tử, hoại thư,... trên các cơ quan nội tạng như tim, gan, phổi, đường tiêu hóa, đường hô hấp. Một số bệnh có bệnh tích đặc trưng ở túi Fabricius.
Một số bệnh tích trên gà bị bệnh
Biện pháp chung phòng và điều trị bệnh cho gà.
- Cách ly gà bị bệnh kịp thời.
- Tích cực điều trị bằng kháng sinh và trợ sức trợ lực cho gà bệnh.
- Khi phát hiện gà bị bệnh cần phải báo ngay cho cán bộ thú y tại địa phương.
- Cho gà ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kì phun thuốc sát trùng.
- Tiêm phòng vacxin về các bệnh cho đàn gà theo lịch.
>> Xem thêm: Kỹ thuật chăn nuôi gà hiệu quả
Để đảm bảo đàn gà của mình luôn khỏe mạnh, người chăn nuôi cần nắm bắt được những kiến thức cần thiết trong kỹ thuật nuôi và đặc biệt là nhận biết được các đặc trưng của gà bị bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây ra những tổn thất không đáng có.
Thiên Nguyên
Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên trong ngành chăn nuôi được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào từ lợi khuẩn được chuyển giao từ Mỹ.
Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.
Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây.
Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN
Hotline CSKH: 094 780 5345 ! Email: info@thiennguyen.net.vn
Immunevets® - Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi
|