Chăn nuôi gà tuy không quá phức tạp, nhưng người chăn nuôi cần nắm rõ những kỹ thuật chăn nuôi cơ bản để đàn gà luôn được khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật, nâng cao năng suất đẻ cũng như chất lượng thịt.
Ở nước ta, chăn nuôi gà đang là một ngành được phát triển phổ biến, cho hiệu quả kinh tế cao, giúp cuộc sống của hàng ngàn người nông dân trở nên khấm khá hơn.
Việc chăn nuôi gà không quá phức tạp, tuy nhiên cần am hiểu những kỹ thuật để nuôi gà khỏe mạnh, không bị dịch bệnh, từ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
Kỹ thuật chăn nuôi gà hiệu quả
1. Các yêu cầu về chuồng trại khi chăn nuôi gà
Trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà, chuồng trại nên thông thoáng tự nhiên, xây theo hướng Đông Nam hoặc Nam, mát về mùa hè, tránh rét mùa đông. Chuồng có thể kín hoặc hở tùy theo hướng chăn nuôi gà.
Diện tích chuồng tùy quy mô đàn gà mà quyết định về mật độ. Một số thông số cần lưu ý về mật độ chăn nuôi gà:
- Gà hậu bị: 8 – 10 con/
- Gà mái đẻ: 4 – 5 con/
- Gà thịt: 10 – 12 con/
2. Thiết bị dụng cụ chăn nuôi gà
- Máng ăn: dùng máng tròn bằng nhựa, tôn hoặc nhôm, mỗi máng dùng cho 15 – 20 con.
- Máng uống: máng bằng nhựa hoặc tôn, dung tích 4 – 5 lít cho 80 – 100 con gà.
- Cầu gà đậu: được làm bằng gỗ trơn, thanh tre vót nhẵn, kê cao cách nền 40cm.
- Ổ đẻ trứng: được đóng bằng gỗ hoặc tôn, có thể làm 2 tầng, 1 tầng chứa 3 – 4 ngăn.
Chuồng phải bố trí đủ máng ăn, uống và ổ đẻ để gà không tranh nhau. Ngoài ra cần chuẩn bị thêm các dụng cụ sau khi chăn nuôi gà: dụng cụ làm vệ sinh hàng ngày, các loại cân, dụng cụ thú y…
Cũng cần lưu ý tới một số công trình khác quan trọng như: kho thức ăn, kho trứng, hố hủy xác gà, hệ thống điện nước…
Cần bố trí đầy đủ máng ăn, máng uống và ổ đẻ
3. Thức ăn cho gà
Trong kỹ thuật chăn nuôi gà, thức ăn là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất quyết định đến thành công của người chăn nuôi.
Thức ăn rất quan trọng, chiếm 70% giá thành sản xuất. Yêu cầu thức ăn khi chăn nuôi gà phải sạch, không chứa độc tố, và được để nơi khô ráo , tránh nẩm mốc.
4. Kỹ thuật chăm sóc gà
Với mỗi giai đoạn trong quá trình sinh trưởng phát triển cũng như quá trình chăn nuôi gà, người chăn nuôi cần có những chế độ chăm sóc riêng theo từng giai đoạn, cụ thể:
4.1 Kỹ thuật chăn nuôi gà con
Với gà con, cần có tấm quây để úm gà, đủ máng ăn, máng uống và đèn sưởi. Nhiệt độ sưởi tùy theo từng mùa và tình hình của đàn gà.
Cũng cần lưu ý thêm về không khí, độ ẩm, ánh sáng trong giai đoạn này.
>> Xem thêm: Kỹ thuật chăn nuôi gà con
4.2 Kỹ thuật chăn nuôi gà dò
Sau khi úm 1 tháng, có thể phân biệt được trống mái, cần chọn lọc những cá thể tốt để xây dựng đàn gà hậu bị.
Giai đoạn này cần cho gà ăn cám giai đoạn 2, cho ăn thêm rau xanh. Mỗi tuần nên cân kiểm tra khối lượng cơ thể để điều chỉnh lượng thức ăn, tránh gây lãng phí.
4.3 Kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ
Sau giai đoạn nuôi hậu bị, gà mái bắt đầu đẻ từ 4 tháng tuổi. Chọn lọc những con mái khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Ở giai đoạn đẻ, hạn chế cho gà ăn thức ăn giàu năng lượng như cám gạo, thóc…
>> Xem thêm: Kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ hiệu quả nhất
4.4 Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt
Đối với gà nuôi hướng thịt, sau giai đoạn úm, gà trống được nuôi đến 4 tháng tuổi. Khối lượng khi xuất chuồng trung bình đạt 2,6 – 2,8 kg/con. Giai đoạn này dùng cám giai đoạn 3, giàu năng lượng và Protein. Đặc biệt, 1 tháng trước khi xuất chuồng, phải cho ăn vỗ béo, nghĩa là ăn tự do.
Thường xuyên quan sát những con gà bị bệnh để cách ly ngay tránh lây lan.
5. Quản lý dịch và vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi gà
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi gà
Nhập gà giống ở các cơ sở uy tín, đảm bảo gà giống khỏe mạnh. Trong thời gian úm, đối với gà thịt, phải làm Vaxcin các chủng: Marek, Đậu, New, Cúm, Gum. Đối với gà đẻ thì tiêm phòng nhiều hơn đến hết giai đoạn hậu bị, đặc biệt là tiêm phòng chứng khó đẻ.
Sau mỗi lứa nuôi phải để trống chuồng 1 thời gian ít nhất 10 ngày. Lúc này có thể vệ sinh chuồng bằng vôi bột hoặc các thuốc sát trùng như Cloramin, Lodin…
Định kỳ quét dọn và thay mới chất độn chuống, phun thuốc trị muỗi, mò…
Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ: máng ăn, uống, cầu gà, ổ đẻ
6. Một số bệnh thường gặp trong quá trình chăn nuôi gà
6.1. Bệnh Newcastle ở gà
Là một bệnh truyền nhiễm do virus Paramyxo gây nên. Các triệu chứng như: khó thở, mào tím tái, chảy nhiều dịch mũi. Bệnh nặng gà sẽ chết do suy hô hấp sau 5 – 8 ngày.
Hiện chưa có kháng sinh điều trị, do vậy khi bị bệnh phải tiêu hủy. Phòng bệnh bằng tiêm phòng Vaxcin New.
6.2. Bệnh cúm gà
Là bệnh truyền nhiễm do các chủng virus cúm H5N1 chung của các loại gia cầm. Bệnh có thể lây sang người và tử vong.
6.3. Các bệnh truyền nhiễm cấp tính khác
- Bệnh Marek
- Bệnh Gumboro
- Bệnh đậu
- Bệnh tụ huyết trùng
Phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm phòng đầy đủ, sử dụng thức ăn sạch, nước uống đảm bảo.
>> Xem thêm: Tổng hợp một số bệnh thường gặp ở gà
Thiên Nguyên
Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên trong ngành chăn nuôi được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào từ lợi khuẩn được chuyển giao từ Mỹ.
Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.
Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây.
Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN
Hotline CSKH: 094 780 5345 ! Email: info@thiennguyen.net.vn
Immunevets® - Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi
|