callpc

Ăn bánh Trung thu thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

Ăn bánh Trung thu thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

    Thưởng thức bánh Trung thu là thú vui tao nhã của bất cứ ai vào dịp Rằm tháng 8. Hương vị của bánh nương - bánh dẻo rất thơm ngon, lại mang văn hóa truyền thống nên nhiều người cũng đã tìm mua loại bánh này để thưởng thức sớm. Tuy nhiên, bánh Trung thu truyền thống được xem là món ăn rất giàu năng lượng, nếu ăn quá nhiều sẽ gây tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể. Để vừa ăn bánh Trung thu vừa tốt cho sức khỏe thì mọi người có thể làm theo những chỉ dẫn dưới đây.

     


    Bánh trung thu - món ăn truyền thống mỗi dịp lễ hội trăng rằm

     

    Theo chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Hằng, bánh Trung thu truyền thống là loại thực phẩm rất giàu năng lượng. Bình quân, cứ 100g bánh thì cung cấp 400 carlo cho cơ thể. Mỗi chiếc bánh Trung thu được bán trên thị trường thường có cân nặng từ 150g - 300g, tương đương với 600 - 1200 carlo trong 1 chiếc bánh. Chuyên gia cho biết: "Để tránh việc ăn nhiều bánh sẽ gây nên tình trạng thừa năng nặng, béo phì cho cơ thể, người ăn chỉ nên ăn khoảng một nửa hoặc 1/4 bánh Trung thu mỗi ngày để đảm bảo cân bằng. Những ai muốn ăn nhiều bánh Trung thu hơn thì có thể giảm bớt lượng cơm ăn vào mỗi ngày, ví dụ như ăn thêm 1/4 chiếc bánh thì giảm đi 1 lưng bát cơm vì năng lượng của chúng tương đương nhau".

     

    Chuyên gia dinh dưỡng cũng cho hay, nếu người ăn bánh lựa chọn cách giảm lượng cơm mỗi ngày để ăn thêm bánh Trung thu thì cũng cần chú ý nhiều hơn đến việc bổ sung các loại vitamin. "Ăn bánh Trung thu sẽ chỉ bổ sung phần lớn năng lượng cho cơ thể, sẽ rất ít vitamin, khoáng chất thiết yếu được đưa vào. Vậy nên, khi chọn cách giảm cơm và thức ăn để ăn thêm bánh Trung thu thì người ăn nên có chế độ ăn thêm hoa quả và rau xanh để cân bằng dinh dưỡng tốt hơn".

     

    Chuyên gia này cũng cho biết, trẻ em cũng có thể ăn bánh Trung thu nhưng không nên ăn nhiều như người lớn. Cụ thể, lứa tuổi trẻ nhỏ đang ăn dặm thì không nên ăn bánh Trung thu, đối với trẻ hơn 2 tuổi thì có thể ăn bánh nhưng chỉ được ăn rất ít, không được ăn thay cơm, chỉ ăn vào bữa phụ và bổ sung thêm các loại quả chín, sữa chua dễ tiêu hóa.

     

    Nói về việc sử dụng bánh Trung thu thế nào đối với những người mang trong mình bệnh lý tim mạch hay tiểu đường, bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Ngọc Dung cho biết: "Tùy vào bệnh lý của các bệnh nhân mà có thể tìm kiếm loại bánh phù hợp. Những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, bệnh thận thì tránh ăn bánh Trung thập cẩm vì chứa nhiều muối, nên chọn bánh có ít muối. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì không ăn bánh quá ngọt và nhiều mỡ, bệnh nhân mắc bệnh gout thì không ăn bánh có nhiều đạm như thập cẩm, đỗ xanh...".

     

    Bác sĩ cũng cho hay, những người mắc các bệnh tiểu đường thì nên tránh ăn bánh dẻo vì hàm lượng đường trong bánh dẻo thường rất cao, ngọt từ vỏ đến nhân. Ngay cả những người thường xuyên bị đầy bụng cũng nên hạn chế ăn bánh dẻo hoặc bánh nhân quá ngọt.

     

    Theo VTV.vn

     
    Contact Me on Zalo