Tìm hiểu chung về bệnh hen gà
Thời tiết nắng nóng kèm theo mưa ẩm là điều kiện thuận lợi để nhiều loại vi khuẩn, virus phát triển gây bệnh cho đàn gà, đặc biệt là bệnh hen gà. Bệnh lây lan mạnh và gây thiệt hại lớn cho nhà chăn nuôi.
1. Bệnh hen gà là gì?
Bệnh hen gà còn gọi là bệnh viêm đường hô hấp mạn tính (Mycoplasmosis,
Chronnic Respiratory Disease – CRD). Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra. Khi vi khuẩn xâm nhiễm vào cơ thể sẽ gây khó thở, thở khò khè, khẹc, vẩy mỏ, viêm mũi, khí quản, phế quản, phổi và các túi khí (giống như người bị hen nên thường gọi là bệnh hen gà). Bệnh hen gà làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cơ hội tấn công gây bệnh kế phát.
Hình ảnh vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây bệnh hen gà
2. Nguyên nhân gây bệnh hen gà
- Nguyên phát là do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum. Ngoài ra, synoviae, đặc biệt E.coli ,P . multocida, H . paragallinarum và virus IB, Newcastle và một số vi khuẩn thường trú trong đường hô hấp làm cho bệnh hen gà phát triển nặng hơn.
- Loài vật mẫn cảm nhất là gà và gà tây ở mọi lứa tuổi
Độ tuổi mắc |
Tỷ lệ nhiễm bệnh hen gà |
Tỷ lệ chết |
Tỷ lệ giảm tăng trọng |
Tỷ lệ giảm đẻ |
|
4-8 tuần |
Gà thịt |
Gà giống |
5-10% |
10-20% |
10-20% |
51,6% |
10% |
- Những trường hợp phản ứng với một số vaccine sống, strees lạnh, hàm lượng aminiac (NH3) trong chuồng nuôi cao, ẩm ướt, mật độ nuôi chật, gió lùa, không thông thoáng, thời tiết thay đổi, chuyển mùa, chế độ dinh dưỡng, sức đề kháng kém,.. đều là những yếu tố gây nên bệnh hen gà.
3. Con đường truyền lây của bệnh hen gà
M. gallisepticum có thể truyền dọc qua trứng từ gà mẹ bị bệnh và đây là phương thức truyền lây chính đối với bệnh hen gà.
Truyền ngang đóng vai trò quan trọng qua tiếp xúc trực tiếp từ gà bệnh và gà khỏe, hoặc gián tiếp qua bụi, hơi nước li ti trong không khí, qua dụng cụ, thức ăn, nước uống hay các loại động vật trung gian như chim, chuột,….
4. Bệnh hen gà có triệu chứng đặc trưng như thế nào?
Gà khi mắc hen có thời gian ủ bệnh từ 4 ngày đến 3 tuần.
- Đặc trưng của bệnh hen gà là có các triệu chứng rối loạn hô hấp như: chảy nước mũi, nước mắt, khó thở, khò khè. Gà kém ăn, giảm lớn, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) cao >2. Gà mắc bệnh hen mẫn cảm với các bệnh khác, đặc biệt với các bệnh đường hô hấp.
- Các con gà lớn hơn khi mắc bệnh hen gà có triệu chứng chung là khẹc, vẩy mỏ, khó thở.
Những con gà mái mắc bệnh hen có nguy cơ chết và giảm tỷ lệ trứng cao đến 20-30%. Bệnh không gây chết ồ ạt như các bệnh khác, bệnh hen gà mang tính mạn tính điển hình và gà bị bệnh chậm lớn do chán ăn, khó tiêu.
Bệnh thường bội nhiễm hay kế phát E.coli, IB, ILT, Coryza hay cầu trùng làm bệnh trầm trọng và chết khá nhiều.
Bệnh hen gà gây thiệt hại kinh tế lớn ở đàn gà thịt.
5. Bệnh tích bệnh hen gà
Bệnh hen gà có các bệnh tích hầu hết tập trung ở đường hô hấp.
- Đường hô hấp, xoang mũi có hiện tượng viêm tích dịch nhầy và đặc.
- Bệnh hen gà còn có bệnh tích: thanh quản xuất huyết, khí quản, phế quản xuất huyết có bọt khí; trường hợp bệnh nặng sẽ thấy các cục casein màu vàng nhạt trong lòng ống khí quản, phế quản. Phổi có hiện tượng viêm, khi cắt ngang phổi sẽ thấy trong phế nang có chứa dịch, túi khí mờ đục, có bọt khí.
Bệnh tích viêm túi khí
6. Phòng bệnh và điều trị
- Phòng bệnh
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, an toàn sinh học chặt chẽ trong trang trại chăn nuôi: rắc vôi bột vệ sinh chuồng, phun thuốc sát trùng là điều quan trọng hàng đầu để phòng bệnh hen gà tốt.
Phun sát trùng định kì ở khu vực chăn nuôi
- Mua gà con giống từ những đàn bố mẹ khỏe mạnh, cơ sở giống có uy tín và đảm bảo chất lượng để tránh gà con mắc bệnh từ truyền dọc và gây bệnh cho những con gà khác trong đàn và trong trại chăn nuôi.
- Thực hiệc cách ly gà ốm và gà khỏe
- Định kỳ tẩy uế, dọn dẹp chuồng trại và môi trường xung quanh trại
- Phòng bệnh bằng Vaccin bệnh hen gà
- Lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, nước uống cho đàn gà
- Bổ sung thêm các chế phẩm sinh học có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng để phòng bệnh hen cho gà
- Điều trị bệnh hen gà
- Dùng một trong các loại thuốc kháng sinh Macrolid, Tiamulin, tetracyclin hay Fluoroquinolone
- Có thể tiêm 1-2 mũi đầu với liều tấn công, sau đó pha nước uống hay trộn thức ăn và dùng ít nhất 5-7 ngày liên tục.
Dưới đây là bảng hướng dẫn pha một số loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh hen gà
Tên thuốc |
Cách pha |
Tylosin 98% |
1g/2 lít nước hay trộn 1-1,5kg thức ăn |
Tylosin-50 |
0,3-0,4ml/kg thức ăn |
Tiamulin 10% |
1-2g/ lít nước hay 1-1,5kg thức ăn |
Sunovil-10 |
1ml/2-3kg thức ăn hoặc 10ml nước |
- Chữa hen, khó thở: 1g Han-broxin pha 1 lít nước uống hay trộn 0,7kg thức ăn.
Chú ý: trường hợp bệnh hen gà ghép với Gumboro, Newcastle cần điều trị bệnh Gumboro, Newcastle trước khi điều trị bệnh CRD.
Là bệnh truyền nhiễm mạn tính, bệnh hen gà xảy ra nhanh, tốc độ lây lan cao trên diện rộng, hơn vậy bệnh còn gây thiệt hại đáng kể đến kinh tế. Vì thế người chăn nuôi nên chủ động tìm hiểu về bệnh cũng như có các biện pháp phòng, điều trị bệnh kịp thời để cho vi khuẩn không xâm nhập vào đàn vật nuôi gây ảnh hưởng đến hiệu suất chăn nuôi và hiệu quả kinh tế.
Thiên Nguyên
Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên trong ngành chăn nuôi được ứng dụng công nghệ tách vách tế bào từ lợi khuẩn được chuyển giao từ Mỹ.
Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.
Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây.
Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN
Hotline CSKH: 094 780 5345 ! Email: info@thiennguyen.net.vn
Immunevets® - Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi
|