callpc

Hội Thảo: Tự Chủ Vượt Qua Thử Thách Đón Đầu Xu Thế Dịch Chuyển Kinh Doanh

Hội Thảo: Tự Chủ Vượt Qua Thử Thách Đón Đầu Xu Thế Dịch Chuyển Kinh Doanh

    Ngày 19 tháng 6 vừa qua tại khách sạn Sheraton Hà Nội, Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Nguyên có cơ hội được tham gia chương trình hội thảo với chủ đề: “KINH TẾ 2016-2017: TỰ CHỦ VƯỢT QUA THỬ THÁCH và ĐÓN ĐẦU XU THẾ DỊCH CHUYỂN KINH DOANH” với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành như:

    • - TS. Nguyễn Tất Thịnh- Chuyên gia tư vấn về chiến lược và tái cấu trúc doanh nghiệp.
    • - Chuyên gia Trương Đình Tuyển - Nguyên bộ trưởng bộ thương mại Việt Nam.
    • - TS. Nguyễn Sỹ Dũng- Nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội.
    • - PGS.TS Trần Đình Thiên- Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam.
    • - Chuyên gia Soren Kirchner – Giám đốc điều hành Hiệp hội Quản trị Kinh doanh toàn cầu AGMA.
    • - Ông Nguyễn Hoàng Phương – Chuyên gia Marketing thương hiệu.
    • Và hơn 500 đại diện đến từ các doanh nghiệp trong cả nước.
     
     

    Sau khai mạc hội thảo, các chuyên gia cùng với các doanh nghiệp đi vào thảo luận 3 chuyên đề:

     

    Chuyên đề 1: Kinh tế Việt Nam 2016 tầm nhìn 2020 với sự tham gia của TS. Nguyễn Tất Thịnh và Chuyên gia Trương Đình Tuyển đã giúp cho các doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan hơn về bối cảnh nền Kinh tế Việt Nam 2016 và tầm nhìn 2020. Trong đó có 1 số điều cô đọng lại như sau:

    • - Năm 2016 là 1 năm cực kỳ khó khăn đối với nền kinh tế thế giới và Việt Nam không phải là 1 ngoại lệ, tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với 2015. Nền kinh tế bất định này theo dự đoán của 2 chuyên gia nó sẽ kéo dài đến hết 2018.
    • - Sự phát triển rất nhanh của khoa học công nghệ sẽ làm cho 2 yếu tố quan trọng bậc nhất trong kinh doanh bị mất cân đối. “Tốc độ” sẽ trở nên quan trọng hơn “Quy mô” và trở thành yếu tố quan trọng bậc nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cũng đòi hỏi tư duy phải mạnh hơn kinh nghiệm.
    • - Tính bất định và rủi ro tăng lên đòi hỏi các doanh nghiệp phải phản ứng chính sách linh hoạt và quản trị rủi ro trở thành yêu cầu quan trọng với các nhà quản lý và đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có 1 năng lực dự báo tốt.
    • - Quá trình quốc tế hóa sản xuất sẽ tạo ra sự dịch chuyển tự do hơn trên phạm vi toàn cầu và tạo ra sự phân công lao động sâu sắc. Việt Nam cần tham gia có hiệu quả vào sự phân công lao động quốc tế và chiếm giữ các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.
    • - Khai thác và tạo lập lợi thế so sánh, lợi thế so sánh tuyệt đối và chuyển thành lợi thế cạnh tranh là điều cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
    • - Các hiệp định FTA như: TPP, AEC, Việt Nam- Liên minh Á Âu… là cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt nhưng cũng là những thách thức vô cùng lớn, việc cạnh tranh sẽ diễn ra ở cả 3 cấp độ (sản phẩm, chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh). Các rào cản phi thuế quan đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Nếu năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được sẽ tự loại mình ra khỏi cuộc chơi.
    • - Việc cải thiện môi trường kinh doanh là vô cùng quan trọng và cấp thiết.

    Như vậy: Trong năm 2016 vừa có lực đẩy, vừa có lực cản sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Từ 2017 lực đẩy sẽ mạnh hơn, lực cản sẽ phụ thuộc vào nỗ lực và năng lực giải quyết những vấn đề nội tại của nền Kinh tế cũng như của các doanh nghiệp, nhất là công cuộc tái cơ cấu chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

     

    Chuyên đề 2: Dự báo về các lực chuyển – doanh nghiệp Việt  Nam hành động với sự tham gia của TS. Nguyễn Sỹ Dũng và PGS.TS Trần Đình Thiên. Các chuyên gia cũng đưa ra 1 số dự báo như sau:

    • - Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm: đây là mối nguy hại cực kỳ lớn đối với đất nước ta vì tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc quá lớn. Bên cạnh đó nền kinh tế khổng lồ này đang thừa công xuất, xu thế hàng hóa sẽ dịch chuyển sang các nước lân cận đặc biệt là các ngành xây dựng cơ bản.
    • - Xu hướng chuyển từ đối đầu sang hợp tác và ưu tiên phát triển kinh tế, lấy doanh nghiệp làm trọng tâm.
    • - Xu hướng đầu tư vào nông nghiệp và từ đó các vướng mắc về đất đai sẽ từng bước được tháo gỡ.
    • - Công nghệ thông tin phát triển tạo ra xu thế mua sắm online ngày càng nhiều.
    • - Công nghệ in 3D sẽ làm thay đổi hoàn toàn môi trường kinhd doanh trong thời gian tới.
    • - Ngành kinh doanh dữ liệu sẽ phát triển: ví dụ như Uber kinh doanh taxi vận tại nhưng không có 1 chiếc xe nào…

    Như vậy: Các doanh nghiệp Việt Nam là lực lượng chủ đạo và tiên phong để biến những điều “bất định” trở thành “động lực” để phát triển kinh tế nước nhà. Vậy các Doanh nghiệp nên:

    • - Dựa vào lợi thế của đất nước chọn hướng ưu tiên: Du lịch đẳng cấp cao, nông nghiệp công nghệ cao, sạch, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao (công nghệ thông tin….)
    • - Từ bỏ thành tích sản lượng, tập chung tinh về chất lượng.
    • - Nâng cao năng lực để sẵn sàng hội nhập: cơ hội không tự nó biến thành lợi ích, không tự nó biến thành sức mạnh cạnh tranh mà phải thông qua chủ thế. Chủ thể ở đây chính là các doanh nghiệp.
    •  

     

     

    Chuyên đề 3: Việt Nam hội nhập với Thế giới với sự tham gia của Chuyên gia Soren Kirchner và chuyên gia Nguyễn Hoàng Phương với 4 lời khuyên cho Doanh nghiệp Việt Nam:

    • - Phải có khả năng tư duy và làm việc bằng tiếng Anh.
    • - Phải có khả năng làm việc vào ban đêm.
    • - Cần có giấy phép đầu tư nước ngoài do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp
    • - Phải có sản phẩm chất lượng cao, có tính cạnh tranh.
    • Các chuyên gia nhấn mạnh: đừng đổ lỗi cho người lao động, hoặc đổ lỗi cho nền văn hóa, hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh. người lao động họ sẽ làm theo những gì chúng ta tạo ra và bảo họ làm. Vì thế hãy tạo nên một hệ thống tốt, tường bước thay đổi văn hóa của chính mình thì hoàn cảnh sẽ tự thay đổi.

    Buổi hội thảo đã cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin vô cùng bổ ích. Thiên Nguyên cũng sẽ cùng với các doanh nghiệp vận dụng những thông tin trên để đưa doanh nghiệp mình hội nhập toàn cầu và phát triển bền vững.

      DMCA.com Protection Status